Tác động biên của từng yếu tố lên nhóm k THA:(bảng 4.2 3 phụ lục 3)

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh (Trang 81)

- BN được khám toàn trạng, chiều cao, cân nặng, được ghi nhận về tiền sử bệnh lý, các yếu tố nguy cơ, thuốc hạ áp đang dùng tại BV.

4.2.3.Tác động biên của từng yếu tố lên nhóm k THA:(bảng 4.2 3 phụ lục 3)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.3.Tác động biên của từng yếu tố lên nhóm k THA:(bảng 4.2 3 phụ lục 3)

Tuổi: với hệ số beta âm (- 0,014) cho thấy: tuổi càng thấp, thì tác động biên lên HA có thể xảy ra, nhưng không đáng kể. Ngược lại, tuổi càng cao thì tác động biên lên HA có thể không có. Điều này rất có ý nghĩa thống kê khi giá trị P – value: 0,000 ở độ tin cậy 95%.

Giới tính: hệ số beta âm (- 0,2425) cho thấy tác động biên lên HA là nghịch biến. Điều này có ý nghĩa thống kê khi giá trị P – value: 0,001 ở độ tin cậy 95%.

Hút thuốc: với hệ số beta âm (- 0,007) cho thấy tác động biên lên HA là nghịch biến. Nghĩa là nếu càng ít hút thuốc, thì tác động biên tích cực lên HA sẽ giúp tăng cường lưu thông mạch máu phổi hơn so với khi hút nhiều thuốc lá, khiến cơ thể không THA. Tuy nhiên, điều này không có ý nghĩa thống kê khi giá trị P - value: 0,141 ở độ tin cậy 95%.

Uống rượu bia: với hệ số beta âm (- 0,3707) cho thấy tác động biên lên HA là nghịch biến. Nghĩa là nếu càng ít uống rượu bia, thì tác động biên lên HA sẽ tăng, giúp lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn. Điều này rất có ý nghĩa thống kê khi giá trị P - value: 0,000 ở độ tin cậy 95%.

Hoạt động thể lực: với hệ số beta âm (- 0,1082) cho thấy tác động biên lên HA là nghịch biến. Nghĩa là nếu càng ít tập thể dục thì khả năng THA càng cao (tác động biên tích cực lên HA càng ít đi). Điều này có ý nghĩa thống kê khi giá trị P - value: 0,043 ở độ tin cậy 95%.

Tiền sử gia đình: với hệ số beta âm (- 0,0845) cho thấy tác động biên lên HA là nghịch biến. Nghĩa là nếu gia đình càng có nhiều người có tiền sử THA thì tác động biên tích cực lên HA càng ít đi (rất dễ có nguy cơ bị THA). Tuy nhiên, điều này không có ý nghĩa thống kê khi giá trị P - value: 0,277 ở độ tin cậy 95% (tác giả nghĩ là do số mẫu còn giới hạn, nếu số mẫu lớn hơn 306 thì sẽ có ý nghĩa thống kê).

Ăn mặn: với hệ số beta âm (- 0,1606) cho thấy tác động biên lên HA là nghịch biến. Nghĩa là nếu ăn mặn càng nhiều, thì tác động biên tích cực lên HA càng giảm nên rất dễ gây THA. Điều này vẫn không có ý nghĩa thống kê khi giá trị P - value: 0,008 ở độ tin cậy 95% (tác giả nghĩ là do số mẫu còn giới hạn, nếu số mẫu lớn hơn 306 thì sẽ có ý nghĩa thống kê).

Béo phì: với hệ số beta âm (- 0,2543) cho thấy tác động biên lên HA là nghịch biến. Nghĩa là nếu càng béo phì, thì nguy cơ THA càng cao (tác động biên tích cực lên HA càng giảm đi, rất dễ gây THA). Điều này có ý nghĩa thống kê khi giá trị P- value: 0,005 ở độ tin cậy 95%.

Số năm đi học: với hệ số beta dương (0,0018) cho thấy tác động biên lên HA là đồng biến. Nghĩa là nếu càng ít học, thì tác động biên lên HA giảm đi, rất dễ gây THA. Điều này vẫn không có ý nghĩa thống kê khi giá trị P - value: 0,075 ở độ tin cậy 95% (tác giả nghĩ là do số mẫu còn giới hạn, nếu số mẫu lớn hơn 306 thì sẽ có ý nghĩa thống kê).

Lễ Phật: với hệ số beta dương (0,2675) cho thấy tác động biên lên HA khá tốt và đồng biến. Nghĩa là nếu lạy Phật càng nhiều, thì tác động biên lên HA càng tích cực, giúp luân lưu tuần hoàn máu khắp cơ thể tốt hơn, cơ thể sẽ không THA. Điều này rất có ý nghĩa thống kê khi giá trị P – value: 0,000 ở độ tin cậy 95%.

Tóm lại: Ở nhóm k THA, với xác suất là 0,7845 ta có 6 yếu tố có ý nghĩa thống kê như: tuổi, giới tính, uống rượu bia, hoạt động thể lực, béo phì và đặc biệt là

lễ Phật. Ngoại trừ yếu tố Lễ Phật, 6 yếu tố nguy cơ này đều mang giá trị âm, thể hiện tác động biên nghịch biến với HA.

Nhóm k THA này đã thể hiện rõ rệt là nhóm đối chứng tiêu biểu (có sự đối nghịch với nhóm THA loại I và THA loại II).

Hình 4: Xác suất xảy ra tăng huyết áp

4.2.4. Tóm lược xu hướng tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến HA:(bảng 4.2.1 đến 4.2.3 – phụ lục 3): 4.2.1 đến 4.2.3 – phụ lục 3):

Bảng 4.2.3: xu hướng tác động của các yếu tố lên huyết áp:

Một phần của tài liệu Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp ở người lớn và hướng phòng bệnh (Trang 81)