Ảnh hưởng của bónphân HCSH đến sâu hại

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số tổ hợp phân hữu cơ sinh học tới sinh trưởng, phát triển của giống chè Bát Tiên tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái nguyên. (Trang 64)

Kết quả tìm hiểu về sâu bệnh hại cho thấy: Chè bị gây hại chủ yếu là do tác nhân sâu hại. Thành phần sâu hại chính trên chè bao gồm: rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ và bọ xít muỗi. Mỗi loài sâu hại sống và gây hại ở những bộ phận khác nhau chủ yếu là lá và búp non với những mật độ khác nhau. Mật độ sâu hại là chỉ tiêu phản ánh mức độ nhiễm sâu bệnh và gây hại trên cây chè. Kết quả nghiên cứu sâu hại trên chè được thể hiện trong bảng 4.10.

Bảng 4.10 : Ảnh hưởng của bón phân HCSH đến sâu hại chè

Công thức Loài sâu hại Bọ cánh tơ (con/búp) Bọ xít muỗi (%) Nhện đỏ (con/lá) Rầy xanh (con/khay) CT1 (Đ/C) 2,54 2,02 5,11 5,11 CT2 1,57** 1,47** 4,72 4,23** CT3 1,56** 1,53** 4,98 3,88** LSD0,05 0,30 0,21 0,56 0,65 CV % ProB 7,8 <0,05 6,2 <0,05 5,9 >0,05 7,3 <0,05

Ghi chú: *: Giá trị cao hơn và sai khác so với đối chứng ởđộ tin cậy 95% **: Giá trị thấp hơn và sai khác với đối chứng ở độ tin cậy 99%

4.3.4.1. Bọ cánh tơ (Physothrips setivetris Bagn)

Bọ thường bám ở mặt dưới lá non, đặc biệt khi lá chè non còn khép kín để gặm hút chất dinh dưỡng, sau đó lá non xoè ra mặt dưới lá bị hại lộ ra hai đường mầu xám song song với gân chính lá chè. Khi bị hại nhẹ, búp chè có triệu chứng gần giống như bị nhện vàng gây hại. Khi bị hại nặng toàn bộ

58

lá non trở nên sần sùi, cứng giòn hai mép lá, chóp lá cong lên, cọng búp cũng có những vết nứt ngang mầu xám chì thường gọi là chè bị “ghẻ”. Khi bị hại nặng, cây chè rụng hết lá nhất là đối với chè con.

Bọ cánh tơ phát sinh quanh năm, chủ yếu vào tháng 7, 8, 9, còn các tháng khác bị nhẹ hơn. Chè trồng dưới bóng râm thường bị nhẹ hơn chè trồng dãi nắng.

Qua kết quả điều tra ở cột 2 bảng 4.10 cho thấy: các công thức bón phân khác nhau cho mật độ bọ cánh tơ khác nhau. CT2, CT3, có mật độ bọ cánh tơ thấp hơn và sai khác so với CT1(Đ/C) ở độ tin cậy 99%, trong đó CT3 có mật độ bọ cánh tơ thấp nhất (1,56 con/búp);

4.3.4.2. Bọ xít muỗi (Helopeltis thevora W)

Bọ xít muỗi dùng vòi châm hút nhựa búp chè, gây nên những vết châm, lúc đầu có mầu chì, xung quanh có mầu nâu nhạt, các vết châm này dần dần biến thành mầu nâu đậm. Vết châm ở búp non mềm to hơn vết châm ở búp già cứng. Bọ xít muỗi non gây hại nặng hơn so với bọ xít muỗi trưởng thành vì sâu non ít chuyển động chúng gây hại từng bụi chè và từng vùng nhỏ tạo nên hiện tượng bị hại không đồng đều trên nương chè. Búp chè có nhiều vết châm cong queo, không những thui đen không thu hoạch được mà có ảnh hưởng đến lứa sau, chè con chưa đốn bị hại nặng, sinh trưởng kém, mầm ngọn bị thui khô, nương chè bị bọ xít muỗi gây hại nặng lá chè biến thành mầu xanh đen.

Qua số liệu cột 3 bảng 4.10 cho thấy: Các công thức bón phân khác nhau cho tỷ lệ gây hại của bọ xít muỗi khác nhau. CT2 và CT3 có tỷ lệ gây hại thấp hơn và sai khác chắc chắn so với CT1(Đ/C) ở độ tin cậy 99%, trong đó CT2 có tỷ lệ gây hại thấp nhất (1,47%);

4.3.4.3. Nhện đỏ (Metatetrannychus bioculatus woods)

Trên chè có 5 loại nhện gây hại, đáng chú ý nhất là nhện đỏ nâu. Chúng dùng miệng hình kim cắm vào biểu bì của lá chè hút nhựa. Nhện hại chủ yếu ở mặt trên của lá bánh tẻ, lá già, các lá chè bị hại thường có mầu hung đồng, khi bị hại nặng cây chè ngừng phát triển, lá bị rụng, lúc đó nhện di chuyển lên phần ngọn cây chè.

Số liệu cột 4 bảng 4.10 cho thấy: Các công thức bón phân khác nhau cho kết quả điều tra mật độ nhện đỏ không sai khác. Mật độ nhện đỏ tại các

59

công thức bón phân dao động từ 4,72 - 5,41 con/lá.

4.3.4.4. Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabricius)

Rầy xanh là loại sâu hại búp chè quan trọng hiện nay. Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa búp non theo đường gân chính và gân phụ của lá non gây nên những chấm nhỏ như kim châm, làm cho những mầm non, lá non cong queo lại và khô đi, việc vận chuyển nước và dinh dưỡng lên búp bị ngừng trệ, lá vàng , nếu gặp thời tiết khô nóng sẽ bị khô, phần còn lại cằn cỗi, lá bị nhẹ biến thành màu hồng tím.

Số liệu cột 5 bảng 4.10 cho thấy: Các công thức bón phân khác nhau cho kết quả điều tra mật độ rầy xanh khác nhau. CT2, CT3 có mật độ rầy xanh thấp hơn và sai khác chắc chắn so với CT1(Đ/C) ở độ tin cậy 95%, trong đó CT3 có mật độ rầy xanh thấp nhất (3,88%)

60 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận * Điu kin t nhiên huyn Đồng H Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 520.59km2. Đất chủ yếu là đất Feralit với độ cao 20 – 200 m so với mặt nước biển rất thích hợp để trồng và phát triển chè.

Nhiệt độ, lượng mưa năm 2013 tại Thái Nguyên phù hợp cho chè sinh trưởng và phát triển tốt.

* S sinh trưởng và phát trin ca cây chè

Khi bón giảm 50% lượng phân khoáng bón theo quy trình bằng 5 tấn phân HCSH humic chuyên dùng cho chè và phân HCSH Quế Lâm/ha ở công thức 2 và 3 đều cho cây chè sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

* Mt độ búp ca cây chè

Sử dụng 50% phân vô cơ theo quy trình thay thế bằng phân HCSH kết quả cho mật độ búp khác nhau của các công thức ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó dùng phân bón HCSH Humix cho mật độ búp cao nhất đạt 722,14 búp/m2, cao hơn so với đối chứng 152,01 búp/ m2 .

* Khi lượng búp ca cây chè

Ở mức tin cậy 95% các công thức không có sự khác nhau chắc chắn về khối lượng búp chè giữa các công thức. Trọng lượng búp trung bình các công thức của giống Bát Tiên giao động từ 0,53 – 0,56 búp/m2

* Năng sut ca cây chè

Công thức sử dụng phân HCSH Humix năng suất đạt cao nhất với 12,46 tạ/ha, cao hơn đối chứng và công thức bón phân HCSH Quế Lâm chắc chắn ỏ mức độ tin cậy 95%.tạ/ha

* T l mù xòe, cht lượng nguyên liu chè

Sử dụng phân bón HCSH Humix có tỷ lệ mù xòe và tỷ lệ bánh tẻ thấp nhất với (8,96%) và (7,39%) ở mức độ tin cậy 99%;

61

5.2. Đề nghị

- Do thói quen từ trước đến nay nên việc sử dụng các loại phân hữu cơ sinh học vào sản xuất nông nghiệp nói chung và chè nói riêng chưa được người dân sử dụng nhiều. Việc thay đổi thói quen này cần có thêm các công trình nghiên cứu chứng minh lợi ích của việc sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất, cũng như cần có sự quan tâm, đầu tư, giúp đỡ từ các tổ chức, các ban ngành, các cơ quan nhà nước.

- Tiếp tục nghiên cứu hiệu lực của phân bón hữu cơ sinh học đến các vụ tiếp theo đểđánh giá một cách chính xác ảnh hưởng của phân HCSH đến năng suất, chất lượng chè của vùng chè Đồng Hỷ nói riêng và chè Thái Nguyên nói chung.

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Tất Khương, Hoàng Văn Chung, Đỗ Ngọc Oanh (1999), Giáo trình cây chè, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội 1999.

2. Nguyễn Thị Minh, Vũ Thị Len, Lê Anh Tu…ng (2006), “Nghiên cứu tuyển chọn tổ hợp vi sinh vật có hoạt tính phân giải xenlulo cao để xử lý chất xơ”, Tạp chí Khoa học đất (25/2006).

3. Niên giám thống kê Thái Nguyên , 2012

4. Đỗ Ngọc Quỹ, Trồng chè, NXB Nông Nghiệp – 1980.

5. Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Thị Hoàn, Nguyễn Hạ Văn (2006), “Nghiên cứu xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng bằng chế phẩm vi sinh vật 134B-

1996”, Tạp chí Khoa học đất (25/2006).

6. Lê Văn Tri (2002), Hỏi - Đáp về phân bón, NXB NN Hà Nội.

7. Lê Văn Tri (2004), Phân phức hợp hữu cơ vi sinh, NXB NN Hà Nội. 8. Trung tâm khí tượng thủy văn Thái Nguyên năm 2013.

9. Phùng Thị Vân, Nguyên Văn Lục, Trịnh Quang Tuyên (2004b), ứng dụng một số giải pháp khoa học nhằm đẩy mạnh xuất khuẩu thịt lợn. Báo cáo khoa học năm 2004 phần chăn nuôi gia súc, nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 169 – 176.

10.Trần Cẩm Vân, Bạch Phương Lan (1995) công nghệ vi sinh bảo vệ môi trường, nxb Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội.

B. TIẾNG ANH

11. Dilly.O and blume.H.P (1998), Indicators to assess sustainable land use with reference to soil microbiology, Advances in Geoecology 31, Inter. Soci

of Soil Sci (ISSS), 29-36.

12. Gerrtsen F.C (1948), The influence of microorganisms on the phosphorus uptake by plant, Plant soil 1, 51-58.

13. Guyer G.E (1998), Pesticides in the soil: ecology, degradation and movement, Michigan State University, East Lansing USA.

14. Katznelson h and Bose B (1959), Metabolic activity and phophate dissolving ability of bacterial isolates from wheat rhizosphere and non rhizosphere soil, Can. J. microbiol, 79-85.

63

15. Katoh K and Itoh K (1983), New selecstive media for Pseeudomonas strains producing fluorescent pigment, Soil Science Plant Nutri 29,525-532. 16. Kononova M.M and alexandrova I.V (1971), Humus at planta, trans.

Internat, Symp V, Prague, 497.

17. Kononova M.M and alexandrova I.V (1984), Soviet soil Sci 16, 71. 18. Pareek R.P and Gaur A.C (1993), Release of phosphate from tricalcium phosphate by organic acids, current Science 42, 278-279

64

Năng suất chè

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DRT FILE NSLL 10/ 5/** 14:48 --- PAGE 1

VARIATE V003 DRT

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 2 9.42140 4.71070 29.59 0.001 3 2 NL 2 14.7253 4.90843 30.83 0.001 3 * RESIDUAL 4 .955129 .159188 --- * TOTAL (CORRECTED) 11 25.1018 2.28198 ---

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSLL 10/ 5/** 14:48 --- PAGE 2

MEANS FOR EFFECT CT

--- CT NOS DRT 1 3 10.3375 2 3 12.4625 3 3 11.7825 SE(N= 4) 0.199492 5%LSD 4DF 0.690075

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 12) --- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

65

Mật độ búp

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DRT FILE NSLL 10/ 5/** 15:33 --- PAGE 1

VARIATE V003 DRT

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 2 58539.7 29269.9 38.19 0.001 3 2 NL 2 48525.4 16175.1 21.10 0.002 3 * RESIDUAL 4 4598.62 766.437 --- * TOTAL (CORRECTED) 11 111664. 10151.3 ---

TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE NSLL 10/ 5/** 15:33 --- PAGE 2

MEANS FOR EFFECT CT

--- CT NOS DRT 1 3 570.133 2 3 722.135 3 3 714.133 SE(N= 4) 13.8423 5%LSD 4DF 47.8827 ---

VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT |NL | (N= 12) --- SD/MEAN | | |

NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | |

66

Khối lượng búp

BALANCED ANOVA FOR VARIATE DRT FILE NSLL 10/ 5/** 16: 1 --- PAGE 1

VARIATE V003 DRT

LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của một số tổ hợp phân hữu cơ sinh học tới sinh trưởng, phát triển của giống chè Bát Tiên tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái nguyên. (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)