SSOP I.08 Kiểm soát sức khỏe công nhân

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ chế biến cá tra (pangasianodon hypophthalmus) fillet đông iqf và hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty tnhh hùng cá (Trang 63)

Yêu cầu:

Các hóa chất, phụ gia sử dụng trong công ty phải nằm trong danh mục hóa chất sử dụng của Bộ Y tế. Tất cả hóa chất sử dụng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, bao bì chứa đựng phải nguyên vẹn, có thông tin đầy đủ, đƣợc dán nhãn, bảo quản và sử dụng hợp lý. Đảm bảo không làm gây hại cho sản phẩm, ngƣời tiêu dùng và công nhân trực tiếp sử dụng.

Các thủ tục cần tuân thủ:

Chỉ những công nhân chuyên trách và đƣợc đào tạo về cách thức sử dụng hóa chất mới đƣợc phép sử dụng hóa chất và phụ gia.

Khi vào kho và tiếp xúc với hóa chất phải mang khẩu trang, găng tay, ủng,…

Vào ca sản xuất phụ trách bộ phận từng khu vực căn cứ vào lƣợng nguyên liệu sẽ sản xuất trong ngày để tính lƣợng hóa chất và phụ gia cần dùng làm phiếu đề nghị nhận hóa chất.

Hằng ngày công nhân chuyên trách phụ trách việc sử dụng hóa chất, phụ gia theo dõi lƣợng hóa chất sử dụng và nồng độ cho phép sử dụng trong chế biến. Chỉ dùng hóa chất có nhãn hiệu rõ ràng và còn hạn sử dụng, không sử dụng những hóa chất hết hạn sử dụng và kém chất lƣợng.

Việc vận chuyển hóa chất, phụ gia từ kho trung gian phải vận chuyển ngay lúc công nhân nghỉ.

Hóa chất, phụ gia sau khi sử dụng còn lại phải đem trả lại kho bảo quản và để đúng nơi quy định. Các chất diệt côn trùng gây hại (thuốc xịt ruồi) chỉ sử dụng bên ngoài xƣởng sản xuất.

4.2.8 SSOP I.08 Kiểm soát sức khỏe công nhân Yêu cầu: Yêu cầu:

Kiểm soát sức khỏe công nhân nhằm bảo đảm công nhân không là nguồn lây nhiễm vào thực phẩm.

Các thủ tục cần tuân thủ:

Công nhân mắc các bệnh sau sẽ không cho vào khu vực chế biến: tiêu chảy, sốt cao cảm cúm, chảy nƣớc mắt, nƣớc mũi, có các vết bỏng, vết thƣơng hở (đứt tay, vết thƣơng bị nhiễm trùng,…)

Công nhân bị bệnh đƣợc tạm ngỉ hoặc đƣợc phân công các công việc khác thích hợp, tuyệt đối không tiếp xúc với sản phẩm.

Công nhân sau khi nghỉ bệnh trở lại làm việc phải có giấy chứng nhận của sở Y tế là không còn khả năng lây nhiễm cho sản phẩm. Hoặc phải có kết luận của cán bộ Y tế công ty xác nhận khỏi bệnh mới có thể quay lại làm việc tại khu chế biến.

Đình kỳ vào quý 2 hằng năm tổ chức tiến hành khám sức khỏe cho toàn bộ công nhân tham gia vào chế biến theo kế hoạch đƣợc lập ra cụ thể.

Tổ trƣởng từng khu vực có trách nhiệm theo dõi tình trạng sức khỏe công nhân nếu nghi ngờ về sức khỏe công nhân phải thông báo với Ban Điều hành để có biện pháp cách ly ngƣời bị nhiễm bệnh ra khỏi khu vực sản xuất.

Nhân viên phụ trách tủ thuốc có trách nhiệm cấp thuốc cho công nhân trong trƣờng hợp mắc các bệnh thông thƣờng.

Không đƣợc tùy tiện sử dụng các loại thuốc bôi tay, sát trùng vết thƣơng chứa các chất cấm sử dụng nhƣ: Chloramphenicol và các dẫn xuất Nitrofuran.

Công nhân khi mắc bệnh phải báo ngay cho ngƣời quản lý trực tiếp để đƣợc khám và điều trị kịp thời. Trong thời gian nghỉ việc để điều trị bệnh công nhân đƣợc hƣởng các chế độ bảo hiểm hiện hành, không bị trừ lƣơng, cắt thƣởng và các quyền lợi khác.

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình công nghệ chế biến cá tra (pangasianodon hypophthalmus) fillet đông iqf và hệ thống quản lý chất lượng haccp tại công ty tnhh hùng cá (Trang 63)