0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Các cận lâm sàng hỗ trợ cho việc xác định về tình trạng THA:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI LỚN VÀ HƯỚNG PHÒNG BỆNH (Trang 43 -43 )

Như vậy, điều kiện cần và đủ cho việc lễ Phật đúng cách là:

2.2. Các cận lâm sàng hỗ trợ cho việc xác định về tình trạng THA:

Xét nghiệm cơ bản:

Tổng phân tích nước tiểu. Công thức máu toàn phần.

Sinh hoá máu (kali, natri, creatinin, glucose, cholesterol toàn phần, HDL) ECG (điện tâm đồ).

Xét nghiệm tối ưu:

Độ thanh thải creatinine, vi đạm niệu, protein nước tiểu 24 giờ, calcium, axit uric, triglyceride lúc đói, LDL cholesterol, glycosolated hemoglobin, TSH. Siêu âm tim – khi nào có điện tâm đồ (ECG) bất thường.

Creatinine máu: đánh giá chức năng thận, mức lọc máu cầu thận qua GFR (Glomerular Filtration Rate: độ thanh lọc). Nếu GFR quá thấp, nghĩa là thận không còn khả năng loại bỏ các chất thải độc hại và nước dư thừa trong máu và đó là tình trạng THA đã lâu. Tổn thương thận là một mối lo quan tâm vì nó góp phần gây tổn hại HA. Bình thường. độ thanh lọc của nam (70 – 120ml/phút) cao hơn của nữ (64-130ml/phút). Suy thận mức độ trung bình khi creatinin huyết tương khoảng 133 mmol/l (1,5 mg/dl) đối với nam và khoảng 124 mmol/dL (1,4 mg/dL) đối với nữ.

Creatinine giảm trong THA ác tính, Viêm cầu thận cấp - mãn; Viêm bể thận; Thiểu năng tim;. Khi Creatinine tăng sẽ có sự bài tiết 1 phần ở ống niệu, hoặc khi thiểu niệu, lượng nước tiểu giảm thì sẽ bị tái hấp thu, nên bác sĩ thường muốn xác định thêm với kết quả máu hoặc kết quả xét nghiệm nước tiểu.  Protein niệu: (bình thường 0 – 0,2g/24h) được tính trong 24h để xem có protein trong nước tiểu hay không? Nếu có, là dấu hiệu cho thấy thận đã bị tổn thương, lượng protein càng cao chứng tỏ thận bị tổn thương càng nặng và có thể bị tổn thương cả cơ tim. Protein niệu do bệnh thận là dai dẳng và thường > 0,3 g/l. Protein niệu tăng cao nhất trong thận hư nhiễm mỡ (10- 50g/24h); Viêm tiểu cầu thận: >2-3g/l; hoặc Hội chứng thận hư (>2g/24h).  Tổng phân tích nước tiểu: bao gồm tỷ trọng, Ph, Urobilinogen, Glucose (Glu), Proteine (Pro), Ceton (Ket), Bilirubin (Bili), Hồng cầu (Ery), Nitrit

(Nit), Bạch cầu (Leu). Nhằm phát hiện Tiểu đường; Suy thận; Viêm cầu thận cấp.

Albumin niệu: là một xét nghiệm không bắt buộc nhưng nên làm thường xuyên, vì vi albumin niệu là chỉ điểm cho việc tiên lượng nguy cơ tổn thương sớm ở thận hoặc bệnh tim mạch và có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn thuốc hạ áp. Xét nghiệm này thường được làm khi kết quả tổng phân tích nước tiểu cho thấy đạm niệu âm tính.

Lượng kali trong máu: nên đo lượng kali trong máu (bình thường là 3,5 – 5,5mmol/l). Vì khi thận bị suy, lượng kali có thể tăng cao trong máu, rất nguy hiểm cho HA. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị THA và suy thận cũng có thể làm tăng lượng kali. Kali tăng trong trường hợp thiểu năng thận; vô niệu; viêm thận; thiểu năng vỏ thượng thận (bệnh Addison). Kali giảm trong nhiễm Cetonic trong tiểu đường, hoặc trong trường hợp dùng thuốc lợi tiểu quá nhiều.

(Phan Hải Nam (2007))

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HUYẾT ÁP Ở NGƯỜI LỚN VÀ HƯỚNG PHÒNG BỆNH (Trang 43 -43 )

×