b) Y tế
2.4.1.18. Đánh giá tác động tới môi trường nước
Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn thi công gồm:
Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng có chứa nhiều chất hữu cơ, chất lơ lửng, cặn bã, vi sinh vật.
Nước thải thi công chủ yếu phát sinh từ quá trình bảo dưỡng, sửa chữa, làm vệ sinh phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị thi công.
a. Nước thải sinh hoạt
Để phục vụ thi công các hạng mục công trình và sinh hoạt của công nhân sẽ cần khai thác một lượng lớn nước, tuy nhiên lượng nước sử dụng ít ảnh hưởng tới trữ lượng nước trong khu vực. Theo dự kiến khi thi công dự án, nhà thầu sẽ huy động khoảng 250 công nhân tham gia, theo nhu cầu cấp nước sinh hoạt tính theo tiêu chuẩn cấp nước của Bộ xây dựng (TCXDVN 33 - 2006) thì lượng nước cần cho 1 người sử dụng là 120 lít nước/ngày đêm. Vậy, với số lượng người này hàng ngày trong quá trình sinh hoạt ( ăn uống, vệ sinh...) sẽ thải ra một lượng nước thải:
Q = Vcho từng người x Nngười = 120 x 250 = 30.000 lít (30m3)
Nếu lượng nước này không xử lý sẽ có tác động trực tiếp tới môi trường nước mặt tại khu vực. Theo thống kê đối với những quốc gia đang phát triển của Tổ chức Y
Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”
tế Thế giới, nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không có biện pháp xử lý) được trình bày như bảng 3-1.
Bảng 3-22: Các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
STT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị
1 BOD5 g/người/ngày 45 – 54 2 COD g/người/ngày 72 – 102 3 SS g/người/ngày 70 – 145 4 Tổng N g/người/ngày 6 – 12 5 Tổng P g/người/ngày 0,8 – 4,0 6 Amoni g/người/ngày 2,4 – 4,8 7 Dầu mỡ động thực vật g/người/ngày 10 – 30 8 Tổng Coliform* MPN/100ml 106 – 109 9 Feacal Coliform* MPN/100ml 105 – 106 10 Trứng giun sán* MPN/100ml 103
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993
Trên cơ sở số liệu này, tính được tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt của 250 công nhân tạo ra như bảng 3.2 và nồng độ chất ô nhiễm quy đổi tương đương như bảng 3-3.
Tổng tải lượng = Tải lượng cho từng người * Số người Nồng độ quy đổi = Tổng tải lượng/ Tổng thể tích (30m3)
Bảng 3-23: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn thi công (250 người)
STT Chất ô nhiễm Đơn vị Tải lượng các chất ô nhiễm
1 BOD5 g/ngày 13.5 x 103 2 COD g/ngày 25.5 x 103 3 SS g/ngày 36.25 x 103 4 Tổng N g/ngày 3 x 103 5 Tổng P g/ngày 103 6 Amoni g/ngày 1.2 x 103 7 Dầu mỡ động thực vật g/ngày 7.5 x 103 8 Tổng Coliform* MPN 3 x 1016 9 Feacal Coliform* MPN 3 x 1013 10 Trứng giun sán* MPN 3 x 1010
Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”
Bảng 3-24: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của 250 công nhân thải ra môi trường ngoài
STT Chất ô nhiễm Đơn vị
Giá trị nồng độ quy đổi tương
đương QCVN 14:2008/BTNMT B 1 BOD5 mg/l 450.0 50 2 COD mg/l 850.0 - 3 SS mg/l 1208.3 100 4 Tổng N mg/l 100.0 50 5 Tổng P mg/l 33.3 10 6 Amoni mg/l 40.0 10 7 Dầu mỡ động thực vật mg/l 250.0 20
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt ( trường hợp không xử lý đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép QCVN 14:2008 loại B.
Mặt khác trong quá trình thi công, nếu các gói thầu chưa có khu vệ sinh tập trung cho công nhân xây dựng thì nguồn thải này sẽ thải trực tiếp ra hệ thống kênh mương, sông chính gần khu vực dự án mà không được xử lý sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt. Do đó chủ dự án cần phải ký kết với các nhà thầu cũng cần những giải pháp khắc phục hợp lý để giảm thiểu ô nhiễm nước thải sinh hoạt khu vực thi công. Đánh giá của nước thải sinh hoạt tới khu vực dự án ở mức độ trung bình. Lý do, hệ thống thủy lợi là các hệ thống kênh mương nhỏ, dùng để dẫn tưới tiêu cho nông nghiệp hầu như không sử dụng cho các mục đích nuôi trồng thủy sản hay sinh hoạt. Tuy nhiên những nguồn nước thải sinh hoạt này tại một số điểm gần các khu vực cửa sông cửa biển nơi có hệ sinh thái thủy sinh phong phú và đa dạng như ở cống Ngô Đồng lấy nước từ sông Hồng vào hệ thống thủy lợi, cống tiêu Quất Lâm tiêu nước ra sông Sò trước khi ra cửa Hà Lạn. Mặc dù nồng độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt có thể bị hòa loãng và tự làm sạch trên các sông, tuy nhiên để đánh giá ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm này tới hệ sinh thái, nhóm làm ĐTM sử dụng mô hình MIKE 11 mô đuyn chất lượng nước (ECO – Lab) để kiểm chứng và khẳng định lại nhận định ở trên.
• Kịch bản tính toán chất lượng nước cho vùng nghiên cứu tại cống Ngô Đồng
Với các giả thiết rằng toàn bộ công nhân của dự án tập trung mức cao nhất tại các điểm nêu trên với số lượng người là 250 người. Và các điều kiện biên theo các bảng tính toán 3-3 . Chi tiết tính toán xem trong Phụ lục 3
Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”
Hình 3- : Đường quá trình biến đổi BOD 5 tại vị trí cống Ngô Đồng – Sông Hồng
Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”
Bảng 3-25: Bảng kết quả biến đổi BOD 5 dọc theo sông Hồng đoạn từ Cống Ngô đồng đến cửa Ba Lạt
(Đơn vị : BOD 5 : mg/l)
Thời gian Cống Ngô Đồng Cống Cồn Nhất Cống Cồn Nhì Cửa Ba Lạt
Bắt đầu 450.0 6.0 6.0 6.0 Sau 1 giờ 168.1 4.8 3.6 1.0 Sau 2 giờ 167.9 1.8 4.2 0.7 Sau 3 giờ 81.7 153.7 6.0 4.8 Sau 4 giờ 3.8 30.2 168.6 32.6 Sau 5 giờ 6.8 4.4 5.5 92.7 Sau 6 giờ 6.0 5.9 7.3 0.9 Sau 7 giờ 6.0 6.0 6.0 6.0 Sau 8 giờ 6.0 6.0 6.0 6.0 Sau 9 giờ 6.0 6.0 6.0 6.0 Sau 10 giờ 6.0 6.0 6.0 6.0 Nhận xét kết quả tính toán:
- Theo kết quả tính toán thì hàm lượng chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt nếu không được xử lý đổ thẳng trực tiếp ra môi trường ngoài – Sông Hồng thì mặc dù có sự hòa loãng và tự làm sạch của dòng sông nhưng kết quả tính toán cho thấy giá trị BOD lớn nhất tại cửa Ba Lạt là 9 mg/l, lớn hơn so với QCVN 08-2008, loại A2 – Dùng cho bảo tồn động thực vật thủy sinh. Do đó, để tránh ảnh hưởng tới hệ sinh thái thủy sinh vùng cửa sông Ba Lạt cần có những biện pháp công trình để xử lý các dạng nguồn ô nhiễm này trên toàn hệ thống.
b. Nước thải thi công
Lượng nước thải thi công trong quá trình xây dựng chủ yếu là nước dùng để rửa máy móc, các phương tiện vận chuyển bùn cát. Thành phần chính của nước thải chủ yếu là chất rắn lơ lửng, lượng nước sử dụng ước khoảng 0,5m3/xe/lần (Theo tài liệu của Trần Hiếu Nhuệ, cấp thoát nước-NXBKH, 1996), ước lượng khoảng có 66 xe ô tô chuyên hoạt động trong quá trình thi công. Vậy, với số lượng xe này hàng ngày trong quá trình thi công sẽ thải ra một lượng nước thải:
Q = Vcho từng xe ô tô x Nsố xe = 0,5 x 66 = 33 m3
Trong giai đoạn thi công dự án, nguồn nước mặt bị ô nhiễm gián tiếp hay trực tiếp là không tránh khỏi. Nhưng tác động này chỉ mang tính tạm thời, và việc thu gom nguồn nước thải này đơn giản và có lọc được các chất rắn, bùn cát hay dầu mỡ trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Do đó mức độ ô nhiễm do nước thải thi công là không đáng kể
Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”
Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn từ khu vực xây dựng công trình, cuốn theo các chất thải, các chất rắn lơ lửng và dầu mỡ, chúng là các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Nước mưa chảy tràn sẽ tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt. Do các hạng mục công trình chủ yếu thi công trong mùa khô và phân bố rải rác trên lưu vực nên gây tác động gây ô nhiếm là không đáng kể.
Nhận xét
Từ các bảng kết quả ở trên, trong quá trình thi công, chất lượng nước mặt của vùng dự án bị tác động trực tiếp từ việc nạo vét bùn cát, kiên cố kênh mương và khôi phục 4 cầu qua kênh, thải ra một lượng nước thải sinh hoạt, nước thải thi công, nước vệ sinh máy móc thiết bị thi công. Trong quá trình thi công dự án thì hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước thải thi công cao. Nồng độ chất rắn lơ lửng cao trong nước thải làm tăng độ đục ở thủy vực tiếp nhận, gây ảnh hưởng tới việc di chuyển và kiếm ăn của các loài thủy sinh vật sống trong thủy vực đó. Đồng thời việc nạo nét kênh làm gia tăng độ đục gây cản trở khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời xuống những tầng sâu hơn của mực nước, từ đó làm giảm khả năng quang hợp của những loài thực vật và tảo sống ở những tầng nước sâu hơn. Cụ thể:
- Môi trường nước mặt
Ô nhiễm nguồn nước do quá trình nạo vét kênh Tàu 2 có chiều dài nạo vét là 6,8 Km, thời gian thi công nạo vét dự kiến trong khoảng 7 đến 8 tháng. Việc nạo vét sẽ làm tăng ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như làm tăng độ đục. Khi độ đục trong nguồn nước cao cùng với sự xuất hiện dầu mỡ trong nước sẽ làm ngăn cản quá trình quang hợp và khuếch tán ôxy trong không khí vào môi trường nước, vì vậy sẽ làm giảm lượng ô xy hoà tan trong nước gây ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh chịu tác động, đặc biệt là những sinh vật đáy. Mặt khác, quá trình nạo vét sẽ làm mất lớp trầm tích đáy ảnh hưởng đến tầng chứa nước gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Như vậy, có thể đánh giá mức độ tác động của hoạt động nạo vét đối với nước mặt là ở mức cao. Tuy nhiên do khối lượng nạo vét không lớn kết hợp với thời gian thi công dài nên nồng độ đục có khả năng phục hồi nhanh sau khi kết thúc nạo vét.
- Môi trường nước ngầm
Các nguyên nhân cơ bản tác động đến chất lượng nguồn nước ngầm trong quá trình thi công, xây dựng cụ thể như sau:
Nước mặt là nguồn cung cấp nước cơ bản cho nước ngầm, vì thế sự ô nhiễm nước mặt sẽ dẫn đến ô nhiễm các tầng nước ngầm. Đối với các tầng nước ngầm nông, việc đào đắp, san ủi sẽ làm cho các mạch nước ngầm bị lộ ra, nước mặt và nước mưa chứa chất ô nhiễm xâm nhập vào tầng nước ngầm gây nên sự ô nhiễm tầng nước ngầm.
Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”
Sự thay đổi của hệ thống các dòng chảy làm biến đổi quy luật dòng chảy kéo theo là mực nước ngầm có thể bị hạ thấp hoặc nâng cao tuỳ theo quá trình biến đổi của hệ thống dòng chảy mặt cũng là một nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi chất lượng và lưu lượng của các tầng nước ngầm.
Mức độ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm là nhỏ.