Về kinh nghiệm của cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.PDF (Trang 72)

Tương tự yếu tố kinh nghiệm của người vay được trình bày ở phần trên, cán bộ tín dụng càng có nhiều kinh nghiệm thì kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thẩm định cao hơn cũng như khả năng nhận dạng và xử lý rủi ro tốt hơn.

Trường hợp cán bộ tín dụng có ít kinh nghiệm thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng cao hơn. Muốn hạn chế rủi ro tín dụng trong trường hợp này thì khi thẩm định cho vay, cán bộ tín dụng cần phối hợp với cấp cao hơn để công tác thẩm định được chuẩn xác. Đội ngũ cán bộ tín dụng cần được đào tạo và tái đào tạo định kỳ hàng năm, ngoài ra khi có những vấn đề phát sinh mới, sản phẩm mới thì cần tổ chức huấn luyện để việc triển khai thực hiện có hiệu quả hơn.

Liên quan đến yếu tố cán bộ tín dụng, ACB cũng cần nâng cao trách nhiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng. Bộ phận nhân sự, Trưởng đơn vị cần có sự trao đổi và quán triệt về vấn đề đạo đức nghề nghiệp đối với tất cả các nhân viên trong những ngày đầu tiếp cận công việc và được nhắc lại liên tục trong quá trình công tác tại đơn vị. Đưa ra cơ chế xử phạt và nghiêm túc thực hiện khi có trường hợp vi phạm xảy ra. Thực hiện luân chuyển việc quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực

có thể xảy ra đồng thời đây cũng là cơ hội để các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ giúp cho cán bộ có nhiều kỹ năng trong việc xử lý công việc. Thực hiện cơ chế trả lương cán bộ tín dụng dựa trên kết quả công việc, trong đó bao gồm cả chất lượng tín dụng. Trách nhiệm của cán bộ tín dụng gắn liền với chất lượng khoản vay, điều này nhằm nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm của nhân viên trong công việc.

Với những cán bộ tín dụng có tỷ lệ nợ quá hạn cao trên 5% thì hạn chế hạn chế quyền thẩm định tín dụng và tăng cường thu nợ, ban kiểm soát nội bộ nên tiến hành rà soát các hồ sơ xảy ra rủi ro tín dụng của nhân viên này để tìm hiểu nguyên nhân, yếu tố gây rủi ro tín dụng. Tùy thuộc vào kết quả rà soát, nếu cần thiết có thể tiến hành ra soát tất cả các hồ sơ tín dụng do cán bộ tín dụng này quản lý để kịp thời phát hiện rủi ro tín dụng nếu có.

Đối với những đơn vị có tỷ lệ rủi ro tín dụng cao hơn 3% thì giảm hạn mức duyệt tín dụng của đơn vị, phòng Quản lý rủi ro cũng như ban kiểm toán nội bộ đặc biệt chú ý đến các hồ sơ tín dụng, rà soát những hồ sơ có dư nợ tín dụng lớn, chiếm tỷ trọng dư nợ cao và có hiện tượng chậm thanh toán để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa rủi ro tín dụng tăng.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU.PDF (Trang 72)