Phát hiện và đóng góp của nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến sự đồng biến giữa các TTCK - Tiếp cận từ mô hình Spatial Econometrics Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Kinh Tế, 2014 (Trang 82)

Bằng mô hình Spatial econometrics với dữ liệu thị trường chứng khoán và các chỉ số kinh tế vĩ mô các quốc gia cùng các số liệu kinh tế song phương, đo lường hội nhập kinh tế, nghiên cứu đã chỉ ra được: (1) Có tồn tại tính đồng biến giữa các thị trường chứng khoán trên thế giới. (2) Mức độ đồng biến cao hơn trong thời kỳ khủng hoảng và ngày càng tăng theo thời gian. Nghiên cứu có sử dụng lại các đo lường đã được kiểm định bởi Asgharian et al. (2013) và bổ sung đo lường mới cho ma trận trọng số không gian đo lường hội nhập kinh tế tài chính song phương dựa trên đầu tư gián tiếp FPI, foreign claim và chỉ số KaOpen của Chinn and Ito (2008). Kết quả cho thấy (3) tất cả các đo lường được chọn để lập ma trận trọng số không gian đều giải thích được tính đồng biến giữa các thị trường chứng khoán. Trong số đó, đo lường mới bằng KaOpen song phương và khoảng cách địa lý phản ánh tốt nhất ở mọi thời kỳ và tất cả các phương pháp kiểm định, ước lượng mô hình được lựa chọn. (4) Ngoài KaOpen và khoảng cách địa lý, đo lường bằng, dao động tỷ giá, thương mại song phương là các đo lường tương đối tốt. Các đo lường bằng đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, foreign claim là kém nhất. Các đo lường hội tụ lãi suất, hội tụ lạm phát cũng kém.

Có thể nói, nghiên cứu này đã kiểm định và khẳng định khả năng đo lường mức độ phụ thuộc giữa các thị trường chứng khoán thông qua các chỉ số kinh tế song phương. Nghiên cứu đã đóng góp bổ sung cho ứng dụng lý thuyết spatial

econometrics trong nghiên cứu các vấn đề tài chính. Đo lường KaOpen song

phương mà nghiên cứu này đưa ra dựa trên chỉ số KaOpen thực sự là một đo lường có giá trị, đáng được quan tâm bởi các nghiên cứu sâu hơn sau này trong lý thuyết

tài chính, tài chính quốc tế. Điều này cũng cho thấy các cam kết lý thuyết của các

chính phủ về mở cửa thị trường vốn (được dùng để xây dựng chỉ số KaOpen) có tác động đáng kể và rõ nét đến tính đồng biến giữa thị trường chứng khoán một quốc gia với thị trường quốc tế.

Kết quả của nghiên cứu này có thể được sử dụng cho các nhà quản lý tài chính khi nhận định về sự tương quan, xu hướng phụ thuộc, đồng biến giữa các thị trường chứng khoán, từ đó phục vụ cho quản lý danh mục đầu tư, quản trị rủi ro đầu tư tài chính.

Kết quả cũng có thể được tham khảo đối với các nhà làm chính sách quản trị tài chính, tiền tệ quốc gia phục vụ mục tiêu quản lý thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến sự đồng biến giữa các TTCK - Tiếp cận từ mô hình Spatial Econometrics Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Kinh Tế, 2014 (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)