b) Y tế
3.2.3. Phương pháp chuyên gia
Đây được coi là phương pháp rất hiệu quả và thực tế, vì thông qua các trao đổi, hội thảo đóng góp ý kiến, kinh nghiệm của các chuyên gia sẽ xây dựng được các nội dung của báo cáo và đề xuất các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi
Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”
trường một cách hợp lý và phù hợp đối với dự án. Vì vậy, đây là phương pháp có độ tin cậy cao.
Nguồn tài liệu, số liệu nêu trên đã được Chủ dự án, cơ quan tư vấn của chủ dự án thu thập trong quá trình thực hiện dự án, cả trong phòng và ngoài thực địa. Đây là nguồn tài liệu thứ cấp có liên quan đến khu vực dự án nên mức độ tin cậy của các tài liệu này phụ thuộc vào cơ quan ban hành.
Bảng 3-36:Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng
STT Phương pháp Độ tin cậy Nguyên nhân
1 Phương pháp thống kê Cao Dựa theo số liệu thống kê chính thức của tỉnh.
2
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Cao
- Thiết bị lấy mẫu, phân tích có độ chính xác cao.
- Dựa vào phương pháp lấy mẫu tiêu chuẩn
3 Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm 1993
Trung bình
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nên chưa thật sự phù hợp với điều kiện Việt Nam
4 Phương pháp so sánh tiêu
chuẩn Cao
Kết quả phân tích có độ tin cậy cao
5 Phương pháp tham vấn cộng
đồng Cao
Dựa vào ý kiến chính thức bằng văn bản của UBND xã và UBMTTQ xã
6 Phương pháp tham khảo ý
kiến chuyên gia Cao
Dựa vào kỹ năng và kinh nghiệm của các chuyên gia có chuyên môn sâu về lĩnh vực có liên quan để phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất các giải pháp xử lý
Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
Trên cơ sở phân tích và đánh giá tác động của việc xây dựng và hoạt động của Dự án, các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và các tác động có hại đến môi trường lao động được đề xuất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước về bảo vệ môi trường
- Giảm thiểu tới mức tối đa có thể được, áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến đối với các loại chất thải trong quá trình hoạt động Dự án ngay từ giai đoạn đầu - Giải pháp bảo vệ môi trường phải có tính khả thi cao, phù hợp với mục tiêu hoạt động của Dự án và phù hợp với nguồn tài chính của chủ đầu tư
- Có phương án phù hợp đối với những tác động môi trường không thể khắc phục hoặc giảm nhẹ.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường phải được thực thi suốt cả quá trình chuẩn bị, xây dựng công trình và quá trình hoạt động của Dự án.
Những tác động tiêu cực đến môi trường của Dự án có thể xuất phát từ hai nguyên nhân chính: việc thải vào môi trường các chất ô nhiễm và các sự cố phát sinh trong quá trình xây dựng cũng như trong sản xuất. Chiến lược bảo vệ môi trường, phòng ngừa và giảm thiểu gây ô nhiễm xảy ra trong quá trình hoạt động của cơ sở phải được giải quyết tổng hợp bằng nhiều phương pháp. Bằng cả phương pháp quản lý và biện pháp kĩ thuật, giảm tới mức tối đa tác động tiêu cực lên các nhân tố tài nguyên và môi trường sinh thái. Việc khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải của Dự án được tiến hành bằng cách kết hợp 3 biện pháp chính sau đây:
- Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố đầu nguồn: Đây là biện pháp tích cực mang tính phòng ngừa ô nhiễm. Thay đổi công nghệ, thiết bị, nguyên liệu đầu vào sao cho sử dụng tiết kiệm, hợp lý tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu đồng thời ít thải chất độc hại vào môi trường.
- Biện pháp kĩ thuật khống chế ô nhiễm và xử lý chất thải: đây là công nghệ xử lý “cuối đường ống”, chất thải gây ô nhiễm bắt buộc phải xử lý, làm sạch trong phạm vi của dự án, đảm bảo đạt tiêu chuẩn cho phép của dòng thải theo TCVN hiện hành trước khi thải vào môi trường xung quanh
- Biện pháp quản lý và quan trắc môi trường: Giáo dục nhằm giúp công nhân vận hành đúng chế độ công nghệ, cải tiến kĩ thuật để giảm định mức tiêu hao nguyên nhiên liệu, giảm lượng chất thải. Có chế độ thưởng phạt về kinh tế nhằm khuyến khích thực hiện tốt quy chế bảo vệ môi trường. Thường xuyên giáo dục, năng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”
Để khống chế và giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường việc thực hiện đồng bộ và thường xuyên các giải pháp trên là hết sức quan trọng. Ngoài các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật, giao thông, Dự án còn chú trọng đến các vấn đề môi trường ngay từ giai đoạn quy hoạch.
Mặt bằng của dự án bao gồm tổng diện tích đất bị mất tạm thời do lấy mặt bằng thi công cũng như vị trí đổ thải là 88,7 ha; còn mất đất vĩnh viển để mở rộng đường, kênh mương là 26,4 ha thuộc khu đất nông nghiệp, thời gian thi công dự án tương đối dài, vì vậy:
Sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết của Dự án, giải quyết đền bù đất đai hoa màu, tạo điều kiện san lấp mặt bằng theo đúng tiến độ, đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng ngay từ khi lập đồ án thi công.
Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công như việc thi công đất, việc bố trí máy móc thiết bị, biện pháp phòng chống tai nạn lao động, vấn đề phòng chống sét, thứ tự bố trí các kho tàng bến bãi để nguyên vật liệu, lán trại tạm, hậu cần…
Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại. Lập hàng rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm, vật liệu dễ cháy nổ. Thiết kế ánh sáng cho các nơi làm việc ban đêm và bảo vệ công trình. Che chắn những nơi phát sinh bụi, bố trí đường ống tưới nước đường giao thông vào mùa khô tránh phát tán bụi, thùng xe chở nguyên vật liệu được phủ bạt kín.
Lập kế hoạch xây dựng và nhân lực chính xác, tránh chồng chéo giữa các quy trình thực hiện, áp dụng phương pháp và phương tiện xây dựng hiện đại, các quá trình cơ giới hoá và tối ưu hoá trong xây dựng
Kiểm tra thường xuyên các thông số của máy móc, thiết bị thi công. Lắp đặt các đèn báo cháy và các biển báo cần thiết khác. Công nhân làm việc trên công trường được qua đào tạo, tập huấn về các kiến thức cơ bản trong các tình huống khẩn cấp.
Trang thiết bị bảo hộ lao động: quần áo, ủng, găng tay, kính.. được trang bị đầy đủ, đặc biệt là mũ, áo phao cho người làm việc ở vị trí trên mặt nước.
Luôn đặt các phương tiện phòng chống sự cố, dụng cụ an toàn lao động trong tình trạng sẵn sàng hoạt động: bình dập lửa, bể nước cứu hoả, bình oxy, trạm cấp cứu…
Qua các tác động tiêu cực được nhận định ở Chương 3. Trong chương này sẽ đưa ra các biện pháp, giải pháp giảm thiểu, được thực hiện để hạn chế mức tối đa các tác động môi trường tiêu cực gây ra trong các giai đoạn hoạt động của dự án. Các biện pháp
Hệ thống thủy nông Xuân Thủy, tỉnh Nam Định – Giai đoạn I”
án bao gồm: (1) giai đoạn chuẩn bị dự án, (2) giai đoạn thi công, (3) giai đoạn vận hành dự án.