Ảnh hưởng của việc bónphân HCSH đến tỷ lệ mù xòe, chất lượng

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số tổ hợp phân hữu cơ sinh học tới sinh trưởng, phát triển của giống chè Bát Tiên tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái nguyên. (Trang 62)

nguyên liu chè

Nghiên cứu phẩm cấp nguyên liệu là nhiệm vụ quan trọng giúp đánh giá nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến. Chất lượng nguyên liệu quyết định trực tiếp đến chất lượng chè thành phẩm và khả năng tiêu thụ của chè thành phẩm. Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng 4.9:

56 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của việc bón phân HCSH đến chất lựợng nguyên liệu chè Công thức Tỷ lệ mù xòe (%) Tỷ lệ bánh tẻ (%) CT1: 240N + 130P2O5 + 160K2O (đ/c) 11,80 11,02 CT2: 1/2 QT + 5T HCSH Humix 8,96* * 7,39** CT3: 1/2 QT + 5T HCSH Quế Lâm 9,42* 8,20** LSD0,05 1,74 0,55 CV % ProB 9,1 <0,05 5,0 <0,05 Ghi chú: *: Giá trị cao hơn và sai khác so với đối chứng ởđộ tin cậy 95% **: Giá trị thấp hơn và sai khác với đối chứng ởđộ tin cậy 99%

Tỷ lệ mù xòe (%)

Nguyên nhân chính của sự hình thành búp mù là do các vị trí trên cành chè có sự phát dục khác nhau, cành phía trên hoặc ngọn cành thường có độ phát dục già. Vì vậy, sau khi các lá thật xuất hiện, búp chè không phát triển tiếp mà ở trạng thái ngừng hoạt động trở thành “búp điếc”, búp mù xoè. Ngoài ra sự hình thành búp mù còn do nhiều nguyên nhân khác: do đặc tính của giống, do điều kiện ngoại cảnh tác động,… Búp mù là nguyên nhân đầu tiên làm giảm năng suất, giảm phẩm cấp nguyên liệu chế biến và chất lượng chè thành phẩm. Tỷ lệ búp mù cao là vấn đề mà ngành chè hiện nay đang cố gắng tìm ra biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý để làm giảm tỷ lệ búp mù, do đó bón phân cân đối sẽ giúp cho khả năng hút dinh dưỡng của cây chè từ đó làm cho sinh trưởng cây chè tốt hơn, đồng đều hơn, tỷ lệ chè có số búp non cao hơn, từ đó phẩm cấp nguyên liệu chè cao và giá thành chè búp tươi cũng cải thiện.

Số liệu cột 2 bảng 4.9 cho thấy: Các công thức bón phân khác nhau cho kết quả tỷ lệ mù xòe khác nhau. Tỷ lệ mù xòe trung bình ở các công thức đều thấp hơn CT1 (Đ/C). CT2 và CT3 có tỷ lệ mù xoè trung bình của các lứa hái thấp hơn và sai khác chắc chắn với CT1(Đ/C) ở độ tin cậy 95%, trong đó CT2 có tỷ lệ mù xòe thấp nhất (8,96%); Như vậy, đối với các công thức bón thay thế dần 50% luợng phân bón theo QT bằng 5 tấn phân HCSH giúp cây chè đựợc bổ xung đầy đủ dinh dưỡng cả đa lượng, vi lượng, cây có khả năng

57

hút dinh dưỡng mạnh hơn do đó búp chè không bị xơ gỗ nhanh, mềm mại, dòn và dễ hái.

Phẩm cấp nguyên liệu (%)

Phẩm cấp nguyên liệu chính là tỷ lệ phần bánh tẻ của búp chè (phần xơ gỗ). Khi tỷ lệ bánh tẻ càng cao thì phẩm cấp nguyên liệu càng thấp, tỷ lệ thu hồi thấp, hàm lượng tanin, chất hoà tan giảm do đó sản phẩm có chất lượng kém.

Số liệu cột 3 bảng 4.9 cho thấy: các công thức bón phân khác nhau cho tỷ lệ bánh tẻ khác nhau. CT2, CT3, có tỷ lệ bánh tẻ thấp hơn và sai khác so với CT1(Đ/C) ở độ tin cậy 99%, trong đó CT2 có tỷ lệ bánh tẻ thấp nhất (7,39%); Như vậy, việc bón bổ xung , thay thế bằng phân HCSH đã góp phần làm hạn chế tỷ lệ bánh tẻ của búp chè, là cơ sởđể tăng chất lựợng sản phẩm chè.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số tổ hợp phân hữu cơ sinh học tới sinh trưởng, phát triển của giống chè Bát Tiên tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái nguyên. (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)