* Nguyên nhân khách quan
- Cạnh tranh giữa các công ty tăng cao khi VN gia nhập WTO
- Giá cả hàng hóa nhập khẩu thường xuyên biến động: Với đặc thù là ngành sản xuất có vốn bỏ ra lớn rất lớn, thép chủ yếu được bán cho những công trình xây dựng, các DN thép đều khẳng định không thể thực hiện được quy định ''chỉ được duy trì hoạt động kinh doanh phân phối thép khi thiết lập được hệ thống phân phối của mình qua các công ty, chi nhánh, cửa hàng và qua các tổng đại lý, đại lý bán lẻ thuộc DN khác''.
Trên thực tế, không có nhà sản xuất nào đủ vốn để chờ đến lúc các công trình xây dựng được Nhà nước quyết toán (thậm chí hàng năm) mới thu được tiền. Vì vậy, họ chỉ tập trung vào khâu sản xuất là chính, còn tiêu thụ sản phẩm theo phương thức mua đứt bán đoạn, không thể qua hệ thống đại lý được.
Nhu cầu thép tăng cao đã khiến cho thị trường thép luôn nóng trong thời gian qua. Chỉ mới cách đây mấy tháng, giá thép tăng mạnh từ bình quân trên 11.000 đồng/kg lên 14.000-15.400 đồng/kg, khiến thị trường vật liệu xây dựng lao đao, kéo theo nhiều mặt hàng xây dựng cùng tăng giá. Nguyên nhân cơ bản vẫn là vấn đề ngành thép Việt Nam quá phụ thuộc vào thị trường bên ngoài và chưa có chính sách dự trữ hàng hiệu quả để bình ổn giá. Thêm vào đó là sự mất cân đối nghiêm trọng trong quá trình sản xuất thép. Trong khi công suất cán nóng dư thừa 30 - 40% thì công suất luyện chỉđạt 40% nhu cầu. Nguyên liệu lại phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài.
Giá thép tăng mạnh đã khiến cho Chính phủ phải vào cuộc để kiểm tra xem có hay không hiện tượng đầu cơ tăng giá. Lý giải cho việc tăng giá, các doanh nghiệp đều cho rằng, giá phôi thép nhập khẩu tưng mạnh, giá nhập khẩu bình quân là 910- 930 USD/ tấn, giá nhập khẩu thép phế khoảng 630- 640 USD/ tấn, do vậy giá thép các loại xây dựng tăng.
Vào thời điểm này, một số doanh nghiệp sản xuất được phôi thép sẽ chiếm được lợi thế trên thị trường và kiếm được lợi nhuận cao. Trong khi đó, Công ty CPDVVN chưa sản xuất được phôi thép mà chủ yếu là nhập khẩu mà có vì vậy đã phải chịu một lượng chi phí lớn cho hoạt động kinh doanh của mình.
Nhà cung ứng thép có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về chất lượng thép do mình đã cung ứng và thực hiện một số nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, chứ không có trách nhiệm cũng như không đủ điều kiện để chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh và giá thép do mình cung ứng trên thị trường, đồng thời nhà cung ứng không thể áp đặt giá đối với mạng lưới phân phối thép không phải là đơn vị trực thuộc.
Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, Điều 1 Quy chế quy định: “Quy chế này điều chỉnh hoạt động kinh doanh thép xây dựng trên thị trường Việt Nam”; Điều 2 quy định: “Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thép xây dựng thuộc mọi thành phần kinh tế”. Tuy nhiên nội dung Quy chế lại chỉ tập trung vào quy định quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thép xây dựng thông qua hình thức đại lý.
Chính sự chưa tương xứng về nội dung của Quy chế với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng đã dẫn đến nhiều cách hiểu không thống nhất, gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện Quy chế từ khi ban hành đến nay.
* Nguyên nhân chủ quan
- Nhân viên trong công ty đa phần là trẻ trong đó có nhiều người mới ra trường nên chưa có kinh nghiệm cần phải đào tạo thêm
- Công nghệ của doanh nghiệp còn yếu kém nên doanh nghiệp thường nhập khẩu thép từ nước ngoài rồi bán ra thị trường trong nước hưởng hoa hồng, chỉ một số sản phẩm được doanh nghiệp gia công chế biến. Do đó, một phần lợi nhuận lớn đã không được doanh nghiệp khai thác
- Cơ chế quản lý vốn lưu động của công ty chưa thật hợp lý. Phần lớn tài sản lưu động của công ty được tài trợ bằng nợ ngắn hạn mà trong đó vay ngắn hạn chiếm 70% đến 80% với xu hướng ngày càng tăng, trong khi đó nguồn vốn chiếm dụng và vốn sở hữu chiếm một tỷ lệ không đáng kể. Điều này dẫn tới nguồn vốn lưu động của công ty thường xuyên âm gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động và doanh thu của công ty
- Thực trạng quản lý phải thu của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Tốc đọ tăng của các khoản phải thu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu và các khoản phải trả; điều đó chứng tỏ công ty bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn lớn, gây ứ đọng vốn ở thanh toán làm giảm vòng lưu động và giảm hiệu quả sử dụng vốn.
- Khả năng thanh toán của doanh nghiệp không được đảm bảo đưa doanh nghiệp vào thế mạo hiểm do sử dụng quá nhiều nợ, tỷ trọng hàng tồn kho và các khoản phải thu quá lớn mà tiền lại ít.
- Tiếp cận thị trường còn những khâu yếu kém. Cụ thể là có một số thị trường công ty không chủ động tìm kiếm khách hàng mà để cho khách hàng tự tìm đến công ty ký kết hợp đồng hoặc ký hợp đồng với công ty khác. Đặc biệt khi tìm nguồn cung cấp hàng từ các bạn hàng
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY