Điều kiện môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Cải tạo và nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu chính thuộc hệ thống thủy nông xuân thủy, tỉnh nam định – giai đoạn i (Trang 39)

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

2.1.1.1.Đặc điểm địa hình

Đặc điểm địa hình hệ thống Thủy nông Xuân Thủy chi thành ba vùng rõ rệt - Phía Bắc: địa hình phía Bắc có cao trình bình quân (+0,6) đến (+0,7). Trong

vùng khu vực lòng chảo thấp, cao trình (+0,3m) đến (+0,4) nằm ở các xã Xuân Thủy, Xuân Ngọc, Xuân Bắc, Xuân Đài, Xuân Tân… Những vùng cao nằm ven sông Hồng và sông Ninh Cơ cao trình (+0,9) đến (+1,1) gồm các xã Xuân Châu, Xuân Hồng, Xuân Thành, Xuân Phonng, Xuân Ninh…

- Phía Nam: hướng dốc địa hình thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam cao trình phổ biến (+0,7) – (+0,8). Vùng cao ven thượng lưu sông Ngô Đồng, sông Hồng, kênh Cồn Nhất có cao trình (+0,9) đến (+1,0) gồm các xã Hoành Sơn, Giao Tiến, một phần Giao Hà, Giao Nhân, Giao Châu… Đặc biệt có một số khu vực Cồn Cát nằm ở phía nam huyện có cao trình (+2,0) đến (+2,5) gồm các xã Giao Lâm, Giao Phong, Giao Tiến. Những vùng thấp nằm sát biển có cao trình (+0,2) đến (+0,4) gồm một phần các xã Giao Tiến, Giao Châu, Giao Long, Giao Hải, Giao An và Giao Thiện.

- Địa hình vùng bãi gồm có bãi sông Sò có diện tích 132ha thuộc các xã Giao Tiến, Giao Tân, Giao Thịnh, Xuân Hòa, Xuân Vinh có cao trình tự nhiên trung bình (+0,8) đến (+1,0). Vùng bãi Cồn Lu – Cồn Ngạn cao trình trung bình (+0,7).

2.1.2.Đặc điểm địa chất khu vực

Đại bộ phận đất đai huyện Xuân Thủy là đất phù sa cổ do sông Hồng và sông Ninh Cơ bồi đắp. Trải qua quá trình canh tác lâu đời, dưới tác dụng của con người và thiên nhiên nên có phần thay đổi về bản chất:

Về thành phần cơ lý: chủ yếu là đất thịt nặng và đất thịt trung bình, một số vùng cao ven sông là đất cát và cát pha.

Tỷ lệ so với diện tích canh tác của toàn huyện (%) - Đất thịt nặng chiếm 57% - Đất thịt trung bình chiếm 37% - Đất thịt nhẹ chiếm 2,5% - Đất cát và cát pha chiếm 3,5% Độ chua: - Diện tích có độ PH > 5,5 chiếm 84 % - Diện tích có độ PH = 4,5 chiếm 9,6% - Diện tích có độ PH < 4,5 chiếm 6,4%

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I” Độ mặn:Cl-

- Diện tích đất không mặn chiếm 67,4%Cl-

- Diện tích đất mặn vừa chiếm 24% (% Cl- từ 0,15 đến 0,25) - Diện tích đất mặn (% Cl- từ 0,25 đến 0,35) chiếm 6,6%

Hàm lượng lân trong đất:P2O5

- Đất nghèo lân (5 ÷10 mg P2O5/100 g đất) chiếm 13,2% - Đất trung bình (10 ÷ 15 mg P2O5/100 g đất) chiếm 19,8% - Đất nhiều lân (>15mg P2O5/100 g đất) chiếm 67%

Hàm lượng đạm trong đất:NH4+

- Đất nghèo đạm (<5mg NH4+ / 100 g đất) chiếm 39% - Đất trung bình (5 ÷ 10 mg NH4+ / 100 g đất) chiếm 34,6% - Đất giàu đạm (> 10 mg NH4+ / 100 g đất) chiếm 26,4%

Ruộng đất huyện Xuân Thủy thuộc loại đất trung bình ít chua, khá về lân, nghèo về đạm, dễ tiêu. Vì vậy phải bồi dưỡng cải tạo thường xuyên bằng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp, thau chua, rửa mặn, tăng độ phì nhiêu trong đất đồng thời đáp ứng yêu cầu tưới và tiêu nước để đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của sản xuất nông nghiệp.

2.1.2. Điều kiện về khí tượng – Thủy văn

2.4.1.8. Khí tượng

Hệ thống thuỷ lợi Xuân Thuỷ cũng như vùng đệm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, có bốn mùa rõ rệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu và chế độ thuỷ văn vùng triều, vùng. Trạm khí tượng gần khu vực dự án là trạm Văn Lý. Báo cáo sử dụng số liệu quan trắc 20 ( 1986-2006) của trạm Văn Lý làm cơ sở tính toán.

Nhiệt độ

Do điều kiện địa hình, sự phân bố nhiệt độ trên toàn vùng hầu như không khác nhau rõ rệt.

Bảng 2-7: Thống kê nhiệt độ trung bình tháng trạm Văn Lý

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Văn Lý 14.6 16.7 19.0 22.8 27.1 28.8 29.4 28.7 27.6 25.0 21.8 18.5

Nguồn: Trung tâm Tư liệu KTTV – Trung tâm KTTV Quốc gia.

+ Nhiệt độ không khí trung bình từ 23 ÷ 25 oC. + Nhiệt độ trung bình cao nhất 27 ÷ 29 oC. + Nhiệt độ trung bình thấp nhất 16 ÷ 17 oC.

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

Hình 2-3:Nhiệt độ trung bình tháng

Hình 2-4:Bản đồ lưới trạm khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

Độ ẩm tương đối bình quân năm khoảng 85%. Các tháng có độ ẩm tương đối bình quân lớn nhất là tháng II, III, IV (89 - 92%) vào giữa mùa mưa. Các tháng có độ ẩm tương đối bình quân nhỏ nhất là tháng X, XI, XII (71 - 81%) đầu mùa khô.

Lượng bốc hơi

Lượng bốc hơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nắng, gió, nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm. Theo tài liệu thống kê cho thấy lượng bốc hơi bình quân năm trong khu vực biến đổi trong khoảng 900 – 1000mm.

Bảng 2-8:Bảng thống kê tổng lượng bốc hơi trung bình tháng trạm Văn Lý

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Văn Lý 59.2 38.9 35.8 47.2 93.0 111.1 125.

5 99.7 92.6

101.

9 92.0 76.7

Nguồn: Trung tâm Tư liệu KTTV – Trung tâm KTTV Quốc gia

Hình 2-5: Lượng bốc hơi trung bình tháng trạm Văn Lý

Số giờ nắng

Theo số liệu thống kê, mỗi năm trong khu vực có khoảng 1.700 giờ nắng. Tháng có số giờ nắng trung bình nhiều nhất từ tháng V đến tháng X (180 - 230,4 giờ nắng), trùng vào thời gian mùa hạ. Các tháng có số giờ nắng trung bình ít nhất gồm tháng II và tháng III (44,1 ÷ 44,5 giờ nắng) trùng vào mùa mưa.

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

Hình 2-6: Hoa gió trung bình các tháng – Trạm Văn Lý

Từ hoa gió trong các tháng cho thấy, trong thời kỳ gió mùa Đông Bắc từ

tháng IX đến tháng XII, hướng gió Bắc thịnh hành hơn cả và tần suất dao động từ 19,8 ÷ 29,7%, từ tháng I đến tháng IV hướng gió Đông Bắc thịnh hành hơn cả và tần suất dao động từ 25,2÷41,9%.Gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng V đến tháng VIII víi hướng gió Nam thịnh hành hơn cả với tần suất từ 19,5 ÷ 35,9%.

Bảng 2-9:Thống kê hướng và tốc độ gió lớn nhất trạm Văn Lý

Yếu tố I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Hướng NH E NH S SE NW E NW NH NH NH NE

Giá trị 18 18 18 18 40 25 >40 45 48 40 20 20

Ngày-tháng NN 23-II NN 12-IV 29-V 14-VI 18-VII 13-VIII 9-IX 1-X NN 12-XII

Năm 1966 1981 1973 1974 1971 1968 1963 1963 1972

Nguồn: Trung tâm Tư liệu KTTV – Trung tâm KTTV Quốc gia

Mưa

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, với lượng mưa trung bình năm biến đổi trong khoảng 1.700 đến 1.800mm. Phân bố không mưa các tháng không đều nhau, 85%

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

lượng mưa xảy ra vào mùa mưa . Do lượng mưa nhiều, tập trung nên dễ gây ngập úng cục bộ, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao.

Bảng 2-10:Lượng mưa trung bình các tháng trạm Văn Lý

Đơn vị : Lượng mưa (mm)

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Văn Lý 25.8 34.0 37.6 70.1 131.5 185.4 211.3 339.5 395.3 226.7 80.6 22.1

Nguồn: Trung tâm Tư liệu KTTV – Trung tâm KTTV Quốc gia

Hình 2-7: Lượng mưa trung bình tháng trạm Văn Lý

Bão

Nằm trong vùng Vịnh Bắc Bộ, Nam Định đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của bão vào áp thấp nhiệt đới, phổ biến thường xảy ra trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10. Theo số liệu thống kê, từ năm 1990 đến năm 2000 trong vùng đã chịu ảnh hưởng của trên 50 cơn bão. Trong những năm gần đây, bão và áp thấp nhiệt đới có xu thế gia tăng. Bão thường hình thành từ phía tây Thái Bình Dương, vượt qua Philippines vào biển đông sau đó đổ bộ vào bờ biển Trung Quốc, Việt Nam hoặc tan trên biển.

Là huyện ven biển nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 ÷ 6 cơn/năm. Những ngày có bão thường xuất hiện mưa úng cục bộ trong đồng, sóng lớn và nước dâng ở cửa sông ven biển.

2.4.1.9. Điều kiện về thủy văn 2.4.1.10. Mạng lưới sông ngòi

Hệ thống thủy nông Giao Thủy tiếp giáp với sông Hồng ở phía Bắc, sông Ninh Cơ ở phía Tây và Tây Nam, vịnh Bắc Bộ ở phía Đông và Đông Nam.

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

Giao Thủy có hệ thống sông ngòi, kênh mương khá dày đặc. Do đặc điểm địa hình, các dòng chảy thường theo hướng Bắc-Nam, các sông lớn như sông Hồng chảy qua Giao Thủy thuộc phần hạ lưu nên lòng sông rộng và không sâu lắm, tốc độ dòng chảy chậm hơn phía thượng lưu. Chế độ nước của hệ thống sông ngòi chia theo hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn.

Sông Vọp bắt nguồn từ cửa Ba Lạt theo hướng Đông Nam ra biển, dài khoảng 10 km, rộng khoảng 200 m, khai thông dòng chảy sông Vọp mang phù sa bồi đắp cho bậc thềm biển tại 3 xã Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải; lượng phù sa tại cửa Ba Lạt bình quân khoảng 1,8 gam/lít.

Hạ lưu sông Trà là nơi phân phối phù sa cho thềm biển thuộc địa phận Vườn quốc gia và vùng đệm sông Vọp và sông Trà; vận chuyền phù sa nước ngọt hòa với nước biển tạo ra môi trường nước hỗn hợp rất thích hợp cho rừng ngập mặn và thủy sản phát triển.

Ngoài ra, còn những lạch triều, lạch sông ăn sâu vào bãi trong, bãi ngoài tạo ra sự cân bằng nguồn nước của Cồn Ngạn.

2.4.1.11. Thủy triều

Thủy triều vùng biển Nam Định mang đặc tính chung của vung biển vịnh Bắc Bộ là chế độ nhật triều, trong 1 ngày có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống; diễn ra hầu hết các ngày trong tháng. Biên độ triều dao động từ 1,5 ÷ 2m.

Do có thủy triều mà rừng ngập mặn và hệ sinh thái được duy trì và phát triển. Thông qua hệ thống sông ngòi kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng. Dòng chảy của sông Hồng kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ vùng cửa sông tạo thành bãi bồi lớn Cồn Lu- Cồn Ngạn.

2.1.3. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý

Việc đánh giá hiện trạng môi trường khu vực dự án đoàn khảo sát thực địa đã tiến hành: điều tra, khảo sát đo đạc, lấy mẫu và phân tích các thông số môi trường như: không khí, chất lượng nước (nước mặt và nước ngầm), mẫu đất vùng dự án.

Mẫu đo các thông số môi trường thể hiện được tính đặc trưng, nổi bật, vị trí có sự thay đổi môi trường khác biệt so với vùng xung quanh và bao được toàn bộ vùng nghiên cứu.

2.4.1.12. Hiện trạng môi trường không khí

Để đánh giá chất lượng không khí khu vực dự án, chúng tôi tiến hành khảo sát và lấy mẫu khí ngày 17 tháng 10 năm 2011. Trong đợt khảo sát tiến hành quan trắc và đo 11 mẫu không khí. Vị trí các điểm đo thể hiện trong hình 2-6

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

Bảng 2-11: Bảng thống kê phương pháp xác định các thông số chất lượng không khí

STT Thông số Đơn vị Thiết bị Phương pháp xác định Ghi chú

1 Nhiệt độ 0C Nhiệt độ Đo tại hiện trường Đo tại hiện trường

2 Độ ồn dBA ISLMT 6226* Đo tại hiện trường Đo tại hiện trường

3 CO mg/m3 DESAGA - 212 Phân tích khối lượng Phân tích tại PTN

4 NOx µg/m3 DESAGA - 212 Phân tích khối lượng Phân tích tại PTN 5 SO2 µg/m3 DESAGA - 212 Phân tích khối lượng Phân tích tại PTN 6 Bụi TSP µg/m3 EPAM - 5000 Phân tích khối lượng Phân tích tại PTN 7 Bụi PM10 µg/m3 EPAM - 5000 Phân tích khối lượng Phân tích tại PTN

8 Bụi Pb µg/m3 EPAM - 5000 Phân tích khối lượng Phân tích tại PTN

* Thiết bị đo tiếng ồn của Mỹ :Integrating Sound Leven Meter Type 6226 (Mỹ)

* Thiết bị lấy mẫu khí (SO2, NO2, CO): DESAGA - 212 (Đức)

*Thiết bị lấy mẫu bụi: Environmental Particle air monitor Model EPAM - 5000 (Mỹ).

Kết quả phân tích vi khí hậu khu vực dự án như sau:

Bảng 2-12: Kết quả đo vi khí hậu khu vực dự án tháng 10/2011

Thời điểm đo

Kết quả vi khí hậu Hướng gió Nhiệt độ

trung bình (OC) Độ ẩm trung bình (%) Tốc độ gió TB (m/s) 7h – 8h Bắc Đông Bắc 25,5 70 1,5 8h – 9h Bắc Đông Bắc 26,0 70 1,6 9h – 10h Bắc Đông Bắc 26,2 69 1,5 10h – 11h Bắc Đông Bắc 27,0 64 1,6 11h – 12h Bắc Đông Bắc 27,5 63 1,4 12h – 13h Bắc Đông Bắc 28,0 61 1,45 13h – 14h Bắc Đông Bắc 27,6 64 1,49 14h – 15h Bắc Đông Bắc 27,5 66 1,56 15h - 16h Bắc Đông Bắc 27,3 67 1,6 16h – 17h Bắc Đông Bắc 26,7 68 1,7

Phương pháp xác định: Trạm quang trắc vi khí hậu (Mỹ)

Nhận xét: Các kết quả vi khí hậu của vùng nghiên cứu nhìn chung phù hợp với tiêu chuẩn đối với khu vực làm việc.

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

Bảng 2-13: Kết quả đo mức âm tại khu vực dự án và khu vực xung quanh

(Tháng 10/2011)

Vị trí Thời gian Độ ồn (dBA)

K1 Buổi sáng 58 Buổi chiều 62 K2 Buổi sáng 52 Buổi chiều 54 K3 Buổi sáng 52 Buổi chiều 55 K4 Buổi sáng 62 Buổi chiều 65 K5 Buổi sáng 60 Buổi chiều 64 K6 Buổi sáng 55 Buổi chiều 58 K7 Buổi sáng 51 Buổi chiều 54 K8 Buổi sáng 48 Buổi chiều 51 K9 Buổi sáng 50 Buổi chiều 54 K10 Buổi sáng 48 Buổi chiều 50 K11 Buổi sáng 47 Buổi chiều 52 QCVN - 26-2010 70 Ghi chú

- QCVN - 26-2010: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn tiếng ồn.

Kết quả quan trắc đo độ ồn ở tại khu vực dự án và các vị trí xung quanh nhìn chung ở mức thấp. Độ ồn trung bình dao động từ 47 – 65 dBA trong khi theo QCVN 26 – 2010 quy chuẩn kỹ thuật về giới hạn tiếng ốn là 70 bBA đối với khu vực ngoài đo thị. Tiếng ồn tại các vị trí xung quanh cũng khá thấp do mức độ tập trung dân cư thấp, phương tiện qua lại thô sơ, đơn giản (chủ yếu là xe máy). Độ ồn trung bình lớn nhất tại vị trí Cống Cát Đàm Hạ có giá trị là 65 dBA vào thời điểm quan trắc có nhiều phương

Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”

Hình 2-9: Biểu đồ độ ồn tại các vị trí trong khu vực dự án, tháng 10/2010

Kết quả phân tích chất lượng không khí

Để đánh giá chất lượng không khí khu vực dự án và các vị trí xung quanh, chúng tôi tiến hành khảo sát và đo 22 mẫu khí tại 11 vị trí (mỗi vị tri đo 2 lần, buổi sáng và buổi chiều). Mẫu được lấy bằng phương pháp hấp thụ với các dung dịch thích hợp, bảo quản theo TCVN 5975-1995, ISO 7934-1998; TCVN 5978-1995, ISO 4221-1980; TCVN 5968-1995; TCVN 5971-1995, ISO 6767-1990 và phân tích theo theo TCVN 5971-1995, ISO 6768/1995.

Bảng 2-14: Kết quả phân tích chất lượng không khí -Tháng 10/2011

Vị trí Thời gian Thông số Bụi TSP µg/m3 Bụi PM10 µg/m3 Bụi Pb µg/m3 CO mg/m3 NOx µg/m3 SO2 µg/m3 K1 Buổi sáng 98 46 KPH 2,45 33 51 Buổi chiều 105 49 KPH 2,61 35 55 K2 Buổi sáng 87 37 KPH 2,00 29 46 Buổi chiều 91 42 KPH 2,28 30 48 K3 Buổi sáng 75 35 KPH 1,88 25 39 Buổi chiều 79 39 KPH 2,07 26 41 K4 Buổi sáng 115 54 KPH 2,88 38 60

Một phần của tài liệu Cải tạo và nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi tưới tiêu chính thuộc hệ thống thủy nông xuân thủy, tỉnh nam định – giai đoạn i (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w