BẢNG 6: CƠ CẤU TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY.
Đvt: Tr.đ
Năm
Chỉ tiêu Lượng2010 % Lượng2011 % Lượng2012 %
1. Vốn bằng tiền 6.267 3,10 9.598 4,72 9.508 3,13
2. Các khoản PT 80.356 39,70 60.481 29,72 104.686 34,40 3. Hàng tồn kho 103.180 50,98 105.518 51,86 107.885 35,45
4. TSLĐ khác 12.595 6,22 27.875 13,70 82.239 27,02
5. Tổng TSLĐ 202.398 100 203.472 100 304.318 100
(Nguồn: Báo cáo công ty năm 2010, 2011, 2012)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong cơ cấu TSLĐ các khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trên (90% tổng TSLĐ). Vốn bằng tiền và TSLĐ khác chiếm tỷ trọng không đáng kể và khá ổn định. TSLĐ của công ty tăng chủ yếu do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng. Cụ thể vốn bằng tiền chỉ chiếm trên 3%, năm 2011 cao hơn năm 2010 1,67% nhưng năm 2012 giảm xuống còn 3,13%. Khoản phải thu của công ty biến động khá phức tạp, năm 2011 các khoản phải thu giảm 24,73% so với năm 2010, năm 2012 các khoản phải thu tăng đột biến 73,01% so với năm 2011. Như vậy , năm 2011 công ty đã làm tốt công tác thu hồi số nợ so với hai năm 2010 và 2012. Hàng tông kho của công ty có tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm dần theo các năm: năm 2010 tỷ trọng hàng tồn kho là 50,98%, năm 2011 là 51,86%, năm 2012 tỷ trọng nằy giảm xuống còn 35,45%. Sự gia tăng của hàng tồn kho về mặt tuyệt đối là có cơ sở vì sự biến động của thị trường bất ổn định nên sản lượng hàng bán ra so với hàng nhập giảm.
Như trên đã nói tỷ trọng TSLĐ của công ty TNHH IPC là khá lớn, do đó nguồn tài trợ cho TSLĐ của công ty khách hàng không chỉ từ nguồn vốn chủ sở hữu mà còn từ nguồn vốn vay ngắn hạn Ngân hàng và nguồn vốn chiếm dụng. Ta có thể thấy cớ cấu tài trợ cho tài sản của công ty qua bảng sau:
BẢNG 7: CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG THEO NGUỒN
Đvt: Tr.đ
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- %
1 Nguồn vốn CSH 45.162 22,31 46.184 22,70 48.267 15,86 1.022 2,26 2.083 4,51
2 Nguồn vốn vay 104.073 51,42 103.103 50,67 203.576 66,90 -970 -0,93 100.473 97,45 3 Nguồn chiếm dụng 53.163 26,27 54.185 26,63 52.475 17,24 1.022 1,92 -1.710 -3,16
Tổng VLĐ 202.398 100 203.472 100 304.318 100
Qua số liệu của bảng trên ta thấy, trong cơ cấu VLĐ của công ty thì vốn vay và vốn chiếm dụng là chủ yếu (trên 70%) đặc biệt là vay ngắn hạn luôn chiếm tên 50% chứng tỏ TSLĐ của công ty luôn được tài trợ chủ yếu bởi hai nguồn vốn này. .
Đối với nguồn vốn vay ngắn hạn của công ty ngày càng tăng giảm không theo quy luật nào cả mà thay đổi tùy theo tình hình cụ thể của từng thời kỳ. Năm 2010 vốn vay chiếm 51,42% tổng VLĐ, năm 2011 vốn vay giảm cả về tỷ trọng và số tuyệt đối so với năm 2010 giảm 970 triệu đồng hay 0,93% VLĐ. Điều đáng lưu ý ở đây là tỷ trọng vay ngắn hạn trong tổng VLĐ của công ty là khá cao so với tỷ lệ của toàn ngành có thể gây ra tình trạng căng thẳng trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nếu công ty không sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả.
Nếu tỷ trọng vốn vay là lớn thì tỷ trọng nguồn vốn chiếm dụng của công ty chỉ chiếm trên dưới 20% tổng VLĐ, riêng năm 2012 nguồn vốn này còn giảm 3,16% so với năm 2011. So sánh nguồn vốn chiếm dụng với nguồn vốn bị chiếm dụng của công ty thì ta thấy công ty bị chiếm dụng vốn điều này là không tốt đòi hỏi công ty phải có sự điều chỉnh kịp thời.
Qua phần phân tích trên chúng ta đã nắm được cơ cấu VLĐ của công ty, nhưng VLĐ đó đầu tư vào các khoản mục (vốn bằng tiền, các khoản phải thu và dự trữ) có hợp lý không thì ta phải xem xét tình hình sử dụng VLĐ của công ty.