Khảo lược lý thuyết hỗ trợ mô hìn h Lý thuyết về Kinh tế sức khỏe: “Các hành vi ảnh hưởng sức khỏe cá nhân:

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh (Trang 45)

Như vậy, điều kiện cần và đủ cho việc lễ Phật đúng cách là:

2.3.Khảo lược lý thuyết hỗ trợ mô hìn h Lý thuyết về Kinh tế sức khỏe: “Các hành vi ảnh hưởng sức khỏe cá nhân:

Các hành vi ảnh hưởng sức khỏe cá nhân:

Dựa vào mô hình nghiên cứu của Kenkel, D. 1995 – Nghiên cứu này sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng hàm sản xuất sức khỏe (SK) nhằm phân tích tác động của lối sống đến SK của người trưởng thành. Nghiên cứu này xem các hành vi liên quan đến SK như ăn sáng, hút thuốc, và tập thể dục như là những đầu vào cho hàm sản xuất SK. Hàm sản xuất SK có dạng: H = H (L,S,X), trong đó H là đầu ra SK và là một hàm của ba yếu tố: hành vi (L), giáo dục (S) và những yếu tố ngoại sinh ảnh hưởng tới năng suất của hàm (X). Các yếu tố này cũng thể hiện mức độ khỏe mạnh trong quá khứ hoặc đại diện cho sự sa sút SK theo thời gian (tuổi, giới tính)”.

(Trương Đăng Thụy và cộng sự (2012))

“Tác động của “bảy hành vi Alameda” đến tình trạng SK (bảy hành vi Alameda bao gồm: ăn sáng đều đặn, giữ một cân nặng chuẩn, không ăn vặt

giữa các bữa, không hút thuốc, thể dục thường xuyên, hạn chế hoặc không uống rượu bia và ngủ 7-8 giờ mỗi ngày là tốt cho SK): việc thừa cân, hút thuốc, uống nhiều rượu bia, ngủ quá nhiều hoặc quá ít và áp lực cuộc sống là những yếu tố làm giảm SK một cách rõ rệt. Tập thể dục và hạn chế rượu bia là hai yếu tố mang lại lợi ích SK”.

(Trương Đăng Thụy và cộng sự (2012)).

“Tác động của “bảy hành vi Alameda” đến HA và cân nặng: khi sử dụng biến HA, tác động của các hành vi đầu vào là không rõ ràng nhưng hệ số của biến tuổi và các vấn đề SK sẵn có tác động dương lên HA (làm sức khỏe yếu đi) có ý nghĩa thống kê, làm tăng tính hợp lý của mô hình. Hành vi duy nhất ảnh hưởng rõ đến HA là sự thừa cân. Với biến cân nặng (theo tỷ lệ với chiều cao), thói quen ăn uống quá đà đặc biệt là ăn vặt khiến tăng cân trong khi hút thuốc lá nhiều dẫn tới giảm cân”.

(Trương Đăng Thụy và cộng sự (2012)).

“Tác động nội sinh của các yếu tố đầu vào của SK lên kết quả của mô hình: việc chọn các yếu tố có thể đo lường được và đưa vào mô hình dưới danh nghĩa các đầu vào SK ẩn chứa nguy cơ về vấn đề nội sinh vì các hành vi riêng lẻ này có thể là kết quả của hành vi tối ưu hoá của mỗi cá nhân. Sự phớt lờ yếu tố này có thể làm chệch ước lượng hoặc ẩn chứa nguy cơ về sự ngược hướng tác dụng trong hàm sản xuất SK theo nghiên cứu của Rosenzweig và Schultz (1983). Một số các giới hạn trong lý thuyết tác động đến hành vi của người được điều tra như giá cả, thu nhập và sở thích được đưa vào hàm cầu cho các đầu vào SK và không nằm trong hàm sản xuất SK. Một số các yếu tố khác có tác động lên hành vi như giáo dục, thể trạng, tuổi, chủng tộc và nghề nghiệp cũng được đưa vào hàm cầu cho đầu vào SK”.

(nguồn: Trương Đăng Thụy và cộng sự (2012)).

“Vai trò của giáo dục: được cân nhắc kỹ giữa hai trường hợp: cải thiện hiệu quả của hàm sản xuất SK và đại diện cho một đầu vào SK nào đó. Việc này được quan sát dựa trên tương tác của biến giáo dục với các đầu vào khác.

Nếu giáo dục là một đầu vào, tương tác này sẽ không tồn tại và ngược lại đối với trường hợp giáo dục làm tăng hiệu quả của hàm. Một phép thử likelihood được tiến hành với giả thuyết rằng hệ số của các biến tương tác bằng không. Kết quả kiểm định cho thấy giả thuyết này bị loại trừ ở độ tin cậy 1%, nên ta có bằng chứng về mặt kinh tế lượng rằng giáo dục làm thay đổi hiệu quả của hàm sản xuất SK”.

(Trương Đăng Thụy và cộng sự (2012)).

Trong trường hợp biến đầu ra là tình trạng SK, giáo dục (trong tương tác với các yếu tố khác) được kỳ vọng có tác động tích cực (làm tăng). Trong trường hợp các biến đầu ra mô tả sự xuống cấp SK, giáo dục lại được kỳ vọng có tác động ngược lại. Điều này ngụ ý là giáo dục làm tăng tác động của các đầu vào tốt và giảm thiểu tác động của các đầu vào không tốt. Kết luận chỉ ra rằng giáo dục có vai trò quan trọng với SK nhưng dạng tác động thì chưa rõ ràng.

(Trương Đăng Thụy và cộng sự (2012)).

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh (Trang 45)