Theo tác giả Eden (1958) khi nghiên cứu về hàm lượng các Nguyên tố trong búp chè cho rằng: trong búp chè non của chè có 4,5% N, 1,5% P2O5 và 1,2% K2O nên có bón phân cho chè.
Theo ML Baziva (1973) khi lượng đạm tăng, sản lượng chè tăng, song đểđạt được năng suất 10 tấn/ha bón 200N hiệu quả nhất.
Kết quả nghiên cứu của Cuxunốp (1954) và T.C Niglollisvili hàm lượng cafein trong búp chè có lợi cho sản phẩm chè.
Theo A.B Makhrabize (1948) nghiên cứu ảnh hưởng của kali đến chất lượng chè cho rằng phẩm chất trong các công thức được xếp theo thứ tự là N:P:K và sau cùng là phân bón.
Theo nghiên cứu của Truturin (1973) thì NPK phối hợp với Zn, Bo thì phẩm chất chè, Nguyên liệu sẽ tăng lên.
Ngoài ra cần chú ý rằng: Hàng năm khối lượng cành đốn cũng xấp xỉ bằng khối lượng búp và lá non đã thu hoạch và theo Daraselia thì lượng đạm bị trôi đi bằng 1/3 tổng lượng đạm bón vào đất.
Trên thế giới việc xử lý phế thải chăn nuôi được quan tâm đáng kể, hiện nay phương pháp khi sinh học sản xuất từ phế thải chăn nuôi được sử dụng tương đối rộng rãi tại các cơ sở chăn nuôi nhỏ ở các nước Trung Quốc, Ấn
36
Độ, Nepan hoặc các trang trại tập trung ởĐức, ưu điểm của phương pháp này là dễ làm, đầu tư ít ở quy mô nhỏ. (Phùng Thị Vân và cs, 2004)[9]
Từ những nhận định trên ta có thể thấy: Việc bón phân cho chè một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định năng suất, chất lượng chè nguyên liệu, và đặc biệt là chất lượng chè thành phẩm. Theo Đỗ Ngọc Quỹ: Khi bón quá đạm cho chè thì làm cho hàm lượng tanin, cyenin giảm và protein tăng. Các tài liệu của Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam đều cho rằng nếu bón N.P.K không cân đối thì cây chè sẽ cho năng suất và phẩm chất thấp. Nhận ra tầm quan trọng của phân bón cho chè từ rất sớm, nên đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về phân bón cho chè. Các nghiên cứu được tiến hành toàn diện, sâu sắc, đề cập đến tất cả các khía cạnh có quan hệ với sự sinh trưởng, phát triển, đến năng suất và chất lượng chè cũng như các biện pháp kĩ thuật có liên quan.
Trong sản xuất nông nghiệp ngày nay dần trở thành tiêu điểm quan tâm không những trên phạm vi quốc gia mà còn trên qui mô toàn cầu. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa chú trọng đúng mức việc bảo vệ môi trường. Sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường. Phân hữu cơ vi sinh đã và đang được nghiên cứu, tuy nhiên các nghiên cứu cụ thể cho chè còn ít xuất phát từ những lý do trên việc nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơđến sinh trưởng, năng suất chè là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của một số tổ hợp phân hữu cơ
sinh học tới sinh trưởng, phát triển của giống chè Bát Tiên tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái nguyên”.
37
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Giống chè
Giống: chè Bát Tiên, đang ở giai đoạn kinh doanh.
- Nguồn gốc: Nhập từ Đài Loan, được hội đồng khoa học Bộ nông nghiệp và PTNT công nhận năm 2003.
- Đặc điểm hình thái: Cây to trung bình, tán đứng, mật độ cành hơi thưa. Lá màu xanh nhạt, dạng lá thuôn, thế lá ngang, răng cưa rõ, chóp lá hơi nhọn, dài lá trung bình 9,1cm; rộng 3,7cm. Búp màu xanh nhạt, non hơi phớt tím, có tuyết. Trọng lượng búp (1 tôm + 2 lá) 0,52- 0,57g.
- Sinh trưởng: Cây sinh trưởng khá, mật độ búp hơi thưa. Khi trồng cây có tỷ lệ sống khá. Cây chè 4- 5 tuổi tán rộng trung bình 132,4 cm; chè 4 tuổi tại Lạng Sơn năng suất đạt 5500 kg/ha. Nhân giống vô tính bằng giâm hom tỷ lệ sống trên 85%. Chè 8 tuổi trồng ở Tuyên Quang 9,17ha, năng suất trung bình đạt 7,5- 8,0 tấn/ha.
- Chất lượng: Chế biến chè đen chất lượng cao, chè xanh có hương thơm mạnh. hàm lượng một số chất: A.amin tổng số 1,72%; Catechin (mg/gck) 145%; Tanin 36,99%; Chất hoà tan 44,9%.Chế biến chè xanh và chè đen chất lượng cao, chè xanh có hương thơm mạnh.
3.1.2. Các loại phân bón
- Phân hữu cơ sinh học Humix Chè do công ty TNHH Hữu cơ sản xuất với thành phần: HC: 23% N-P2O5(hh)-K2O: 5-1-2 CaO: 1 MgO: 0,5 S:0,5; Fe: 200 Cu: 50 ;Zn: 50 Mn: 450 B: 50 (ppm)
- Phân hữu cơ sinh học Quế Lâm do Công ty Cổ phần Quế Lâm sản xuất với thành phần HC: 23 N-P2O5(hh)-K2O: 1-3-1 (%)
38
3.2. Dụng cụ nghiên cứu
Dụng cụđo đếm và bố trí thí nghiệm: Khung gỗ kích thước 25 x 25 cm, thước dây loại 5 m, thước gỗ 1,5 m, túi PE, cân đồng hồ, cuốc, các loại cọc tiêu biểu hiện đánh dấu ô thí nghiệm…
3.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Tại thị trấn Sông Cầu, huyện Đồng hỷ TP Thái Nguyên
- Thời gian: Tiến hành nghiên cứu từ tháng 2/2013 – 10/2013.
3.4. Nội dung nghiên cứu
3.4.1. Điều tra điều kiện tự nhiên huyện Đồng Hỷ
3.4.2 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón hữu cơ sinh học đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng chè Bát Tiên: năng suất và chất lượng chè Bát Tiên:
+ Phân bón ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển.
+ Phân bón ảnh hưởng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. + Phân bón ảnh hưởng đến chất lượng chè nguyên liệu.
3.4.3 Điều tra tình hình sâu hại chính + Điều tra Rầy xanh + Điều tra Bọ cánh tơ + Điều tra Nhện đỏ +Điều tra Bọ xít muỗi 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Thu thập và xử lý số liệu Thu thập số liệu về tình hình sản xuất chè, điều kiện tự nhiên từ các nguồn: Phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
3.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Công thức thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 3 công thức và 3 lần nhắc lại. Ô thí nghiệm có diện tích 30 m² .
39
Sơđồ bó trí thí nghiệm Dải bảo vê
NL1 NL 2 NL3 Dải bảo vệ Dải bảo vệ CT 2 CT 1 CT 3 2 hàng cách ly C T1 CT 3 CT 2 2 hàng cách ly CT 3 CT 2 CT 1 Dải bảo vệ
- Công thức 1: 240N + 130P2O5 + 160K2O (Quy trình theo tiêu chuẩn ngành 10 - TCN - Đối chứng). Ký hiệu là QT (Quy trình)
- Công thức 2: 120N + 65P2O5 + 80K2O + phân bón HCSH Humix CD Chè – 5 tấn/ha. Ký hiệu: 1/2QT + 5 tấn HCSH Humix
- Công thức 3: 120N +65P2O5 + 80K2O + phân bón HCSH Quế Lâm- 5 tấn/ha. Ký hiệu: 1/2QT + 5 tấn HCSH Quế lấm
3.5.3. Phương pháp bón phân
+ Công thức 1:
Phân đa lượng bón như sau:
.Lần 1 bón tháng 3, 30% lượng phân khoáng (tương đương 36kg N + 19kg P205+ 24kg K20),
Lần 2 vào tháng 8, 30% lượng phân khoáng (tương đương 36kg N + 19 kg P205+ 24 kg K20)
Lần 3 vào tháng 10, 40 % lượng phân khoáng (tương đương 48kg N + 26 kg P205+ 32 kg K20)
+ Công thức 2
Phân đa lượng bón như sau:
.Lần 1 bón tháng 3, 30% lượng phân khoáng (tương đương 45kg N + 39 kg P205+ 48 kg K20), .
Lần 2 vào tháng 8, 30% lượng phân khoáng (tương đương 45kg N + 39 kg P205+ 48 kg K20)
Lần 3 vào tháng 10, 40 % lượng phân khoáng (tương đương 60kg N + 52 kg P205+ 64 kg K20)
40
Phân HC humix CD chè được bón lần 1 (tháng 1-2): 1,5 tấn phân HCSH HUMIX CD Chè. Bón lần 2 (tháng 4-5): 1,5 tấn. Bón lần 3 (tháng 8- 9): 2,0 tấn phân còn lại
Cách bón: Bón vào giữa 2 hàng chè, rạch hàng sâu 15 cm cho phân xuống, lấp kín.
+ Công thức 3:
Bón như công thức 2.
3.5.4. Các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng
3.5.4.1. Các chỉ tiêu sinh trỉỉng, phát triỉn cỉa nỉỉng chè
Chiều cao cây (cm)
Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây đại diện cho ô theo phương pháp chéo 5 điểm. Thời gian đo: Theo dõi 2 lần/năm sau khi đốn (tháng 2) và khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12).
Phương pháp đo: Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng cao nhất của cây. Chiều cao cây là trung bình của các lần đo.
Chiều rộng tán (cm)
Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây đểđo đếm theo phương pháp chéo 5 điểm. Thời gian đo: Theo dõi 2 lần/năm sau khi đốn (tháng 2) và khi kết thúc thí nghiệm (tháng 12).
Phương pháp đo: Đo điểm rộng nhất và hẹp nhất của tán chè sau đó lấy giá trị trung bình. Chiều rộng tán là trung bình của các lần đo.
Động thái sinh trưởng búp
Thời điểm theo dõi: Vào các đợt búp, từ khi cây bắt đầu bật mầm đến khi hái, định kỳ 5 ngày theo dõi một lần.
Cách theo dõi: Cốđịnh búp theo dõi, đo từ gốc búp tới đỉnh sinh trưởng của búp.
Chiều dài búp 1 tôm 2 lá(cm): Chiều dài búp là chiều dài từ điểm giữa lá 2 và lá 3 đến gốc tôm.
Mỗi công thức thí nghiệm lấy 150 g mẫu. Đo chiều dài 15 búp được lấy ngẫu nhiên, thực hiện 03 lần nhắc. Chiều dài búp là bình quân chiều dài một búp của 03 lần nhắc lại.
41
3.5.4.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu cấu thành năng suất
Mật độ búp (búp/m2): Dùng khung vuông kích thước 25 x 25 cm
đếm số búp đủ tiêu chuẩn hái (tại 5 điểm theo đƣờng chéo góc của ô thí nghiệm).
Khối lượng búp một tôm hai lá (g)
- Khối lượng búp 1 tôm 2 lá (gam/búp): Trên ô thí nghiệm lấy ra 100 g búp, đếm số búp trong 100 g đó. Từ đó, quy ra khối lượng 1 búp theo công thức:
Khối lượng 1 búp(g) = 100 (g) Số búp
- Tỷ lệ búp có tôm, số búp mù xòe (%): Trên mỗi ô thí nghiệm cân 100g mẫu rồi đếm tất cả số búp có tôm búp mù xòe rồi tính ra đơn vị %.
Tỷ lệ búp có tôm ( %) = Số búp có tôm
x 100% Tổng số búp
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Năng suất của mỗi ô thí nghiệm (có nhắc lại) qua các lứa hái, rồi quy ra tạ chè tươi/ha theo công thức sau:
Năng suất = tạ chè tươi x10.000 (tạ/ha)
30 3.5.4.3. Các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu
Xác định tỷ lệ bánh tẻ: Lấy mẫu của lô búp theo phương pháp đường chéo 5 điểm.
Phương pháp xác định: Dùng phương pháp xác định bấm bẻ để xác định độ non già của búp chè. Mỗi lần nhắc cân 50g mẫu thực hiện bấm bẻ số búp của mẫu. Đối với cuống bẻ ngược từ cuống hái đến đỉnh búp, đối với lá bấm bẻ từ cuống lá đến đầu lá, phần bấm bẻ có xơ gỗ là phần bánh tẻ có trong lựợng P1, phần non có trọng lượng P2 (trong đó: P1 +P2=50g).
Tỷ lệ (%) búp bánh tẻ = P1:50x100 Tỷ lệ (%) búp non = P2:50x100
- Căn cứ vào tỷ lệ bánh tẻ đểđánh giá phẩm cấp búp theo từng công thức. Tiêu chuẩn chè đọt tươi được quy định như sau (theo TCVN
42
Loại chè A B C D
Tỷ lệ bánh tẻ (%) 0- 10% 11- 20% 21- 30% >30%
Tỷ lệ các thành phần búp TB là bình quân lần lượt các giá trịở 3 lần nhắc lại
3.5.4.4. Phương pháp điều tra sâu hại chính
Điều tra Rầy xanh
Trên mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm điều tra 5 khay, dùng khay nhôm kích thước 35x25x5cm có tráng dầu hoả, để nghiêng 45o ở dìa tán, đập mạnh 3 đập rồi đếm rầy trong khay và tính trung bình con trên khay theo công thức:
Tổng số rầy xanh điều tra Cách tính: Mật độ rầy xanh (con/khay) =
Tổng số khay điều tra Điều tra Bọ cánh tơ
Trên mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm chọn ngẫu nhiên 25 búp (1 tôm 2-3 lá) cho vào túi ni lông đem về phòng đếm. Mật độ bọ cánh tơ được tính theo công thức:
Tổng số bọ cánh tơđiều tra Cách tính: Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) =
Tổng số búp điều tra (25 búp) Điều tra Nhện đỏ
Mỗi công thức chọn 5 điểm chéo góc mỗi điểm hái 25 lá cho vào túi ni lông đem về phòng đếm nhện đỏ dưới kính lúp.
Mật độ nhện đỏđược tính theo công thức:
Tổng số nhện điều tra Cách tính: Mật độ nhện (con/lá) =
Tổng số lá điều tra (25 lá) Điều tra Bọ xít muỗi
Trên mỗi công thức điều tra 5 điểm chéo góc mỗi điểm hái 25 búp mang về phòng nghiên cứu và tính tỷ lệ % búp bị hại theo công thức:
43 Số búp bị hại Cách tính: Tỷ lệ búp bị hại (%) = Tổng số lá điều tra (25 lá) 3.6. Phương pháp sử lý số liệu Các kết quả được tổng hợp, xử lý, vẽ đồ thị, biểu đồ trên phần mềm Excel. Số liệu được sử lý thống kê trên phần mềm IRRISTAT 4.0.
44
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đồng Hỷ – tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là một huyện miền núi của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm Thành phố Thái Nguyên 3km về phía bắc, có tọa độ địa lý: 21032’ vĩ độ Bắc, 105046’ – 106004’ độ kinh Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên là 47.037,94 ha, có 3 thị trấn và 17 xã. Địa hình phức tạp, không đồng nhất, có độ cao trung bình khoảng 100m so với mặt nước biển, địa hình thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, cao nhất là xóm Lung Phương thuộc xã Văn Lăng và xóm Mỏ Ba thuộc xã Tân Long có độ cao trên 600m. Vùng Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cao chia cắt phức tạp tạo thành nhiều khe suối, có độ cao trung bình là 120m.
4.1.2. Đất đai
Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520.59km2. Trong đó đất lâm nghiệp chiếm 50,8%, đất nông nghiệp 16,4%, đất thổ cư 3,96%, đất cho các công trình công cộng 3,2% và đất cha sử dụng chiếm 25,7%. Núi Chùa Hang- xa còn gọi là núi đá Hoá Trung, núi Long Tuyền, nằm trên đất thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ ngày nay. Chùa Hang là một trong những danh thắng nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.
Đất chủ yếu là đất Feralit với độ cao 20 – 200 m so với mặt nước biển rất thích hợp để trồng và phát triển chè. Trong đó chủ yếu là loại đất đỏ trên đá phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù xa cổ.
4.2. Ảnh hưởng của thời tiết tỉnh Thái Nguyên đến cây chè
Cây chè là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới nên ưa khí hậu nóng ẩm. Cây chè cũng như những cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng và phát triển chịu sự tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết, khí hậu. Các yếu tố như: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng đều tác động mạnh đến đời sống cây chè nói chung và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè nói riêng. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành thu thập về diễn biến thời tiết ở tỉnh Thái Nguyên. Số liệu được trình bày ở bảng sau:
45 Bảng 4.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên năm 2013 Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Lượng mưa trung bình (mm) Ẩm độ không khí (%) Số giờ nắng (h) 5 27,9 298,2 81,0 150,0