Vai trò vi sinh vật đất trong hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số tổ hợp phân hữu cơ sinh học tới sinh trưởng, phát triển của giống chè Bát Tiên tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái nguyên. (Trang 33)

Vi sinh vật đất đóng vai trò rất quan trong trong quá trình hình thành đất do các tác dụng:

- Tổng hợp các chất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng và tăng nguồn dinh dưỡng cho đất như tổng hợp các chất đạm hữu cơ từ nitơ của khí quyển nhờ vi khuẩn nốt sần, sống cộng dinh với cây họ đậu góp phần cung cấp chất dinh dưỡng có N hữu cơ cho cây và vi khuẩn cố định đạm azotobacterium giúp tăng hợp chất N hữu cơ, vô cơ trong đất.

- Tăng cường sự phân giải các hợp chất hữu cơ trong đất góp phần hình thành chất mùn trong đất để tăng độ phì trong đất.

- Tăng cường sự chuyển hoá các hợp chất vô cơ trong đất.

Hàng loạt các công trình nghiên cứu đã khẳng định: đất là môi trường thuận lợi nhất cho sinh trưởng và phát triển của các loài vi sinh vật. Trong thành phần sinh vật đất, vi khuẩn chiếm tới 90%, trong thành phần các bon hữu cơ của đất vi sinh vật chiếm khoảng 2%. Số lượng vi sinh vật trong mỗi gam đất có tới hàng triệu, hàng tỷ và thậm chí lên tới vài chục tỷ tế bào. Vi khuẩn là nhóm chiếm số lượng lớn nhất trong đất (106 - 1010 tế bào/g đất) nhưng vì kích thước quá nhỏ (vào khoảng 1µ) nên chúng chỉ chiếm không quá 20% trọng lượng của vi sinh vật trong đất. Sau đó đến xạ khuẩn với số lượng khoảng 107, vi nấm 104 -106 tế bào/g đất và hàng loạt các

27

nhóm khác với số lượng ít hơn (Dilly.O and blume.H.P, 1998) [11] và (Powlson D.S, 1975) [18].

Vi sinh vật đất tham gia trực tiếp vào quá trình phân giải xác động vật... Các nhà nghiên cứu mùn theo quan điểm sinh học đều khẳng định vai trò không thể thiếu được của vi sinh vật trong quá trình tạo thành mùn. Tát cả các phản ứng sinh hoá được thực hiện nhờ các enzim do vi sinh vật sinh ra (Kononova M.M, 1971) [16] và (Kononova M.M, 1984) [17].

Vi khuẩn Rhizobium, Azotobacter... có thể sinh ra chất keo gắn kết lại các hạt đất với nhau (Ahmad N and Jha K.K, 1968) [35]. Các niêm dịch chất nhầy của vi khuẩn Pseudomonas có tác dụng rất lớn trong việc kết gắn tạo ra cấu trúc bền của đất (Katznelson h, 1983; Katoh K and Itoh K, 1983) [14], [15]. Sự kết gắn của các chất nhầy trong vi khuẩn liên quan đến sự có mặt của các chất polisacarit, aminosaccarit.

Khu hệ vi sinh vật trong đất lúa nước, đặc biệt là vi sinh vật vùng rễ lúa có khả năng hoà tan phốt phát vô cơ khó tan để làm giầu lân dễ tiêu cho đất (Gerrtsen F.C, 1948; Guyer G E,1970; Pareek R.P A.C,1973) [12]. Sử dụng Bacilius firmus và Azotobacter nhiễm vào cây lúa sẽ tăng năng suất lúa 10 - 70% (trung bình là 28%) (Murakami, 1990; Pikovskaya, 1948; Vasantharajan V.N, 1996).

* Vi sinh vật cốđịnh đạm

Khí nitơ chiếm khoảng 78,16% thể tích không khí bao quanh chúng ta. Con người, động vật, thực vật đều cần đạm. Song sống giữa bầu không khí mênh mông đạm như vậy tuyệt đại đa số sinh vật đều không sử dụng trực tiếp khí nitơ, chỉ có nhóm vi sinh vật cốđịnh nitơ là có khả năng này.

Hàng năm, nhu cầu về nitơ đối với cây trông trên toàn thế giới là hàng trăm triệu tấn. Tuy nhiên, phân bón hoá học chỉ mới đáp ứng được khoảng 30%, lượng còn lại là do quá trình cốđịnh đạm nitơ phân tử cung cấp.

Khả năng cốđịnh đạm của vi khuẩn cốđịnh đạm hội sinh Azospirillum

được Beijerinck phát hiện từ năm 1922, nhưng vai trò của nó trong hoạt động cố định đạm vùng rễ của cây hoà thảo chỉ được biết đến vào những năm của thập kỷ 70 nhờ việc tìm ra nơi trú ngụ của chúng. Năm 1976 đã phát hiện thấy Azospirillum bên trong bề mặt của mô rễ, tạo ra mối quan hệ hội sinh với cây, chúng có thể tồn tại trong đất vu…ng rễ; trên bề mặt rễ. Đây là

28

loài vi khuẩn có khả năng cố định đạm khá lớn, chúng nhận các chất hữu cơ như Pectin, Axit hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng để phát triển và cố định đạm, đồng thời cung cấp các hợp chất chứa nitơ cho cây chủ. Hiện nay, người ta đã sản xuất ra các phân vi sinh vật cố định đạm cho cây hoà thảo, đặc biệt là cây lúa mang tên là Azogin và đã được triển khai cho các cây trồng khác nhau ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, có thể tăng năng suất cây trồng từ 5 - 15%.

Chế phẩm vi khuẩn nốt sần đã được sản xuất từ rất lâu trên thế giới. năm 1896 ở Đức lần đầu tiên chế ra loại chế phẩm gọi là Nitrazin, ở Mỹ sản xuất chế phầm Nitroculture, ở Anh sản xuất loại phân Nitrobacter. Tới nay hầu hết các nước đều sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần cho cây bộ đậu đặc biệt là cây đậu tương. Tuy nhiên khả năng làm giàu đạm cho đất tuỳ thuộc vào các loại cây trồng.

- Đậu đũa, đậu răng ngựa (Vicia faba) cốđịnh được 45 - 55kgN/ha/năm. - Đậu Hà lan (Pirum rativum) cốđịnh được 52 - 77kgN/ha/năm.

- Đậu xanh (Phaseolas aureus) cốđịnh được 63 - 342kgN/ha/năm. - Đậu tương (Glycine max) cốđịnh được 179kgN/ha/năm.

Vi sinh vật cố định đạm tự do trong không khí đã được biết đến từ lâu. Người ta đã sử dụng chúng để làm phân vi sinh vật Azotobactrin, dùng để xử lý cho hạt giống hoặc chế khô nuôi cấy trong đất hoă„c trộn với than bu…n để bón vào đất. Tuy nhiên hiệu lực của chúng không ổn định, năng suất chỉ tăng từ 5 - 10%.

Ngoài ra, vi khuẩn Lam (Cyanobacteria) cộng sinh với bèo hoa dâu (Azolia) có khả năng cố định được 20 - 30kgN/ha/vụ trên ruộng ngập nước. Có tất cả 1400 loài vi khuẩn Lam, trong đó có rất nhiều loài có khả năng cố định đạm. Ở các nước như: Nhật Bản, Ấn Độ, Senegan, Trung Quốc, Ý, Ai Cập chúng được sử dụng như một nguồn đạm sinh học.

* Vi sinh vật phân giải lân

Vi sinh vật phân giải lân là nhóm các vi sinh vật (vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm sợi), có khả năng phân huỷ các hợp chất Phospho khó tan đã có sẵn trong đất hoă„c bón vào đất thành dạng dễ tan mà cây trồng có thể hấp thụ được. Các loài vi sinh vật phân giải lân có thể kể đến: Preudomonas, Flavo.Bacterinin, Pennicilium...

29

thế giới biết đến từ những năm 50 - 60, với các cây ngũ cốc như kiều mạch, đại mạch và ngô. Vi sinh vật phân giải lân không chỉ làm tăng năng suất mà còn làm tăng hiệu quả của phân lân vô cơ từ 15 - 30%. Tuy nhiên, tuỳ từng loại đất mà phản ứng của cây trồng tăng hơn đối chứng ở vùng đất chua khoảng 9 - 27%. Một số thử nghiệm khi bón quặng phot phat cho thấy sử dụng vi sinh vật phân giải lân có thể tiết kiệm được 50kg P2O5/ha/vụ. Chúng có thể làm tăng năng suất rau quả từ 5 - 30%, ngoài ra còn làm tăng chất lượng nông sản.

Bón phân vi sinh vật phân giải lân nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình phân giải hợp chất phospho khó tiêu thành dễ tiêu đối với cây trồng, qua đó làm giảm các tổn thất to lớn cho quá trình bay hơi rửa trôi gây ra. Nó là một biện pháp cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái và giảm được rất nhiều chi phí so với sử dụng phân hoá học.

* Vi sinh vật phân giải xenlulo

Xenluloza là thành phần chủ yếu của màng tế bào thực vật. Ở cây bông, xenluloza chiếm tới 90%, ở các cây gỗ nói chung xenlulozs chiếm 40 - 50%. Hàng ngày, hàng giờ một lượng lớn xenluloza được tích luỹ trong đất do các sản phẩm tổng hợp của thực vật thải ra, cây cối chết đi, cành lá rụng xuống, rễ cây đã thu hoạch ở trong đất. Số lượng xác thực vật đưa vào đất hàng năm trên mỗi ha đối với rừng là 5 - 9 tấn, đối với cánh đồng nhiệt đới là 10 - 15 tấn, đồng cỏ ổn đới là 6 - 10 tấn, thảo nguyên là 1,5 tấn. Trong tự nhiên có nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân huỷ xenlulo nhờ có hệ enzim xenluloza ngoại bào. Trong đó vi nấm là nhóm có khả năng phân giải mạnh nhất vì nó tiết ra môi trường một lượng lớn enzim đầy đủ các thành phần. Các nấm mốc cũng có hoạt tính phân giải xenluloza đáng chú ý là Tricoderma. Để nâng cao hiệu quả xử lý chất xơ có thể dùng hỗn hợp của các giống nấm hoặc hỗn hợp nấm - vi khuẩn - xạ khuẩn (Nguyễn Thị Minh va… cs, 2006) [2], chế phẩm vi sinh vật xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng với thời gian 21 - 30 ngày. Nhiều loài vi khuẩn cũng có khả năng phân huỷ xenluloza.

- Nhóm vi khuẩn hiếu khí bao gồm: Psendomonas, Xellulomon, Achromobacter.

30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khuẩn, xạ khuẩn và nấm cũng có khả năng phân huỷ xenluloza. Người ta

thường dùng xạ khuẩn Treptamyees trong việc phân huỷ rác thải sinh hoạt,

những xạ khuẩn này thường thuộc nhóm ưa nóng, sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 45 - 500C rất thích hợp với quá trình ủ rác thải.

Trong sản xuất phân bón vi sinh, ngoài các chủng vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân thì việc phối trộn thêm các loại vi sinh vật phân giải xenluloza sẽ làm tăng thêm hiệu quả sử dụng phân phức hợp hữu cơ vi sinh. Sử dụng vi sinh vật phân giải xenluloza sẽ làm tăng khả năng phân giải xenluloza để tạo ra chất mùn, tăng độ phì nhiêu của đất, duy trì sự cân bằng và ổn định trong chu kỳ chuyển hoá cacbon của tự nhiên góp phần cải tạo môi trường sinh thái.

* Vai trò của xạ khuẩn

Xạ khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất và tạo ra độ phì nhiêu của đất, chúng đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau trong việc làm màu mỡ thêm cho đất.

Xạ khuẩn tham gia tích cực vào các quá trình chuyển hóa và phân giải

nhiều hợp chất hữu cơ phức tập và bền vững như xenluloza, chất mùn kitin,

kerati, lignin… Hầu hết xạ khuẩn thuộc giống Actinomyces, có khả năng hình thành chất kháng sinh như streptomixin, oreomỹin, tetraxyclin,

teramyxin… đây là một đặc điểm quan trọng nhất của xạ khuẩn, nên được sử

dụng rộng rãi trong y học, thú y và bảo vệ thực vật.

Trong quá trình trao đổi chất, xạ khuẩn còn có thể sinh ra các chất hữu cơ như các loại vitamin nhóm B (B1, B2, B6, B12) một số axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic và nhiều axit amin như glutamic, metionin, tryptophan, lyzin.

Một số khác còn có khả năng tạo thành chất kích thích sinh trưởng của thực vật.

* Vai trò của nấm

Chúng thường sống hỗ sinh với vi khuẩn phân giải tinh bột và xellulo trong đất, sử dụng sản phẩm của quá trình phân giả xellulo của vi khuẩn, tạo thành các mắt xích phân giải hữu cơ trong đất. Chúng tồn tại trong đất quan hệ với thực vật và sinh vật khác tạo thành hệ sinh thải đất, góp phần quan trọng cho các quá trình chuyển hóa trong đất, tạo nên kết cấu và độ phì nhiêu của đất, nhất là nhiều loài thuộc các chi Trichoderma, Mucor… có

31

tác dụng cải thiện kết cấu đất. Tuy nhiên cũng có một số loại nấm gây bệnh cho cây trồng.

Trong tất cả các hệ sinh thái thì đất đai là cơ chất đặc biệt, nó là cầu nối cho sự tác động tương hỗ qua lại giữa động vật thực vật và vi sinh vật trên trái đất, là kho chứa vô tận nguồn dinh dưỡng cho việc phát triển cây trồng, cho mọi hoạt động sống của vi sinh vật và các quá trình chuyển hóa vật chất, nó đóng góp vào sự hình thành công của nền nông nghiệp bền vững. Chất lượng của đất bao gồm thành phần hóa học, vật lý, sinh học cùng với mối quan hệ của chúng. Trong đó vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong việc tạo mùn, tham gia vào chu trình tuần hòa vật chất tạo nên độ phì của đất. Thực chất là tạo nên dinh dưỡng cho cây trồng.

Trong thiên nhiên, vi sinh vật giữ những mă„t xích trọng yếu trong sự chu chuyển liên tục và bất diệt của vật chất. Nếu không có vi sinh vật hay một lý do nào đó mà hoạt động vi sinh vật trong tự nhiên ngừng lại thì dù chỉ một thời gian ngắn cũng có thể làm ngừng mọi hoạt động sống khác trên trái đất. Thật vậy, người ta đã tính toán nếu không có hoạt động sống của vi sinh vật để cung cấp CO2 cho khí quyển thì lượng CO2 đến một lúc nào đó sẽ cạn hết. Lúc bấy giờ cây xanh không thể quang hợp được, sự sống của các loài sinh vật khác không tiến hàng bình thường được, bề mặt trái đất sẽ biến thành lạnh lẽo.

Đối với sản xuất nông nghiệp, vi sinh vật có vai trò rất lớn. Thực tiễn đồng ruộng, đồi núi, sông ngòi là những hệ sinh thái thường xuyên chịu tác động của con người và vi sinh vật. Vi sinh vật tham gia tích cực vào sự phân giải các hợp chất hữu cơ, chuyển hóa các chất khoáng, cố định nitơ phân tử để làm giàu thêm dự trữ nitơ của đất. Trong hoạt động sống, vi sinh vật còn sinh ra nhiều chất hoạt động sinh học có tác dụng trực tiếp đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Các chất hoạt động sinh học này (axit amin, vitamin, enzym, chất kháng sinh, độc tố…) tích lũy trong vu…ng rễ cây trồng, làm tăng cường sự phát triển của loài cây phù hợp với khu hệ sinh vật này và làm hạn chế sự phát triển của các loài cây khác. Người ta còn nhận thấy nếu không có vi sinh vật giúp cây trồng tiêu thụ các sản phẩm trao đổi chất do cây trồng tiết ra quanh bộ rễ thì một số các sản phẩm này sẽđầu độc trở lại cây trồng.

32

Trong quá trình thực hiện các biện pháp kỹ thuật trồng trọt, ở mỗi khâu vai trò của vi sinh vật đều nổi lên khá rõ rệt. Vì vậy, để có thể đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông lâm nghiệp không thể không chú ý đến hoạt động của vi sinh vật.

Mỗi loại cây trồng đều có liên quan trên nhiều mặt với một tập đoàn các loại vi sinh vật nhất định, bao gồm cả những loại có ích và có hại. Vì vậy ngay từ khi quy hoạch sản xuất nông lâm nghiệp, bố trí cây trồng cần chú ý đến vấn đề này để có thểđạt được hiệu quả kinh tế cao.

Vi sinh vật vùng rễ làm tăng khả năng hút ion khoáng của cây, nhất là sự hút và vận chuyển P trong cây. Vi khuẩn Rhizobium tập trung nhiều ở vùng rễ cây họđậu, vi nấm và xạ khuẩn phát triển mạnh ở vu…ng rễ cây rừng. Vi khuẩn cố định nitơ tự do Azotobacter gặp nhiều ở vùng rễ lúa, bèo hoa dâu. Những vi sinh vật hoại sinh phân bố ít trong vùng rễ nhưng lại tập trung nhiều trong lông hút mô rễ.

Trong đất lúa nước có mặt tất cả các nhóm vi khuẩn cố định nitơ: hiếu khí, kỵ khi không bắt buộc, kỵ khí bắt buộc, vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn sống tự do và cộng sinh. Các nhóm vi khuẩn này làm giàu nitơ sinh học cho đất lúa hàng năm khoảng 15 - 50kgN/ha.

Như vậy vi sinh vật có vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất

nông nghiệp:

Chế phẩm vi sinh vật không gây hại đến sức khỏe của người, vật nuôi và cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

Chế phẩm vi sinh vật có tác dụng cần bằng hệ vi sinh vật trong môi trường sinh thái. Chế phẩm vi sinh vật không làm chai đất, mà làm tăng độ phì nhiêu của đất. Chế phẩm vi sinh vật đồng hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng, tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm.

Chế phẩm vi sinh vật có tác dụng tiêu diệt sâu hại và côn trùng gây hại. Chế phẩm vi sinh vật có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cây trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số tổ hợp phân hữu cơ sinh học tới sinh trưởng, phát triển của giống chè Bát Tiên tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái nguyên. (Trang 33)