cổ phần Davos viet nam.
* Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Qua phần phân tích ở trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận tác động trực tiếp tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. Hai nhân tố này có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng nghĩa với việc tăng doanh thu và lợi nhuận. Các yếu tố tác động làm tăng doanh thu và lợi nhuận cũng chính là nhân tố tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. Vì thế, ta cần đi sâu xem xét các nhân tố tác động làm tăng, giảm lợi nhuận và doanh thu của công ty từ đó có giải pháp hữu hiệu để tăng cường hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.
Qua số liệu của công ty ta thấy doanh thu của công ty tăng chủ yếu do khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng. Năm 2010 công ty tiêu thụ được 5300 nghìn tấn thép cán nóng, năm 2011 số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên 6000 nghìn tấn và năm
2012 là 6700 nghìn tấn. Mặc dù giá cả một số mặt hàng của công ty giảm hơn so với năm trước do có sự cạnh tranh về giá giữa các công ty nhưng nhìn chung sản lượng bán ra vẫn tăng nene doanh thu của công ty tăng đáng kể. Từ đó cho thấy để tăng doanh thu công ty phải tìm cách tăng để tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ.
Doanh thu của công ty giảm chủ yếu là do giá bán hàng hóa giảm. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước mà yếu tố giá cả và dịch vụ là một trong những yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ nhất đối với tất cả các mặt hàng nói chung và đối với những sản phẩm thép nói chung.
Như đã phân tích ở trên, ta thấy lợi nhuận có mối quan hệ thuận chiều với sức sinh lợi của VLĐ và nâng cao hiệu quả VLĐ cũng đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. Vì vậy, để tăng được lợi nhuận phải đi sâu nghiên cứu xem xét các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp làm tăng, giảm lợi nhuận của công ty.
Qua số liệu thực tế của công ty CỔ PHẦN DAVOS VIET NAM ta thấy lợi nhuận của công ty tăng chủ yếu là do doanh thu bán hàng tăng vì trong điều kiện các nhân tố tác động không đổi thì doanh thu bán hàng có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận, do đó doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng và ngược lại. Ta thấy tổng doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 114.537 triệu, năm 2012 tăng 201.123 triệu so với năm 2011 làm cho lợi nhuận cũng tăng thêm một lượng tương ứng là 114.637 triệu và 201.123 triệu đồng.
Bên cạnh đó, do chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm làm cho lợi nhuận tăng: năm 2011 tăng 2.466 triệu và năm 2012 tăng 3.742 triệu đồng
Mặt khác, lợi nhuận của công ty giảm do giá vốn hàng bán tăng. Đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng chủ yếu đến lợi nhuận và có mối quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Do vậy, tiết kiệm chi phí sản xuất để giảm giá vốn hàng bán và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.
Qua đó cho thấy khuếch đại doanh thu và lợi nhuận, giảm được chi phí có một vai trò rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.
* Công tác quản lý dự trữ
trọng khá lớn trên 40% TSCĐ đặc biệt năm 2006 con số này lên tới 51,86%. Bởi vậy, quản lý tốt hàng tồn kho sẽ góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty mà cụ thể là tác động trực tiếp làm giảm thiểu được VLĐ sử dụng bình quân và tránh được VLĐ bị ứ đọng trong khâu dự trữ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho.
Ta đã biết, công ty cổ phần Davos viet nam là doanh nghiệp thương mại chỉ dự trữ hàng tồn kho dưới một dạng duy nhất là sản phẩm hoàn chỉnh chờ được tiêu thụ. Mặc dù vậy, mức độ đầu tư vào lượng hàng tồn kho của công ty có khuynh hướng phụ thuộc vào khả năng phân phối. Việc tính toán để cân bằng giữa chi phí và rủi ro trong việc dự trữ lượng hàng hóa tồn kho ít hay nhiều rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
Qua số bảng số liệu ta thấy năm 2012 tỷ lệ hàng tồn kho giảm đi đáng kể; từ 5186 % giảm xuống còn 35,45 %. Điều này chứng tỏ công ty đã quản lý tốt hàng tồn kho, đẩy mạnh khâu bán hàng làm giảm hàng tồn kho nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
* Công tác quản lý phải thu
Công tác quản lý khoản phải thu có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ luân chuyển VLĐ trong khâu lưu thông. Quản lý tốt các khoản phải thu sẽ góp phần thu hồi nhanh chóng đồng vốn và đưa nhanh lượng vốn vào quá trình kinh doanh. Có như vậy mới tăng được vong quay của VLĐ và tận dụng được cơ hội kinh doanh.
Ta có thể xem xét đến mức độ ảnh hưởng của khoản phải thu đến hiệu quả sử dụng VLĐ thông qua các chỉ tiêu sau:
BẢNG 10: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHẢI THU
STT Chỉ tiêu 2011 2012
1 Doanh thu (tr.đ) 605.045 806.168
2 Doanh thu bình quân 1 ngày (tr.đ) 1.681 2.233
3 Tỷ trọng các khoản phải thu trong ∑ TSCĐ (%) 29,72 34,40
4 Tỷ lệ phải thu / phải trả (%) 111,62 199,50
5 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 36 47
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty trong những năm 2011, 2012)
Nhìn vào số liệu trên bảng ta thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty tăng do doanh thu hàng năm tăng mạnh (năm 2012 tăng 33,24% so với năm 2011) tác động
trực tiếp làm tăng sức sản xuất của VLĐ tăng 0,943 và làm doanh thu bình quân ngày tăng từ 1.681 triệu lên đến 2.239 triệu.
Cùng với việc tăng doanh thu thì khoản mục phải thu cũng tăng lên đáng kể, năm 2011 khoản phải thu chỉ chiếm 29,72% VLĐ, năm 2012 khoản này đã tăng lên đến 34,40% VLĐ so với tốc độ tăng 126,6%. Như vậy, tốc dộ tăng khoản phải thu cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu (33,24%). Điều này chứng tỏ rằng việc tăng doanh thu của công ty ảnh hưởng không nhỏ bởi chính sách tín dụng thương mại.
Đi vào tình hình cụ thể của công ty ta thấy các khoản phải thu tăng lên là do các khoản phải thu khách hàng tăng từ 60.481 triệu năm 2011 lên đến 104.686 triệu năm 2012 tăng 44.195 triệu hay 161,37% còn các khoản phải thu nội bộ chủ yếu là vốn kinh doanh của đơn vị trực thuộc và phải thu khác có sự biến động không đáng kể chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong các khoản phải thu (trên dưới 20%). Điều đó càng chứng tỏ tầm quan trọng chính sách tín dụng thương mại với việc mở rộng quy mô hoạt động của công ty. Ngày nay cạnh tranh trong nước và khu vực ngày càng trở nên gay gắt vì vậy muốn vươn lên trong cuộc cạnh tranh và mở rộng quy mô thì doanh nghiệp không thể không sử dụng chính sách tín dụng thương mại. Song yếu tố này như con dao hai lưỡi, nó có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh thu nhưng đồng thời nợ khó đòi tăng lên làm ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Do vậy, công ty phải cân nhắc kỹ lưỡng áp dụng những phương thức đa dạng và tùy theo tình hình cụ thể .
Nếu so sánh khoản phải thu và khoản phải trả của công ty thì ta thấy công ty bị chiếm dụng vốn rất lớn. Năm 2012 trong khi các khoản phải thu tăng lên thì các khoản phải trả giảm xuống làm cho tỷ lệ phải thu tăng lên tới 2424,26%. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho công ty trong việc tìm kiếm nguồn tài trợ cho phần vốn bị khách hàng chiếm dụng và gây ra gánh nặng lãi vay ngân hàng đối với công ty. Vì vậy, công ty cần phải thu hồi nhanh chóng các khoản nợ của khách hàng tránh tình trạng nợ khê đọng và hạn chế bán chịu để nhanh chóng đưa vốn cào quá trình tái sản xuất, tăng tốc độ lưu chuyển vốn trong khâu lưu thông qua đó góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng VLĐ.
Bên cạnh đó, công tác quản lý các khoản phải thu của công ty có những bước tiến rõ rệt biểu hiện qua kỳ thu tiền bình quân giảm xuống. Năm 2010 kỳ thu tiền bình quân là 51 ngày, năm 2011 là 36 ngày và năm 2012 là 47 ngày. Sở dĩ có sự giảm đáng kể này là do doanh thu của công ty tưng lên mặc dù các khoản phải thu cũng tăng lên. Chứng tỏ công tác quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp ngày một tiến bộ và chặt chẽ. Từ chỗ doanh nghiệp phải mất hơn hai tháng để đòi lại được một khoản phải thu thì hiện nay chỉ còn gần hai tháng. Đây là một lỗ lực lớn của công ty vì trong khi các khoản phải thu tăng mạnh mà công ty vẫn giảm được kỳ thu tiền bình quân thì đó là một cố gắng lớn của đội ngũ cán bộ quản lý công ty. Song số ngày trung bình thu được các khoản phải thu của công ty là quá lâu. Do vậy, công ty bị vẫn ứ đọng nhiều vốn trong khâu này do bị chiếm dụng. Đây là một trong những nhuyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong thời gian qua.
Tóm lại công tác quản lý phải thu của công ty vẫn còn nhiều bất cập mà công ty cần phải giải quyết kịp thời mà cụ thể là thời gian thu hồi các khoản phải thu của khách hàng. Điều đó cho thấy công ty vẫn lưu ý tới việc xét duyệt cho khách hàng được hưởng chính sách tín dụng thương mại sao cho hợp lý nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cũng như đạt được mục tiêu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
* Công tác quản lý tiền mặt và tình hình thanh toán của công ty.
Hiện nay ở nước ta thị trường chứng khoán mới phát triển nên việc dự trữ các chứng khoán còn chưa phổ biến. Do vậy, vốn bằng tiền của công ty chủ yếu là tiền mặt và tiền gởi ngân hàng. Xu hướng chung của các công ty là giữ mức tiền mặt tối thiểu nhất để giảm tối đa chi phí do việc nắm giữ tiền mặt. Cũng theo xu hướng đó, tỷ trọng tiền mặt trong tổng TSLĐ tại công ty Cổ Phần Davos Viet Nam là rất thấp. Năm 2010 là 3,10%, năm 2011 tỷ trọng TSLĐ này có tăng lên đến 4,72% nhưng đến năm 2012 lại tụt xuống còn 3,13%. Việc sự trữ một lượng tiền mặt quá thấp như thế sẽ dẫn đến hai mặt trái ngược nhau, một mặt công ty sẽ tăng cường được các TSLĐ sinh lãi, giảm được chi phí cơ hội của việc giữ tiền, mặt khác với cơ cấu vốn mà tỷ trọng nợ khá cao thì tỷ trọng tiền mặt thấp như vậy sẽ ảnh hưởng tới khả
năng thanh toán của doanh nghiệp, sẽ có lúc doanh nghiệp phải đi vay ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cảu mình và với những khoản vay đột xuất đó lãi suất không phải là thấp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Về tình hình thanh toán của công ty, ta có thể nói rằng tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của công ty là không ổn, nợ phải trả luôn gấp đôi và hơn gấp đôi VCSH, nguồn VLĐ thường xuyên luôn âm. Năm 2011 nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty là -100.375 triệu, năm 2011 là -80.062 triệu và năm 2012 là -170.044 triệu. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong thời gian qua. Đi vào tình hình cụ thể có thể xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán của công ty được biểu hiện qua biểu đồ sau:
BIỂU 5: NHU CẦU THANH TOÁN VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
Trong ba năm vừa qua cả nhu cầu thanh toán và khả năng thanh toán đều tăng nhưng nhu cầu thanh toán tăng nhanh hơn khả năng thanh toán một chút. Tình hình tài chính của doanh nghiệp có vẻ xấu đi. Nếu công ty không có biện pháp cải thiện tình hình này dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Trong nhu cầu thanh
toán của công ty thì vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao (trên 80%). Vì vậy trong thời gian tới công ty phải giảm bớt vay ngắn hạn để giảm nhu cầu thanh toán xuống ít nhất bằng khả năng thanh toán.
Để đánh giá một cách chính xác và cụ thể hơn nữa tình hình thanh toán của công ty ta xem xét các chỉ tiêu sau.
BẢNG 11: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ HỆ SỐ THANH TOÁN
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012
1 Hệ số TT ngắn hạn (TSLĐ/Nợ ngắn hạn) 0,995 0,988 0,993 2 Hệ số TT nhanh (Tiền+Pthu/Nợ ngắn hạn) 0,488 0,476 0,641 3 Hệ số TT tức thời (Tiền/Nợ đến hạn) 0,38 0,42 0,51
(Nguồn: Bảng báo cáo của công ty)
Hệ số thanh toán ngắn hạn cho ta biết khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính doanh nghiệp là khả quan. Bởi vì khi đó tổng TSLĐ của doanh nghiệp lớn hơn nợ ngắn hạn có nghĩa là khi đến hạn trả nợ doanh nghiệp có thể dùng TSLĐ của mình để trả nợ mà không cần phải bán TSLĐ. Ngược lại, khi hệ số này nhỏ hơn 1 thì tình hình tài chính cảu doanh nghiệp là không tốt, khi đó TSLĐ của doanh nghiệp không đủ để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn mà phải dùng một phần TSCĐ để tài trợ cho nó. Mà chúng ta đã biết TSCĐ là loại tài sản có tính lỏng thấp và như vậy chi phí để chuyển hóa TSCĐ thành tiền là rất cao, nếu doanh nghiệp phải dùng TSCĐ để trả nợ ngắn hạn thì sẽ gây thiệt hại rất lớn. Bởi vậy, doanh nghiệp nên cố gắng duy trì hệ số thanh toán này ít nhất là bằng 1.
Qua số liệu Bảng 11 cho thấy, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty luôn thay nhỏ hơn 1 và lại có xu hướng giảm dần nhất là năm 2006 hệ số này giảm xuống còn 0.988 điều này là không tốt, chứng tỏ TSLĐ của công ty không đủ đáp ứng nợ ngắn hạn mà phải dùng một phần TSCĐ để trả nợ. Tình trạng này là do công ty đầu tư TSCĐ bằng nợ ngắn hạn đặc biệt trong năm 2011 công ty đã đầu tư công nghệ cho việc sản xuất, gia công một số sản phẩm.
ngắn hạn, đến hạn của doanh nghiệp mà không cần đến hạn, đến hạn của doanh nghiệp mà không cần đến hàng tồn kho vì đây là loại hàng hóa dễ bị mất giá khi bán vội. Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhanh được các khoản cần thanh toán. Đi vào tình hình thực tế của công ty CPDVVN ta thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty cũng rất thấp, năm 2012 hệ số này có tăng so với hai năm 2010, 2011 nhưng mới chỉ là 0,641. Như vậy, nếu công ty không dùng đến hàng tồn kho thì việc thanh toán nhanh các khoản nợ là rất khó khăn. Nguyên nhân là do hàng tồn kho của công ty luôn chiếm một tỷ trọng cao trên 50% giá trị TSLĐ. Hệ số thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến hạn của doanh nghiệp mà không cần thu các khoản phải thu và bán hàng tồn kho. Thực tế cho thấy, nếu hệ số này lớn hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên, hệ số này quá cao lại dẫn đến tình trạng lãng phí vốn, vóng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Qua số