Mô tả biện pháp thi công xây dựng dự án

Một phần của tài liệu Cải tạo và nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu chính thuộc hệ thống thủy nông xuân thủy, tỉnh nam định – giai đoạn i (Trang 28)

1. Các giải pháp thi công nâng cấp cống đầu mối

Việc thi công các công trình đầu mối để thuận lợi cho việc thi công và để đảm bảo an toàn phòng chống lụt bão (PCLB) việc thi công phải được tiến hành trong mùa khô và hoàn thành trước 30-4. Áp dụng các công nghệ mới tiên tiến và vật liệu có độ bền cao (bê tông mác cao, cửa thép mạ kẽm, hèm phai bằng thép không gỉ cho thiết kế, xây dựng công trình đã được áp dụng rộng rãi ở nước ta, đem lại hiệu quả cao về kinh tế – kỹ thuật, tăng độ bền kéo dài tuổi thọ công trình đồng thời tạo nhiều thuận lợi cho công tác QLVH, đặc biệt việc điện khí hóa đóng mở các cống đã tăng cường đáng kể năng lực tưới tiêu nước của hệ thống. Thi công các công trình đầu mối chủ yếu bằng các phương tiện cơ giới ( khoảng 80% ) còn lại thi công bằng thủ công.

2. Các giải pháp thi công nạo vét, mở rộng, kiên cố hóa kênh mương

a) Nạo vét, mở rộng kênh mương

Việc thi công các hạng mục nạo vét, mở rộng kênh mương được thi công trong vòng 12 tháng và được thi công chủ yếu bằng cơ giới (chiếm 80-85%) kết hợp với thủ công (chiếm 15-20%) : Kênh Tàu 2 (đoạn từ cụm 2 cống điều tiết kênh Tàu 2 đến cửa xả cống Tàu 2 trên sông Sò) thi công nạo vét bằng tàu hút bùn HB16-150CV; các đoạn thi công còn lại nạo vét bằng xáng cạp, máy đào mi ni kết hợp với đắp đạp tạm đào bằng thủ công.

Khi nạo vét kênh mương bằng tàu hút bùn HB16-150 cần căn cứ vào đặc điểm địa hình thiết kế các bãi đổ đất nằm sát 1 hoặc 2 bên bờ kênh theo nguyên tắc:

- Tận dụng triệt để các khu vực thấp trũng, ao hồ, thùng đào cần san lấp để canh tác.

- Căn cứ vào khối lượng đào thiết kế tính bể lắng dọc hai bên bờ kênh nạo vét, tàu hút bùn trực tiếp đưa bùn đất vào bể lằng, tránh gây ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp trong phạm vi rộng.

- Trường hợp không thể bố trí được bãi đổ đất gần tuyến nạo vét, tạm thời đào đất lên các vị trí cho phép (là đất mượn tạm thời) chờ lắng đọng sau đó đất được vận chuyển đi đến vị trí đổ đã được quy hoạch phục vụ sử dụng các yêu cầu vật liệu đất đắp cho các công trình tại địa phương.

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

hành kiên cố hóa bắng các cấu kiện bê tông 200# đúc sẵn sau khi đã thi công hoàn chỉnh phần tiến hành nạo vét kênh theo mặt cắt thiết kế. Công tác gia cố cấu kiện bê tông đúc sẵn, rải vải lọc và lắp đặt các cấu kiện bằng thủ công; công tác vận chuyển nguyên vật liệu, trộn bê tông bằng cơ giới.

3. Thi công 1 đập điều tiết ( cống cuối Ngô Đồng 3) và 4 cầu qua kênh

Do thuận lợi đường giao thông nên tận dụng tối đa các máy móc loại vừa và nhỏ để thi công (80% cơ giới, 20% thủ công); công tác trộn bê tông và đầm bê tông bằng máy việc còn lại làm bằng thủ công.

Công tác quai đê – Hồ móng: Đắp đê quai thượng – hạ lưu trước khi mở cống xây dựng công trình cần tiến hành đồng bộ việc mở móng để thực hiện thuận lợi thi công sử lý phá dỡ công trình cũ và xây dựng công trình mới thay thế.

Các cầu Quyết Tiến, cầu Cây Đề, cụm 2 cầu giữa NĐ5 và giữa NĐ3-6 được xây dựng tại các vị trí có mặt bằng chật hẹp giáp khu dân cư, đường giao thông v.v… nên được thiết kế theo hình thức cống thông nước trên kênh.

Một phần của tài liệu Cải tạo và nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu chính thuộc hệ thống thủy nông xuân thủy, tỉnh nam định – giai đoạn i (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w