Lạm phát

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến sự đồng biến giữa các TTCK - Tiếp cận từ mô hình Spatial Econometrics Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Kinh Tế, 2014 (Trang 48)

Giá chứng khoán có liên quan mật thiết đến dòng tiền từ chứng khoán và lãi suất chiết khấu. Mà lãi suất chiết khấu để định giá chứng khoán lại được định lượng quan hệ với lạm phát kỳ vọng.

Fed model đề xuất bởi Modigliani and Cohn (1979) mô tả rằng tỷ suất sinh lợi chứng khoán với trái phiếu là đồng biến và có cùng xu hướng tương quan dương với lạm phát kỳ vọng. Bằng chứng thực nghiệm cũng được khẳng định bởi Bekaert and Engstrom (2010), Alagidedea and Panagiotidis (2010), Schmeling and Schrimpf (2011).

Tuy nhiên đối với lạm phát ngoài kỳ vọng, các nghiên cứu phần lớn chỉ ra mối quan hệ nghịch với tỷ suất sinh lợi. Trong số đó là Fama and Schwert (1977), Lia et al. (2010). Nhưng Berkaert and Wang (2010) lại chỉ ra ở một số nước thì mối quan hệ dương nhưng ở một số lại âm.

Alagidedea and Panagiotidis (2012), Kim and In (2005) chứng minh được mối quan hệ dương giữa tỷ lệ lạm phát thực tế với tỷ suất sinh lợi chứng khoán.

Oxman (2012) cho rằng mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi với lạm phát là khá phức tạp, tuỳ thuộc vào phương pháp đo lường lạm phát và qua cách chia thành nhiều kỳ nhỏ với nhiều phương pháp đo lường lạm phát thì hầu hết các kết quả cho không có mối liên hệ nào giữa lạm phát với tỷ suất sinh lợi.

Trong nghiên cứu này, lạm phát được đo lường qua ba biến. Lạm phát thực tế (Inflation), lạm phát kỳ vọng (ExpInflation) và lạm phát ngoài kỳ vọng (UnexInflation).

Lạm phát thực tế được tính bằng thay đổi logarith của chỉ số CPI hằng tháng. Lạm phát kỳ vọng tính bằng lạm phát thực tế của tháng tương ứng của năm trước đó. Lạm phát ngoài kỳ vọng là chênh lệch giữa lạm phát thực tế với lạm phát kỳ vọng. Ba biến này nếu cùng được đưa vào mô hình sẽ gây nên hiệu ứng đa cộng tuyến nên sẽ khi thực hiện sẽ tuỳ chọn lạm phát ngoài kỳ vọng với một trong số còn lại tuỳ thuộc vào kết quả.

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến sự đồng biến giữa các TTCK - Tiếp cận từ mô hình Spatial Econometrics Luận văn thạc sĩ Trường Đại Học Kinh Tế, 2014 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)