Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N, 1,5% P2O5 và 1,2 - 2,5% K2O vì thế cần bón phân cho chè một cách cân đối và hợp lý.
33
Theo tài liệu của Trung Quốc: Nếu thu hoạch 7,5 tấn búp/ha cần phải cung cấp N = 37,5KG, P2O5 = 75kg, K2O = 112 - 150kg.
Theo các nhà nghiên cứu của Trutuzin (1973) thì NPK phối hợp với Zn, Bo thì phẩm chất chè nguyên liệu tăng lên.
Theo M.L. Bziava (1973) liều lượng đạm tăng thì sản lượng búp sẽ tăng, song để đạt năng suất 10 tấn/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả cao nhất. Ngoài ra cần chú ý rằng hàng năm khối lượng cành đốn cũng xấp xỉ bằng khối lượng búp và lá non đã thu hoạch và theo Daraxeli thì lượng đạm bị rửa trôi thường bằng 1/3 tổng lượng đạm bón vào đất. Giang
Ở Việt Nam vấn đề sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu đang gây ra những tác hại nhất định đến chất lượng nông sản, đến môi trường sinh thái. Đã đến lúc cần thiết phải thay đổi quan điểm về dinh dưỡng cây trồng theo hướng hữu cơ vi sinh để bảo vệ môi trường, môi sinh.
Chiến lược an toàn dinh dưỡng cho cây trồng và đất trồng là sử dụng cân đối phân hóa học và phân bón sinh học cho cây trồng phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện đất đai, khí hậu, trong đó phân hữu cơ sinh học có vai trò vô cùng quan trọng. Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật sống tồn tại trong đất, nước và vùng rễ cây có ý nghĩa quan trọng trong các mối quan hệ giữa cây trồng, đất và phân bón. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật (Mùn hóa, khoáng chất hữu cơ, phân giải , cố định vô cơ…v.v.). Vì vậy từ lâu vi sinh vật đã được coi là một bộ phận của hệ dinh dưỡng cây trồng tổng hợp.
Trong số các phế phẩm phế thải chăn nuôi chỉ có khoảng 50% được sử dụng bằng các biện pháp truyền thống, số còn lại được người dân sử dụng trực tiếp không qua xử lý. Nồng độ khí H2S và NH3 tổng số vi sinh vật, bào tử nấm, vi trùng gây bệnh cho gia súc và con người…. Trong đất, nước, không khí tại các khu vực chăn nuôi và vùng phụ cận đều cao hơn mức cho phép từ vài lần đến hàng chục lần, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự bùng phát của các loại dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong những năm qua và tác động tiêu cực đến ngành chăn nuôi Việt Nam. Các vấn đề về môi trường ở các khu vực chăn nuôi đã và đang xuất hiện với xu hướng ngày càng tăng về quy mô và mức độ nghiêm trọng. Phế thải chăn nuôi, đặc biệt là các vùng chăn nuôi tập trung đã và đang là nguyên
34
nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Sản xuất phân hữu cơ sinh học, mỗi loại sản phẩm được tạo thành thông qua quá trình lên men vi sinh vật các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế thải nông, lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt…), trong các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác động của vi sinh vật hoặc các hoạt chất sinh học của chúng được chuyển hóa thành mùn. Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật.
Phân bón vi sinh vật được sản xuất bằng cách nhân sinh khối vi sinh vật trong môi trường và điều kiện thích hợp để đạt được mật độ nhất định sau đó xử lý bảo quản và đưa và sử dụng.
Từ năm 2003, được sự tài trợ của chính phủ Hà Lan chương trình “Khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” được triển khai 23 tỉnh, mục tiêu chính của chương trình là cải thiện vệ sinh môi trường và năng lượng cho người dân và nông thôn phát triển bền vững. (Phùng Thị Vân và cs, 2004)[9]
Tại Việt Nam, trong khuôn khổ dự án sản xuất thử nghiệm KC 04 – DA11, năm 2005 Bộ môn Vi sinh vật – Viện Thổ nhưỡng nông hóa đã sản xuất thử nghiệm thành công 2500kg chế phẩm Compost Maker phục vụ cho sản xuất hàng nghìn tấn phân hữu cơ sinh học từ nguồn gốc phế thải chăn nuôi. Các nhà khoa học Việt Nam đã thử nghiệm thành công phương pháp nuôi giun bằng rác thải, nhằm giải quyết nạn ô nhiễm môi trường do rác gây ra, đồng thời cung cấp thức ăn cho gia súc. Loại giun này được nhập từ Philippines, có ưu điểm là dễ nuôi, sinh sản nhanh, thích nghi tốt với khí hậu Việt Nam. Theo Huỳnh Thị Kim Hối thuộc viện Sinh Thái và Tài Nguyên sinh vật, đã nghiên cứu kinh nghiệm dân gian, kết hợp với các kiến thức khoa học hiện đại, để ra cho đời một quy trình sản xuất xử lý phế thải nhờ giun đất Philippines. Theo tính toán, để phân hủy một tấn rác hữu cơ trong một năm, người ta cần khoảng 1.000 con giun giống và các thế hệ con cháu của chúng.
Theo Võ Thị Hạnh (2004), nghiên cứu xử lý nguồn phân chuồng, biến phế thải này thành phân hữu cơ vi sinh khi sử dụng Bio-F, chế phẩm chứa các vi sinh vật như xạ khuẩn Stetomyces sp…, nấm mốc Trichoderma sp. Và vi khuẩn Bacillus sp. Những vi sinh vật trên có tác dụng phân hủy nhanh các hợp chất hữu cơ trong phân lợn, gà và bò gây mùi hôi phân lợn, gà sau khi được
35
thải xử lý ẩm độ, sau đó ủ với chế phẩm Bio-F. Sau 3 ngày các vi sinh vật hữu ích phát triển mạnh phân giải và làm mất mùi phân. Nhiệt độ trong khối ủ tăng lên tới 60 – 700C, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun trong phân. Sau 7 – 10 ngày, giai đoạn kết thúc và sản phẩm thu được là phân bón hữu cơ chất lượng cao, có tác dụng phòng chống nấm gây hại cây trồng.
Năm 1998 - 2000 Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội (Phùng Thị Vân và cs, 2004)[9] đã nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu (EM) trong nông nghiệp và vệ sinh môi trường, xác định hỗn hợp các vi sinh vật đặc hiệu có tác dụng tích cực trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí của bãi rác, rác thải sinh hoạt và ô nhiễm nước do các chế phế thải hữu cơ gây nên và xác định các vi sinh vật hữu hiệu có tác dụng ức chế một số vi sinh vật gây bệnh đường ruột ở động vật. Sử dụng EM hoặc sản phẩm thứ cấp từ EM (Bocashi) có thể giảm thiểu mùi hôi của các chuồng trại chăn nuôi.