Nguồn tác động có liên quan đến chất thải

Một phần của tài liệu Cải tạo và nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu chính thuộc hệ thống thủy nông xuân thủy, tỉnh nam định – giai đoạn i (Trang 88)

b) Y tế

2.4.1.22. Nguồn tác động có liên quan đến chất thải

a. Nguồn phát sinh nước thải

Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của của cán bộ công trông coi, canh trực 24/24 ở 3 khu vực cống đầu mối Ngô Đồng, Cống Tàu ( xây dựng nhà Quản lý mới) và cống Giao Hùng (nâng cấp nhà quản lý cũ). Mỗi cống đầu mối có 2 người trông coi. Vậy lượng nước thải phát sinh trong giai đoạn vận hành không đáng kể:

Q = 3 cống x 120 lít/người/ngày x 2 người = 720 lít/ ngày b. Nguồn phát sinh chất thải rắn

Chất thải rác sinh hoạt

Chất thải rác sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn vận hành

Q = 3 nhà quản lý x 0.8 kg/người/ngày x 2 người = 4.8 kg/ ngày

Chất thải sản xuất

Trong quá trình vận hành hàng năm hệ thống kênh mương đều được nạo vét khơi thông dòng chảy, duy tu bảo dưỡng cống đầu mối. Tổng chiều dài các kênh tưới, tiêu trong dự án là 16.2 Km, ước tính bề rộng trung bình các kênh là 2 m, hàng năm lường bùn cát bối lấp kênh dẫn khoảng 0,2 m. Tổng khối lượng bùn cát nạo vét các kênh:

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

Chất thải nguy hại

Từ quá trình bảo dưỡng máy móc: Giẻ lau dính nhớt và cặn dầu thải từ bảo dưỡng máy móc thiết bị, các loại can, thùng đựng nhiên liệu. Trong giai đoạn vận hành cần có sự hỗ trợ các thiết bị máy móc như: (1)Tời,(2) máy phát điện, (3)xe đẩy, (4) phai cống, (5) máy bơm. Ước tính lượng rác phát sinh mối một thiết bị là khoảng 0.5kg/ tháng.

Tổng lượng rác thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn vận hành:

Q = 3 nhà quản lý x 5 thiết bị x 0.5 kg/ tháng = 7,5 Kg/ tháng

Một phần của tài liệu Cải tạo và nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu chính thuộc hệ thống thủy nông xuân thủy, tỉnh nam định – giai đoạn i (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w