- Xác định một cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Để có một cơ cấu vốn đạt tới sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất làm cho chi phí vốn thấp nhất và giá cả cổ phiếu của công ty là cao nhất. Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng hay thu hẹp quy mô nhưng vẫn giữ nguyên cơ cấu vốn thì chi phí vốn vẫn là thấp nhất. Tại cơ cấu vốn này lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và tình hình tài chính của doanh nghiệp là lành mạnh.
- Tăng khả năng sinh lợi từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu, mọi nỗ lực của doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, nâng cao hiệu quả VLĐ cũng đồng nghĩa với việc gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cũng là các biện pháp làm tăng lợi nhuận. Để tăng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải giảm được tối đa chi phí sản xuất kinh doanh nhưng vẫn nâng cao được số lượng và chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng doanh thu cũng là một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
- Giảm thiểu VLĐ sử dụng thông qua việc tăng cường công tác quản lý VLĐ. Nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn trên cơ sở xác định chính xác nhu cầu VLĐ thường xuyên tối thiểu đồng thời xây dựng kế hoạch tìm kiếm nguồn tài trợ với chi phí thấp nhất và hợp lý nhất cho nhu cầu vốn này.
- Tăng tốc độ luân chuyển còn ở tất cả các khấu của quá trình sản xuất. Đối với khâu sản xuất: để đẩy nhanh được tốc đọ luân chuyển của VLĐ thì biện pháp chủ yếu là rút ngắn chu kỳ sản xuất. Muốn vậy, doanh nghiệp phải có những biện pháp rút ngắn thời gian làm việc trong quá trình công nghệ và thời gian gián đoạn giữa các khâu trong sản xuất.
Trên thực tế chu kỳ sản xuất dài hay ngắn là do tình hình kỹ thuật, loại sản phẩm, công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất và trình độ lành nghề của công nhân quyết định. Vì vậy, việc đưa kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy tăng nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ nhờ đó rút ngắn
được thời gian sản xuất và sản phẩm dở dang cũng giảm đi.
Đối với khâu lưu thông; thời gian luân chuyển VLĐ trong khâu lưu thông về cơ bản phụ thuộc vào cách tổ chức những hoạt động tiêu thụ và mua sắm. Các doanh nghiệp phải rút ngắn thời gian luân chuyển đến mức tối thiểu. Muốn vậy, doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ, khả năng sản xuất tối đa của doanh nghiệp và quản lý tốt khâu này. Vốn thành phẩm nằm trong giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp. Nếu quản lý vốn không tốt ở khâu này thì tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, làm cho những kết quả tăng tốc độ luận chuyển và tiết kiệm vốn ở các khâu trước bị ảnh hưởng.
Một trong những giải pháp hữu hiệu để tăng tốc độ luân chuyển vốn trong khâu lưu thông là nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, ký kết được những hợp đồng đảm bảo cho sản xuất liên tục và tiêu thụ nhanh chóng.