Tỉ lệ nguy cơ bệnh tim mạc hở người lớn Khánh Hòa theo biểu đồ dự báo nguy cơ toàn thể của WHO 2007 (TS Trần Văn Huy & CS)

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh (Trang 48)

Như vậy, điều kiện cần và đủ cho việc lễ Phật đúng cách là:

2.4.2.Tỉ lệ nguy cơ bệnh tim mạc hở người lớn Khánh Hòa theo biểu đồ dự báo nguy cơ toàn thể của WHO 2007 (TS Trần Văn Huy & CS)

báo nguy cơ toàn thể của WHO 2007 (TS. Trần Văn Huy & CS)

Nội dung: Nhận biết chính xác về tần suất và tầm quan trọng các yếu tố nguy cơ tim mạch toàn thể trong cộng đồng, làm nền tảng cho việc phát triển những chiến lược dự phòng bệnh tim mạch.

Mục đích: Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ tim mạch toàn thể của người lớn Khánh Hòa Việt Nam theo biểu đồ của WHO và ISH năm 2007.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, điều tra dịch tễ các yếu tố nguy cơ tim mạch trên phạm vi toàn tỉnh Khánh Hòa 2004 với thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Điều tra cắt ngang dựa theo dân số của tỉnh với cỡ mẫu ngẫu nhiên 700 đối tượng, thực hiện 656 đối tượng trong đó 615 người chưa có bệnh mạch vành mạch não có tuổi trung bình 59.56 ±11.72 được nghiên cứu, phân theo các nhóm tuổi 40 - 49, 50 - 59, 60 - 69, và > 70 tuổi. Tất cả đều được khảo sát các yếu tố nguy cơ tim mạch bằng khám lâm sàng và xét nghiệm máu tĩnh mạch lúc đói, sàng lọc sau hai lần để chẩn đóan xác định. Đánh gía các yếu tố nguy cơ tim mạch chính theo các tiêu chuẩn của khuyến cáo WHO/ISH năm 2003. Thực hiện cách tính biểu đồ theo hướng dẫn của WHO/ISH 2007.

Kết quả: Tỷ lệ dự báo nguy cơ tim mạch tử vong hoặc nhồi máu cơ tim trong 10 năm đến của dân số Khánh Hòa trên 40 tuổi có nguy cơ tử vong hoặc nhồi máu cơ tim từ 20% trở lên là 11.2%. Nam có tỷ lệ cao hơn nữ 16.61% vs 6.52% P<0.01. Tỷ lệ nguy cơ theo nhóm tuổi và giới có nguy cơ từ 30% (rất cao) trở lên lần lượt ở nam nhóm tuổi 40-49:0%, 50-59: 2.8%, 60-69: 13.4% và bằng/trên 70 tuổi 23.4%. Đối với nữ các tỷ lệ nầy lần lượt là 0%, 1.1%,

4.9% và 9.2%. So với số liệu của WHO tương ứng với vùng Châu Á Thái Bình Dương nhóm B không có sự khác biệt lớn. Tỷ lệ THA trong dân số nghiên cứu là 34.3%, hút thuốc là 34.6%, đái tháo đường 11.% và tăng cholesterol toàn phần >5 mMol/L 60.5%.

Kết luận: Nghiên cứu đã cho thấy biểu đồ dự báo nguy cơ bệnh tim mạch của WHO là sát thực tế địa phương, nên cần được ứng dụng trong lâm sàng hàng ngày để có chiến lược điều trị dự phòng thích đáng nhằm giảm tối đa các biến cố tim mạch ở địa phương.

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh (Trang 48)