3.5.4.1. Các chỉ tiêu sinh trỉỉng, phát triỉn cỉa nỉỉng chè
Chiều cao cây (cm)
Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây đại diện cho ô theo phương pháp chéo 5 điểm. Thời gian đo: Theo dõi 2 lần/năm sau khi đốn (tháng 2) và khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12).
Phương pháp đo: Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây. Chiều cao cây là trung bình của các lần đo.
Chiều rộng tán (cm)
Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây đểđo đếm theo phương pháp chéo 5 điểm. Thời gian đo: Theo dõi 2 lần/năm sau khi đốn (tháng 2) và khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12).
Phương pháp đo: Đo điểm rộng nhất và hẹp nhất của tán chè sau đó lấy giá trị trung bình. Chiều rộng tán là trung bình của các lần đo.
Động thái sinh trưởng búp
Thời điểm theo dõi: Vào các đợt búp, từ khi cây bắt đầu bật mầm đến khi hái, định kỳ 5 ngày theo dõi một lần.
Cách theo dõi: Cốđịnh búp theo dõi, đo từ gốc búp tới đỉnh sinh trưởng của búp.
Chiều dài búp 1 tôm 2 lá(cm): Chiều dài búp là chiều dài từ điểm giữa lá 2 và lá 3 đến gốc tôm.
Mỗi công thức thí nghiệm lấy 150 g mẫu. Đo chiều dài 15 búp được lấy ngẫu nhiên, thực hiện 03 lần nhắc. Chiều dài búp là bình quân chiều dài một búp của 03 lần nhắc lại.
41
3.5.4.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu cấu thành năng suất
Mật độ búp (búp/m2): Dùng khung vuông kích thước 25 x 25 cm
đếm số búp đủ tiêu chuẩn hái (tại 5 điểm theo đƣờng chéo góc của ô thí nghiệm).
Khối lượng búp một tôm hai lá (g)
- Khối lượng búp 1 tôm 2 lá (gam/búp): Trên ô thí nghiệm lấy ra 100 g búp, đếm số búp trong 100 g đó. Từ đó, quy ra khối lượng 1 búp theo công thức:
Khối lượng 1 búp(g) = 100 (g) Số búp
- Tỷ lệ búp có tôm, số búp mù xòe (%): Trên mỗi ô thí nghiệm cân 100g mẫu rồi đếm tất cả số búp có tôm búp mù xòe rồi tính ra đơn vị %.
Tỷ lệ búp có tôm ( %) = Số búp có tôm
x 100% Tổng số búp
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Năng suất của mỗi ô thí nghiệm (có nhắc lại) qua các lứa hái, rồi quy ra tạ chè tươi/ha theo công thức sau:
Năng suất = tạ chè tươi x10.000 (tạ/ha)
30 3.5.4.3. Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu
Xác định tỷ lệ bánh tẻ: Lấy mẫu của lô búp theo phương pháp đường chéo 5 điểm.
Phương pháp xác định: Dùng phương pháp xác định bấm bẻ để xác định độ non già của búp chè. Mỗi lần nhắc cân 50g mẫu thực hiện bấm bẻ số búp của mẫu. Đối với cuống bẻ ngược từ cuống hái đến đỉnh búp, đối với lá bấm bẻ từ cuống lá đến đầu lá, phần bấm bẻ có xơ gỗ là phần bánh tẻ có trong lựợng P1, phần non có trọng lượng P2 (trong đó: P1 +P2=50g).
Tỷ lệ (%) búp bánh tẻ = P1:50x100 Tỷ lệ (%) búp non = P2:50x100
- Căn cứ vào tỷ lệ bánh tẻ đểđánh giá phẩm cấp búp theo từng công thức. Tiêu chuẩn chè đọt tươi được quy định như sau (theo TCVN
42
Loại chè A B C D
Tỷ lệ bánh tẻ (%) 0- 10% 11- 20% 21- 30% >30%
Tỷ lệ các thành phần búp TB là bình quân lần lượt các giá trịở 3 lần nhắc lại
3.5.4.4. Phương pháp điều tra sâu hại chính
Điều tra Rầy xanh
Trên mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm điều tra 5 khay, dùng khay nhôm kích thước 35x25x5cm có tráng dầu hoả, để nghiêng 45o ở dìa tán, đập mạnh 3 đập rồi đếm rầy trong khay và tính trung bình con trên khay theo công thức:
Tổng số rầy xanh điều tra Cách tính: Mật độ rầy xanh (con/khay) =
Tổng số khay điều tra Điều tra Bọ cánh tơ
Trên mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm chọn ngẫu nhiên 25 búp (1 tôm 2-3 lá) cho vào túi ni lông đem về phòng đếm. Mật độ bọ cánh tơ được tính theo công thức:
Tổng số bọ cánh tơđiều tra Cách tính: Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) =
Tổng số búp điều tra (25 búp) Điều tra Nhện đỏ
Mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm hái 25 lá cho vào túi ni lông đem về phòng đếm nhện đỏ dưới kính lúp.
Mật độ nhện đỏđược tính theo công thức:
Tổng số nhện điều tra Cách tính: Mật độ nhện (con/lá) =
Tổng số lá điều tra (25 lá) Điều tra Bọ xít muỗi
Trên mỗi công thức điều tra 5 điểm chéo góc mỗi điểm hái 25 búp mang về phòng nghiên cứu và tính tỷ lệ % búp bị hại theo công thức:
43 Số búp bị hại Cách tính: Tỷ lệ búp bị hại (%) = Tổng số lá điều tra (25 lá) 3.6. Phương pháp sử lý số liệu Các kết quả được tổng hợp, xử lý, vẽ đồ thị, biểu đồ trên phần mềm Excel. Số liệu được sử lý thống kê trên phần mềm IRRISTAT 4.0.
44
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đồng Hỷ – tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là một huyện miền núi của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên 3km về phía bắc, có tọa độ địa lý: 21032’ vĩ độ Bắc, 105046’ – 106004’ độ kinh Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên là 47.037,94 ha, có 3 thị trấn và 17 xã. Địa hình phức tạp, không đồng nhất, có độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là xóm Lung Phương thuộc xã Văn Lăng và xóm Mỏ Ba thuộc xã Tân Long có độ cao trên 600m. Vùng Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cao chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe suối, có độ cao trung bình là 120m.
4.1.2. Đất đai
Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520.59km2. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các công trình công cộng 3,2% và đất cha sử dụng chiếm 25,7%. Núi Chùa Hang- xa còn gọi là núi đá Hoá Trung, núi Long Tuyền, nằm trên đất thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. Chùa Hang là một trong những danh thắng nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.
Đất chủ yếu là đất Feralit với độ cao 20 – 200 m so với mặt nước biển rất thích hợp để trồng và phát triển chè. Trong đó chủ yếu là loại đất đỏ trên đá phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù xa cổ.
4.2. Ảnh hưởng của thời tiết tỉnh Thái Nguyên đến cây chè
Cây chè là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới nên ưa khí hậu nóng ẩm. Cây chè cũng như những cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết, khí hậu. Các yếu tố như: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng đều tác động mạnh đến đời sống cây chè nói chung và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè nói riêng. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành thu thập về diễn biến thời tiết ở tỉnh Thái Nguyên. Số liệu được trình bày ở bảng sau:
45 Bảng 4.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên năm 2013 Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Lượng mưa trung bình (mm) Ẩm độ không khí (%) Số giờ nắng (h) 5 27,9 298,2 81,0 150,0 6 29,0 256,7 81,0 165,0 7 27,9 974,1 86,0 140,0 8 28,3 405,7 85,0 167,0 9 26,4 352,2 85,0 116,0 10 24,6 83,0 78,0 147,0 11 22,2 44,8 76,0 98,0
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thái Nguyên năm 2014)
* Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây chè. Nhiệt độ thích hợp nhất cho chè là từ 220C - 300C. Qua bảng 4.1 cho thấy: Ở Thái Nguyên nhiệt độ trung bình từ tháng 5 đến tháng 11 thay đổi không đều qua các tháng, biến động từ 22,20C - 29,00C, đây là khung nhiệt độ tương đối phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 11 đạt 22,20C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 đạt 29,00C.
* Lượng mưa
Lượng mưa là yếu tố khí hậu quan trọng quyết định đến sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của cây chè. Chè là loại cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn.
Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1.500 - 2000 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân
lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt.
Qua bảng 4.1 ta thấy: Ở Thái Nguyên lượng mưa trung bình thay đổi không đều qua các tháng, biến động từ 44,8 mm – 974,1 mm, khoảng lượng
46
mưa này không được phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Cao nhất là tháng 7 đạt 974,1 mm và thấp nhất là tháng 11 đạt 44,8 mm.
Lượng mưa có quan hệ trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của cây chè, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cao hay thấp. Vì vậy, bên cạnh biện pháp chống xói mòn cho chè vào mùa mưa còn cần chú ý đến việc chống hạn giữ ẩm cho chè vào mùa khô. Thiếu nước, độ ẩm không khí và độ ẩm của đất không đủ thì sức sinh trưởng của cây chè sẽ yếu, làm cho cây chè có thể bị còi cọc thậm chí là chết. Ngược lại, khi cung cấp đủ nước, chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và tỉ lệ sống cao. Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt tổng hợp khác như cày đất, làm đất, xới xáo, làm cỏ, mật độ và phương thức trồng hợp lý, phủ đất, tủ gốc... để giải quyết tốt nhu cầu nước trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chè nhằm giúp cho cây sinh trưởng và phát triển trong điều kiện tốt nhất.
* Ẩm độ
Ẩm độ không khí cần thiết cho cây chè là 70 - 90%, thích hợp nhất là 80 - 85%. Qua bảng 4.1 cho ta thấy ẩm độ trung bình qua các tháng biến động từ 76 - 86 % là thích hợp cho cây chè sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Ẩm độ cao nhất vào tháng 7,8,9 đạt trên 85% và thấp nhất vào tháng 11 đạt 76 %. Ngoài ra, ẩm độ thích hợp cho chè cũng tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại phát triển như: Nhện đỏ, bọ xít muỗi chọc thủng các phần non mềm của lá, búp cây chè để hút nhựa làm ảnh hưởng đến năng suất của cây chè. Do đó, cần có các biện pháp phòng trừ và chú ý phun thuốc diệt sâu bệnh.
* Số giờ nắng
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy cây chè có tính chịu bóng lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Ánh sáng trực xạ trong điều kiện nhiệt độ không khí cao, không có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của cây chè.
Qua bảng 4.1 cho ta thấy số giờ nắng của Thái Nguyên dao động từ 98 giờ đến 167 giờ. Trong đó thấp nhất là tháng 11 đạt 98 giờ, cao nhất vào tháng 8 đạt 167 giờ làm cho lá chè bị khô, giảm độ mượt của lá, cây chè có thể bị chết cháy. Vì vậy, phải đặc biệt chú ý trồng cây bóng mát cho nương chè.
47
4.3. Kết quả nghiên cứu các loại phân hữu cơ sinh học cho chè Bát tiên tại huyện Đồng hỷ - tỉnh Thái Nguyên huyện Đồng hỷ - tỉnh Thái Nguyên
4.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến đến động thái sinh trưởng chiều cao cây và chiều rộng tán chè
Chiều cao cây được quy định bởi bản chất di truyền của giống và chịu tác động của yếu tố kỹ thuật, trong đó yếu tố phân bón đóng vai trò quan trọng. Chiều cao của cây chè sinh trưởng tốt chứng tỏ khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây chè tốt và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Chiều rộng của tán chè là một chỉ tiêu ảnh hưởng đến diện tích của tán chè, qua đó nó phản ánh mức độ rộng hẹp của không gian chứa búp. Việc tăng chiều rộng tán sẽ làm cho diện tích mặt tán tăng, từ đó làm tăng số lượng búp và là cơ sở cho năng suất cao. Mặt khác, tán rộng tạo ra không gian thông thoáng về ánh sáng tạo điều kiện cho búp chè sinh trưởng và phát triển tốt, tăng trọng lượng búp. Kết quả nghiên cứu về động thái sinh trưởng của cây chè được thể hiện trong bảng
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các công thức phân bón HCSH đến chiều cao cây và độ rộng tán chè Công thức Cao cây (cm) Rộng tán Sau đốn Kết thúc TN Tăng Sau đốn Kết thúc TN Tăng CT1: 240N + 130P2O5 + 160K2O (đ/c) 54,8 65,1 10,3 126,3 137,5 11,2 CT2: 1/2 QT + 5 tấn HCSH Humix 53,6 78,6 25,0* 129,5 142,7* 13,2 CT3: 1/2 QT + 5 tấn HCSH Quế Lâm 54,0 77,1 23,1* 128,5 140,5* 12,0 CV% 4,9 6.5 LSD0,05 ProB 2,46 0,02 1,18 0.01
Ghi chú: *: Sai khác so với đối chứng ởđộ tin cậy 95% P: Xác suất giả thiết H0đúng
Chiều cao cây (cm)
Số liệu bảng 4.3. cho thấy: Mặc dù bón giảm 50% lượng phân vô cơ nhưng các công thức bón phân HCSH Humix và Quế Lâm đều cho chiều cao cây cao hơn
48
so với đối chứng. Kết thúc thí nghiệm công thức bón phân HCSH Humix đạt cao nhất với 25cm chiều cao tăng lên so với sau đốn.
Chiều rộng tán (cm)
Số liệu bảng 4.3. cho thấy: Các công thức bón phân khác nhau cho kết quả chiều rộng tán khác nhau. Công thức bón phân HCSH đều cho độ rộng tán cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Công thức bón phân Quế Lâm có độ rộng tán đạt cao nhất với 142,7cm. Như vậy có thể thấy việc giảm1/2 phân khoáng, bón bổ sung phân HCSH, không làm chiều cao cây và độ rộng tán của CT2 và CT3 giảm mà còn cao hơn công thức đối chứng chỉ bón riêng phân khoáng.
4.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học đến một số chỉ
tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè
4.3.2.1 Ảnh hưởng của việc bón phân HCSH đến động thái tăng trưởng chiều dài búp chè
Mật độ búp và khối lượng búp là hai chỉ tiêu quan hệ chặt tới năng suất. Chiều dài búp có quan hệ với khối lượng búp. Trong cùng một giống khi điều kiện canh tác khác nhau sẽ ảnh hưởng tới chiều dài búp,. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành theo dõi động thái tăng trửởng búp chè. Các kết quả được thể hiện trong bảng 4.4 và hình 4.1.
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của việc bón phân HCSH đến động thái tăng trưởng chiều dài búp chè
Đơn vị: (cm) 5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày 30 ngày TB CT1 (Đ/C) 0,85 1,05 2,09 1,26 2,14 2,01 1,83* CT2 0,86 1,34 1,92 1,91 2,10 2,00 1,72ns CT3 0,92 0,93 2,02 1,37 2,01 1,75 1,69ns LSD0.05 0,10 CV 7,4 *: Sai khác so với đối chứng ởđộ tin cậy 95% P: Xác suất giả thiết H0đúng
49 0 0.5 1 1.5 2 2.5
5 ngày 10 ngày 15 ngày 20 ngày 25 ngày 30 ngày
CT1 (Đ/C) CT2 CT3
Hình 4.1: Động thái tăng trưởng chiều dài búp chè
Qua bảng 4.4 và hình 4.1 cho thấy: Công thức 1 bón phân vô cơ 100% theo quy trình có tốc độ tăng trưởng chiều dài trung bình búp chè là 1,83cm. Các công thức sử dụng phân HCSH Humix và Quế lâm có động thái tăng trưởng trung bình búp ngắn hơn CT1(đ/c) từ 0,11cm – 0,14cm ở mức độ tin cậy 95%. Điều này cho thấy hiệu lực của phân bón vô cơ, đặc biệt bón đạm có tác động nhanh hơn đối với phân hữu cơ, thời gian giữa các lứa hái sẽ được rút ngắn hơn so với sử dụng phân HCSH . Đây cũng là một trong