nhận ba giá trị 0,1,2. Các biến độc lập như: độ tuổi, số năm đi học, số điếu thuốc được hút cũng nhận trên 2 giá trị (nghĩa là có rất nhiều giá trị) nên nghiên cứu này phù hợp với mô hình Ordered Probit, nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. Còn mô hình Logictis thường chỉ dùng cho các biến chỉ mang hai giá trị 0 và 1. Mô hình Tobit thì các biến đều phải từ 3 giá trị trở lên mới dùng được. Cũng có thể sử dụng được mô hình OLS, nhưng khả năng xảy ra đa cộng tuyến và phương sai thay đổi rất cao. Vì thế, tốt nhất cho nghiên cứu này (các biến vừa có 2 giá trị, vừa có 3 giá trị, vừa có nhiều giá trị) là sử dụng mô hình Ordered Probit thích hợp hơn.
3.4.1. Giải thích các biến:
Y(huyết áp, ký hiệu để chạy hồi quy là bp: Blood Pressure): là biến phụ thuộc, phản ánh tình trạng HA và nhận giá trị từ 0 đến 2: giá trị 0 tức là không THA, giá trị 1 là THA loại I, giá trị 2 là THA loại II, đơn vị tính là mmHg hoặc cmHg. Như thế ta có ba giá trị:
- 0: là không THA (HATTr < 140 mmHg; HA tâm thu <,= 50mmHg); - 1: là có THA độ I (HATTr : 140-159mmHg và HATT <,= 99mmHg); - 2: là có THA độ II: HATTr: = , > 160mmHg và HATT 100mmHg).
Các biến độc lập nhằm giải thích mức độ tác động của các yếu tố (bao gồm: X1, X2, , X3 , X4 , X5 , X6 , X7 , X8 , X9 ảnh hưởng đến HA:, tương ứng là: tuổi – giới – tiền sử gia đình – hút thuốc lá – uống rượu / bia – vận động thể lực – ăn mặn – béo phì – số năm đi học và Z (lễ Phật):
Tuổi (ký hiệu để chạy hồi quy là A: age) : là biến định lượng liên tục. Tuổi = 2014 – năm sinh (2014 là năm nghiên cứu)
Giới (ký hiệu để chạy hồi quy là Se: sex): là biến định tính nhị giá với 2 giá trị:
0: là nam 1: là nữ
Số năm đi học (ký hiệu để chạy hồi quy là Y : year): là biến định lượng rời rạc, đơn vị được tính bằng số năm, với nhiều giá trị từ 0 đến 25 năm:
- 0: là không đi học năm nào;
- 1: là có đi học từ 1 năm; 2: là có đi học 2 năm; 3: là có đi học 3 năm;… - 20: là đi học 20 năm; 23: là đi học 23 năm; 25: là đi học 25 năm.
Tiền sử gia đình (ký hiệu để chạy hồi quy là P: prehistoric): là biến định tính rời rạc, tính bằng số người trong gia đình (cha, mẹ, anh, chị, em, ông nội - ngoại, bà nội - ngoại) có bệnh THA hoặc bệnh tim mạch. Với:
-1 (có): có 01người trong gia đình mắc bệnh THA. -0 (không): không có người nào trong gia đình mắc bệnh THA.
Hút thuốc lá (ký hiệu để chạy hồi quy là C: cigarette): là biến định lượng rời rạc với các giá trị từ 0 đến 25:
-0 (không): là chưa bao giờ hút thuốc lá hoặc đã ngưng hút hơn 12 tháng. Hoặc có hút nhưng chưa bao giờ hút hàng ngày và hút ít hơn 100 điếu trong suốt quãng đời.
-1 đến 25 (có): đang hút ít nhất một điếu mỗingày và đã hút nhiều hơn 100 điếu trong suốt quãng đời. Hoặc ngày nào cũng có hút thuốc.
Uống nhiều rượu / bia (ký hiệu để chạy hồi quy là Wh: wine): là biến định lượng rời rạc.
Uống quá nhiều rượu / bia là nhiều hơn một đơn vị uống: tương đương 60ml rượu vang, hoặc 300 ml bia, hoặc 30 ml rượu nặng / lần / ngày. Với 2 giá trị:
-1 (có): uống > 60ml rượu vang / ngày; >300ml bia/ngày; >30ml rượu nặng/ngày;
-0 (không): không có uống rượu / bia; hoặc uống dưới mức quy định trên.
Hoạt động thể lực (ký hiệu để chạy hồi quy là E: exercises): là biến định lượng rời rạc, tính bằng số lần/ ngày / tuần, với 2 giá trị:
-1 (có): có vận động thể lực là: tập đều đặn( 3 ngày/ tuần, mỗi lần tập 30 phút).
-0 (không): không vận động thể lực (< 3 ngày/ tuần, mỗi lần tập 30 phút).
Ăn mặn (ký hiệu để chạy hồi quy là Sa: salt): là biến định tính liên tục. Thường lấy khảo sát theo sự tự thừa nhận của người được phỏng vấn. Hoặc có thể giải thích thêm khi người được phỏng vấn không hiểu rõ thế nào là ăn mặn. Ăn mặn có 2 giá trị:
-1 (có): có ăn mặn >6gr muối (NaCl) / ngày. -0 (không): ăn mặn <, = 6 gr (NaCl) / ngày.
Béo phì (ký hiệu để chạy hồi quy là BMI: body mass index): là biến định tính, tính bằng số kg/m2. BMI nhận 2 giá trị:
-1 (có): chỉ số BMI 23 -0 (không): chỉ số BMI < 23.
Cách đo chiều cao và cân nặng (phụ lục 4).
Lễ / lạy Phật (ký hiệu để chạy hồi quy là Wo):
Trong mô hình hồi quy, ta có Z: là yếu tố khác: yếu tốlễ Phật.
Lễ Phật là biến định lượng rời rạc, tính bằng số lạy trong một ngày, có 2 giá trị: - 1: là có lạy =, > 10 lạy /ngày;
- 0 (không): là không có lạy cái nào / ngày.
Tóm lại: căn cứ vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đã nêu trên, tác giả kỳ vọng vào các giả thuyết dưới đây (các giả thuyết này sẽ được so sánh kiểm chứng lại ở chương IV: Kết quả nghiên cứu)
Bảng 3.4: giả thuyết kỳ vọng về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến HA Các yếu tố Tác động lên nhóm THA (H0) Tác động lên nhóm kTHA Giả thuyết đặt ra (H0)
Tuổi + _ tuổi càng cao, thì mức độ tác động lên HA càng nhiều, dễ có nguy cơ THA.
Giới tính + _ đàn ông dễ THA hơn phụ nữ. Và phụ nữ, sau mãn kinh dễ THA hơn lúc chưa mãn kinh.
Tiền sử gia
đình + _
gia đình càng có nhiều người có tiền sử THA thì rất dễ có nguy cơ bị THA, và ngược lại.
Số năm đi
học _ +
số năm đi học càng nhiều, thì lượng tri thức tăng lên, ít gây nguy cơ THA, và ngược lại.
Uống nhiều
rượu,bia + _
uống rượu bia càng nhiều, thì tác động lên HA càng tăng, nên rất dễ gây THA.
Hoạt động
thể lực + _
Càng hoạt động thể lực thường xuyên thì càng hỗ trợ tốt cho tim mạch, tránh / hạn chế THA, và ngược lại.
Ăn mặn + _ ăn mặnnguy cơ THA, và ngược lại. càng nhiều thì càng dễ có Hút thuốc
lá + _
hút thuốc càng nhiều, thì càng dễ tác động mạnh lên tim mạch, dễ có nguy cơ gây THA, và ngược lại.
Béo phì + _ càng THA, và ngược lại.béo phì, thì càng dễ có nguy cơ
Lễ Phật _ + càng ít lễ Phật, thì tác động tiêu cực lên HA càng tăng, dễ gây THA và ngược lại.
3.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu: sử dụng bảng câu hỏi (phụ lục 1 và 2), lấy thông tin trực tiếp từng quan sát, đồng thời phỏng vấn sâu thêm một số người để kiểm tin trực tiếp từng quan sát, đồng thời phỏng vấn sâu thêm một số người để kiểm chứng.
Tổ chức khảo sát: Chuẩn bị văn phòng phẩm, phương tiện đi lại... Kiểm tra lại thông tin dữ liệu thu thập được sau mỗi ngày điều tra để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Những quan sát thuộc nhóm có THA là những BN với lý do và chẩn đoán xác định là THA đang nhập viện tại khoa Nội Tim mạch, bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang trong thời gian nghiên cứu từ tháng 11 / 2014 đến tháng 04 / 2015. Một số quan sát khác cũng có thể được lựa chọn vào nhóm THA (không nằm viện mà có uống thuốc THA mỗi ngày tại nhà).
Đối với nhóm đối chứng (không THA) có thể được khảo sát rải rác trong và ngoài bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang - nếu đáp ứng được thang đo của các yếu tố nguy cơ trong bảng khảo sát (phụ lục 2).
Tiêu chuẩn loại trừ: là những quan sát thuộc diện bệnh nặng đang cấp cứu, hoặc đang được theo dõi sát (15phút / lần) tại khoa Nội Tim mạch; Người không lấy được thông tin liên quan, hoặc người được khảo sát không chấp nhận tham gia nghiên cứu.
Bảng câu hỏi khảo sát được sử dụng 2 loại thang đo: “thang đo danh nghĩa (áp dụng để phân loại các đặc điểm cá nhân của một nhóm người, ví dụ như giới tính, tình trạng gia đình, số năm đi học) và thang đo thứ bậc (có ý nghĩa xếp hạng, giá trị trung vị (median) là con số phù hợp để đo lường xu hướng trung tâm của dãy số biểu thị)
(Trần Tiến Khai và CS (2009))
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu: phần mềm Stata 12.0, mô hình Ordered Probit. Đánh giá mức ý nghĩa theo phân phối chuẩn với độ tin cậy 95%. Khi đó: Đánh giá mức ý nghĩa theo phân phối chuẩn với độ tin cậy 95%. Khi đó: - p ≥ 0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- p 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. - p 0,01: sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê.
3.4.4. Địa điểm nghiên cứu: số liệu lấy từ khoa Nội Tim mạch – BVĐKKG; lấy số liệu cả trong và ngoài bệnh viện (dùng cho nhóm đối chứng). số liệu cả trong và ngoài bệnh viện (dùng cho nhóm đối chứng).
Thời gian nghiên cứu: tháng 11 / 2014 đến tháng 04 / 2015.
- Tất cả BN đạt tiêu chuẩn nghiên cứu được giải thích và mời tham gia nghiên cứu. Việc thực hiện nghiên cứu không làm ảnh hưởng đến việc điều trị của BN.
- BN được làm các xét nghiệm thường qui thông qua hồ sơ bệnh án: sinh hóa máu, đo ECG / XQ tim phổi thẳng / siêu âm tim. Dữ liệu được ghi vào phiếu khảo sát. Sau đó lưu vào máy tính và phân tích bằng phần mềm chuyên biệt.