Đánh giá tác động tới môi trường đất

Một phần của tài liệu Cải tạo và nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu chính thuộc hệ thống thủy nông xuân thủy, tỉnh nam định – giai đoạn i (Trang 81)

b) Y tế

2.4.1.20. Đánh giá tác động tới môi trường đất

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân trên công trường chủ yếu có thành phần chứa nhiều chất hữu cơ và túi nilon.

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

Bảng 3-33:Bảng thống kê lượng rác thải sinh hoạt trung bình theo đầu người

STT Đơn vị hành chính Lượng chất thải rác Sinh hoạt ( Kg/người/ngày)

1 Đồng bằng Sông Hồng 0.81

2 Đông Bắc 0.76

3 Tây Bắc 0.75

4 Bắc Trung Bộ 0.66

5 Duyên hải Nam Trung Bộ 0.85

6 Tây Nguyên 0.59

7 Đông Nam Bộ 0.79

8 Đồng bắng Sông Cửu Long 0.61

Trung bình 0.73

Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo địa phương ( BTNMT)

Trong giai đoạn này lượng công nhân xây dựng vào lúc cao điểm có thể lên đến 250 người. Ước tính, lượng rác sinh hoạt trung bình là 0,8 kg/người/ngày. Như vậy, lượng rác sinh hoạt của công nhân xây dựng trên công trường trong giai đoạn xây dựng khoảng

Q = Vcho từng người * Nngười = 0,8*250 = 120 kg/ngày.

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia xây dựng. Lượng chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom và đổ thải đúng nơi quy định cũng sẽ là nguồn gây ô nhiễm vì có chứa nhiều chất hữu cơ nên rất dễ phân hủy, tạo điều kiện cho các loài côn trùng, vi sinh vật gây bệnh phát triển, lây lan mầm bệnh và bệnh dịch cho chính những người công nhân xây dựng và hệ sinh thái nông nghiệp.

Sinh hoạt của cán bộ, công nhân xây dựng và dân nhập cư tự do sẽ làm phát sinh rác thải sinh hoạt. Do quá trình sinh hoạt của công nhân tại công trường, thành phần chủ yếu của chất thải rắn sinh hoạt là túi nilông, giấy vụn, bao gói thức ăn thừa,..). Lượng rác thải này nếu không được quản lý tốt sẽ chiếm dụng diện tích, ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực nên có khu thu gom rác tập trung để tiện xử lý. Thành phần chủ yếu của loại chất thải này là các chất hữu cơ dễ phân hủy. Tuy nhiên, một lượng nhỏ các loại chất rắn sinh hoạt khác như bóng đèn điện hỏng, pin hỏng…là chất thải nguy hại.

b. Chất thải rắn thi công công trình

Các hoạt động xây dựng: Các chất thải rắn phát sinh do các hoạt động xây dựng bao gồm đất đá thải từ việc đào hố móng cầu cống, kênh dẫn,…, các vật liệu dư thừa và rơi vãi trong quá trình xây dựng. Trên cơ sở phân tích lựa chọn bùn thải nạo vét

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

được tận dụng đắp các ruộng trũng, ao hồ, sử dụng đất để đắp đường giao thông khu vực mà có tuyến đi qua và phần đất nạo vét còn lại làm nền cho khu đất quy hoạch xóm 8 xã Xuân Hòa để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương giảm ảnh hưởng đến môi trường.

Chất thải rắn phát sinh từ các vật liệu xây dựng, phế thải bỏ đi: gạch vỡ, tấm lợp vỡ, xà gỗ, ván khuân, bao xi măng, sắt thép vụn,... Khối lượng các chất thải rắn này phụ thuộc và quá trình thi công và chế độ quản lý của dự án. Tuy nhiên lượng thải này ước tính trên thực tế là không nhiều có thể tận dụng vào nhu cầu san lấp của người dân ngay tại địa phương.

Bảng 3-34: Bảng thống kê khối lượng phá dỡ chất thải rắn các hạng mục công trình của dự án

STT Công trình Khối lượng phá dỡ

( m3) 1 Cống Ngô Đồng 650 2 Cống Tàu 180 3 Cống Giao Hùng` 180 4 Cống Cát Đàm Hạ 280 5 Cống Quất Lâm 200 6 Cống Cuối Ngô Đồng 3 46 7 Cầu Cây Đề 70

8 Cầu Quyết Tiến 30.76

9 Cầu Giữa Ngô Đồng 3&6 và Ngô Đồng 131

10 Kênh Ngô Đồng 3 130

c. Chất thải nguy hại

Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng máy móc và phương tiện vận chuyển: tạo ra dầu thải, mỡ thải và vật chất nhiễm dầu mỡ (giẻ lau, cặn dầu). Các loại chất thải nguy hại có khả năng phát sinh trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là các loại chất thải nhiễm dầu mỡ. Lượng dầu mỡ thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng tùy thuộc các yếu tố:

+ Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường; + Lượng dầu mỡ thải ra từ các phương tiện vận chuyển thi công cơ giới; + Chu kỳ thay dầu và bảo dưỡng máy móc, thiết bị.

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

thay dầu vào khoảng 7 lít/lần. Thời gian thay dầu mỡ và bảo dưỡng máy móc thiết bị thi công trung bình từ 3-6 tháng phụ thuộc vào cường độ hoạt động của các máy móc/thiết bị này. Theo ước tính, số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường khoảng 66 phương tiện (ô tô; máy trộn bê tông; máy xúc; máy ủi, máy đầm cóc…).

Vì vậy, lượng dầu mỡ thải phát sinh ước tính là:

Q= ( 7 lít/xe/lần x số phương tiện ) / 3 tháng = 154 lít/tháng.

Đối với giẻ lau và cặn dầu, khó có thể ước lượng được lượng sử dụng, nhưng theo dự báo không vượt quá 20 kg giẻ lau dính dầu mỡ.

Hoạt động văn phòng: pin hết và bóng đèn huỳnh quang hỏng, đây là các chất thải nguy hại không phát sinh thường xuyên, khó ước tính được số lượng nhưng vẫn cần quản lý tốt để không gây tác động xấu đến môi trường.

Các loại chất thải nguy hại có khả năng phát sinh trong giai đoạn thi công tiến hành nạo vét, xây dựng cầu (cống) chủ yếu là các loại chất thải nhiễm dầu mỡ. Mặc dù lượng dầu mỡ thải là không lớn nhưng có khả năng gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước nếu chúng không được thu gom và xử lý sẽ ảnh hưởng rất lớn tới môi trường trong một thời gian dài.

Một phần của tài liệu Cải tạo và nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu chính thuộc hệ thống thủy nông xuân thủy, tỉnh nam định – giai đoạn i (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w