GIAN TỚI
Trong những năm qua công ty CPDVVN đã đạt được những kết quả rất đáng phấn khởi. Doanh thu và lợi nhuận của công ty luôn tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, không dừng đó công ty CPDVVN vẫn không ngừng vươn lên phát huy nội lực và tận dụng mọi tiềm lực để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh góp phần trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Cụ thể trong những năm tới công ty đề ra phương hướng tăng trưởng hàng năm khoảng từ 20% đến 25%. Ngoài ra công ty còn tìm những biện pháp tổ chức sản xuất, quản lý, khai thác nhiều đơn hàng trực tiếp để luôn nâng cao được tỷ lệ lợi nhuận đầu tư cho phát triển doanh nghiệp tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho công nhân viên, tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước và tăng thu nhập bình quân năm.
Trên cơ sở những thành quả đạt được trong những năm qua công ty đã xây dựng kế hoạch dự kiến năm 2013 với tổng doanh thu là 70 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu là hơn 50 tỷ còn lại là doanh thu trong nước.
Trong những năm tới công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm các phương án phát triển mở rộng thị trường trong nước. Hiện tại thị trường tiêu thụ thép chủ yếu của công ty là Hà Nội, Hải Phòng, thành phố HCM và một số tỉnh lân cận Hà Nội. Mục tiêu sắp tới của công ty là hướng đến thị trường các tỉnh miền trung- khu vực thị trường mà công ty bắt đầu tiếp cận và được nhận định sẽ hứa hẹn nhiều tiềm năng khai thác. Hiện tại, công ty đang tập trung chú trọng phát triển nguồn nhân lực bằng việc tăng cường tuyển thêm nhân viên, tiến hành chuyên môn hóa trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Với định hướng đặt ra là mỗi nhóm, mỗi nhân viên sẽ chuyên về một mảng thị trường hoặc một nhóm sản phẩm nhất định, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hoàn thành tốt kế hoạch đặt ra.
trường nước ngoài vì đây là một tiềm năng lớn đặc biệt thuận lợi khi Việt Nam gia nhập WTO
3.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
3.2.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên tối thiểu, lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn
Để tăng cường hiệu quả của số VLĐ bỏ ra điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là phải xác định được nhu cầu VLĐ tối thiểu. Đó là lượng VLĐ tối ưu vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục hiệu quả vừa giúp cho công tác sử dụng VLĐ được chủ động, hợp lý, tiết kiệm.
Thực trạng sử dụng VLĐ của công ty cho thấy công ty chưa thực sự chủ động trong công tác tổ chức và sử dụng vốn. Điều này thể hiện ở chỗ hàng hóa mua về chỉ khi có những hợp đồng với khách hàng được ký kết. Bên cạnh đó, các khoản phải thanh toán chủ yếu phụ thuộc vào luồng thu từ bán hàng hay vay ngân hàng. Thực tế cho thấy đối với các doanh nghiệp hoạt động theo kiểu “gió chiều nào che chiều ấy” sẽ không có hiệu quả bền vững. Do đó, việc xác định nhu cầu VLĐ là rất cần thiết. Để xác định được nhu cầu này cần một cách nhìn chính xác công ty cần chú ý những vấn đề sau:
Trước hết, công ty cần tính toán nhu cầu VLĐ cần thiết sau đó tính toán nhu cầu VLĐ cho từng khâu, từng khoản mục dựa trên các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước và dự định về hoạt động của công ty trong kỳ kế hoạch để từ đó huy động đáp ứng VLĐ trong từng khâu, từng khoản mục đó một cách đầy đủ, kịp thời tránh lãng phí vốn và đảm bảo hco quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả
Trên cơ sở nhu cầu VLĐ theo kế hoạch đã lập công ty có kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn sao cho chi phí vốn bỏ ra thấp nhất và thu được hiệu quả cao nhất. Ở đây cũng cần thấy rằng để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi thì nguồn vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp phải là nguồn vốn ổn định có tình chất vững chắc. Từ thực trạng của công ty cho thấy nguồn vốn vay ngắn hạn của công ty đã được khai thác triệt để trong khi nguồn vốn chiếm dụng khả năng khai thác vẫn còn, vì vậy công ty cần sử dụng nguồn vốn này một cách linh hoạt tranh thủ tận dụng để phát huy hết tác dụng đồng thời phải sử
dụng hết sức khéo léo không nên lạm dụng quá gây mất uy tín với khách. Vì đây là các khoản nợ dưới một năm thậm chí một vài tháng nên công ty phải thường xuyên thay đổi chúng để không bị biến thành con nợ khó đòi. Hơn nữa công ty nên tích cực tìm kiếm thị trường đầu vào trong nước để có thể kéo dài được thời hạn tín dụng giải quyết được những khó khăn đột xuất khi tiền mặt của công ty không đáp ứng được nhu cầu.
Một điểm đáng lưu ý nữa là sản phẩm của công ty mang tính thời vụ nên giữa các thời kỳ khác nhau trong năm thì nhu cầu VLĐ cũng khác nhau. Vì vậy trong quá trình sử dụng vốn công ty phải hết sức linh hoạt. Nếu số VLĐ cần thiết thừa so với nhu cầu kinh doanh công ty cần có biện pháp giải quyết thích hợp tránh tình trạng vốn bị ứ đọng như mở rộng quy mô kinh doanh, cho vay, liên doanh liên kết với các công ty khác…
3.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý VLĐ
* Xác định các khoản vốn bằng tiền để lại công ty hợp lý
Như đã phân tích ở trên phần thực trạng, vốn bằng tiền của công ty quá nhỏ so với mức cần thiết để đảm bảo ổn định tài chính cho doanh nghiệp. Việc giữ lại vốn bằng tiền quá ít có thể gây nên nhiều khó khăn cho công ty trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn đặc biệt với công ty có nguồn hàng chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài thời hạn thanh toán thường phải thanh toán ngay thì khó khăn ngày càng tăng lên gấp bội. Do đó, việc để lại quá ít vốn bằng tiền có thể làm mất cơ hội kinh doanh của công ty hoặc mất uy tín với bạn hàng do thanh toán chậm.
* Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng
Qua phần phân tích thực trạng ta thấy tốc độ tăng doanh thu của công ty rất cao nhưng tốc độ tăng lợi nhuận thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu nguyên nhân một phần là do khoản phải thu của khách hàng rất lớn gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Vì vậy, phải tăng cường thu hồi các khoản nợ của khách hàng là một trong những vấn đề cần làm ngay của công ty.
Để tăng khả năng thu hồi nợ, theo em công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Sử dụng có hiệu quả các công cụ thu hồi nhanh như chiết khấu bán hàng, giảm giá cho những khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán nhanh tiền hàng nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh, hạn chế việc thanh toán chậm dây dưa khó đòi. Muốn vậy, tỷ lệ chiết khấu phải được tính toán sao cho vừa hấp dẫn khách hàng thanh toán ngay vừa bù đắp được chi phí vốn và rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp khi sử dụng chính sách tín dụng thương mại. Với tỷ lệ chiết khấu như vậy công ty sẽ không bị thiệt dù khách hàng thanh toán nhanh hay chậm. Thực tế cho thấy tỷ lệ nay lớn hơn hoặc bằng lãi suất ngân hàng là phù hợp.
- Trước khi cung cáp tín dụng thương mại cho khách công ty càn cân nhắc một cách kỹ càng. So sánh lợi ích và chi phí từ khoản tín dụng đó trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Khi quyết định cung cấp tín dụng thương mại thì trong hợp đồng phải quy định rõ ràng thời hạn, hình thức thanh toán và mức phạt thanh toán chậm so với quy định trong hợp đồng.
* Xây dựng kế hoạch dự trữ linh hoạt
Nhưc chúng ta đã biết mặt hàng sắt thép là những mặt hàng có giá cả cao nên lượng vốn lớn. Vì vậy, công ty cần có kế hoạch dự trữ hàng hóa tồn kho hợp lý để không ảnh hưởng tới vốn kinh doanh của công ty
Nguồn cung cấp đầu vào của công ty phần lớn do nhập khẩu từ nước ngoài, sau đó. Công ty bán ra thị trường trong nước nên hàng tồn kho của công ty cũng khá lớn, chiếm tỷ lệ cao trong TSLĐ. Để giảm lượng hàng hóa tồn kho, công ty cần có chính sách thúc đẩy công tác bán hàng, tìm kiếm những bạn hàng mới, mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài. Mặt khác, công ty có thể chuyển từ nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài sang lấy những nguồn hàng của các công ty sản xuất trong nước tránh tình trạng “ xuất khẩu ngược” như hiện nay.
Điều này không những tạo mối quan hệ bền vững giữa các công ty trong nước, tận dụng nguồn hàng chủ yếu của các công ty trong nước, giảm thuế nhập khẩu, góp phần tăng thu nhập quốc nội
Hiện nay, bạn hàng chủ yếu của công ty là những công ty, doanh nghiệp lớn trong nước, như: các Công ty xây dựng lớn, Tổng công ty của VN… do vậy, công ty còn những khách hàng nhỏ hay những cá nhân công ty đã bỏ qua vì vậy, công ty
có thể khai thác nguồn lợi nhuận từ những khách hàng này.