3 ở Tiểu học
2.3.2.2. Thông qua việc ghi nhớ các cách sử dụng của từng loạ
Ngoài việc sử dụng hệ thống các bài tập phù hợp, ừong quá trình giảng dạy về dấu câu, giáo viên cần phải giúp học sinh ghi nhớ cách sử dụng các loại dấu câu. Khi có kiến thức chắc chắn về vấn đề này, các em sẽ có thói quen sử dụng, sử dụng đúng chỗ, như một kĩ xảo khi viết.
- Dấu phẩy: đặt dấu phẩy sau các bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
(Khi nào?, Như thể nào?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì?). Đánh dấu ranh giới
giữa các thành phần đồng chức (những từ ngữ cũng giữ một chức vụ như nhau trong câu).
- Dấu chẩm: Khi câu văn đã diễn đạt một ý trọn vẹn (cuối câu kể). Khi
kết thúc đoạn vãn thì dấu chấm gọi là dấu chấm xuống dòng.
- Dấu chấm hỏi: đánh dấu chỗ kết thúc câu hỏi (sẽ được học ở lớp 4)
đối với một ý nêu trước đó. Trong trường hợp này, dấu chấm hỏi thường đi kèm với dấu chấm than (?!).
- Dấu chẩm than : đánh dấu chỗ kết thúc câu cảm, câu khiến (sẽ được
học ở lớp 4) và đặt trong ngoặc đơn để biểu thị thái độ nghi ngờ, phê phán hoặc châm biếm đối với một ý nêu trước. Trong trường hợp này, dấu chấm than thường đi kèm với dấu chấm hỏi (?!).
- Dấu hai chẩm: dùng để báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của
nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. Khi báo hiệu lời nói trực tiếp của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc dấu ghạch ngang đầu dòng.
2.4. Tiểu kết chưong 2
Qua chương 2, chúng tôi rút ra được một số luận điểm sau:
- Việc bồi dưỡng kiến thức về câu và ý thức trách nhiệm cho giáo viên Tiểu học là việc làm cần thiết và đáng được quan tâm.
- Các bài dạy về câu ở lớp 2, 3 là các bài thực hành. Vì vậy học sinh cần được chú ừọng luyện tập thực hành nhiều thông qua các bài tập về câu.
- Chúng tôi đã đưa ra một số dạng bài tập về câu, dấu câu và nêu lên hướng giải cho các bài tập đó. Với cách làm trên, học sinh sẽ nắm chắc được các dạng bài tập và vận dụng vào làm các bài tập hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM KHOA HỌC
3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài đồng thời kiểm nghiệm tính khả thi, giá trị thực tiễn của nội dung và phương pháp dạy học về câu tiếng Việt ở Tiểu học.
Thông qua thực nghiệm, chúng tôi bổ sung, điều chỉnh các vấn đề lý luận làm cho nội dung, phương pháp dạy phù hợp hơn.
3.2. Nhiêm vu thưc nghiêm• • • o •
Nghiên cứu để lựa chọn đối tượng thực nghiệm và nội dung thực nghiệm.
Xây dựng thiết kế bài dạy, chuẩn bị các điều kiện, thiết bị phục vụ bài dạy.
Tiến hành thực nghiệm theo thiết kế với nội dung, phương pháp và quy trình của người thực nghiệm và giờ dạy đối chứng theo nội dung, phương pháp, quy trình đang sử dụng.
Tổng hợp, so sánh, đánh giá kết quả thực nghiệm thu được, rút ra kết luận.
3.3. Đối tượng thực nghiệm
Đối tượng thực nghiệm là học sinh lớp 3 các trường: + Trường Tiểu học c ổ Loa- Đông Anh- Hà Nội. + Trường Tiểu học Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc. + Trường Tiểu học Trực Phú- Trực Ninh- Nam Định.
3.4. Tỗ chức thực nghiệm
Việc dạy thực nghiệm được tiến hành cùng với đối chứng đảm bảo khách quan, tự nhiên, không lựa chọn đối tượng tiếp nhận. Người thực hiện
chuẩn bị đầy đủ thiết kế bài giảng, các phương tiện dạy học...nhưng không được chuẩn bị trước cho học sinh.
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành trao đổi với những giáo viên tham gia dạy thực nghiệm theo:
+ Nội dung và hoạt động của quy trình mà khóa luận đề xuất. + Hiểu và nắm chắc nội dung của giáo án gợi ý.
+ Hiểu được ý định của người thiết kế.
+ Hình dung toàn bộ tiến trình của hoạt động lên lớp. + Phối kết hợp các phương pháp trong tiết dạy.
Nghiệm thu kết quả được tiến hành sau khi hoàn thành xong bài dạy bằng hình thức khảo sát trực tiếp qua các phiếu hỏi. Qua kết quả bài làm của học sinh, người thực nghiệm đánh giá khả năng nắm kiến thức ngữ pháp và kỹ năng thực hành của học sinh.
3.5. Nội dung thực nghiệm
a. Chọn nội dung thực nghiệm
Dựa trên chương trình tiếng Việt hiện hành (chương trình sau năm 2000), căn cứ vào nội dung, phân phối chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2, 3, chúng tôi chọn một bài tiêu biểu về các kiểu câu trong chương trình Tiểu học (Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào? Dấu phẩy).
Một bài dạy nhưng áp dụng hai cách thức và phương pháp lên lớp khác nhau: một bài dạy theo cách thức, phương pháp chúng tôi đã đề xuất và một bài dạy theo đúng thiết kế hiện hành.
b. Thời gian và tổ chức thực nghiệm
+ Thời gian thực nghiệm:từ ngày 1 tháng 11 năm 2014 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.
- Cô Nguyễn Thị Minh dạy hai lóp ЗА và lóp 3C (lớp 3C dạy thực nghiệm và lớp ЗА dạy đối chứng), trường Tiểu học c ổ Loa- Đông Anh- Hà Nội.
- Cô Nguyễn Thị Nga dạy hai lớp 3A5 và lớp 3A6 (lớp 3A6 dạy thực nghiệm, lớp 3A7 dạy đối chứng), trường Tiểu học Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc.
- Cô Đàm ThịNgọc dạy hai lớp ЗА và lớp 3B (lớp ЗА dạy thực nghiệm, lớp 3B dạy đối chứng), trường Tiểu học Trực Phú- Trực Ninh- Nam Định.
Thực nghiệm ừên nội dung luyện tập thực hành. Trong nội dung thực nghiệm trên, chúng tôi chú trọng đến việc vận dụng linh hoạt các phương pháp mới, phương tiện kĩ thuật cao phục vụ cho tiết dạy.
Tên bài dạy: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?Dấu phẩy
(Tuần 17, ừ. 145, sách Tiếng Việt 3, tập 1)
Câu kiểu Ải là gỉ?, Ai làm gỉ?, Ai thế nào? được dạy từ lóp 2. Đây chỉ là
kiến thức sơ giản nhất về câu. Lên lớp 3, các em được tìm hiểu thêm về các kiểu câu này thông qua các bài tập qua các tiết ôn tập. Bài “Ôn tập về từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào. Dấu phẩy?” là một ừong các bài tiêu biểu và kiểu
câu Ai thể nào? là kiểu câu điển hình được dạy trong chương trình Tiểu học.
Nội dung của bài “Ôn tập từ chỉ đặc điểm. Ôn tập câu Ai thế nào?. Dấu phẩy” đưa ra các yêu cầu chính sau:
+ Ôn tập các từ chỉ đặc điểm của người, vật.
+ Ôn tập mẫu câu Ai thế nào? (Biết cách đặt câu theo mẫu để miêu tả người, vật, cảnh cụ thể).
+ Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy.
(Tiến trình dạy học thực nghiệm được nêu cụ thể ở phần Phụ lục của khóa luận)
c. Đo thực nghiệm
• Phương pháp đo nghiệm
+ Người thực hiện dự giờ theo dõi tiết học.
+ Kết thúc tiết học phát phiếu đo thực nghiệm cho học sinh, khảo sát học sinh ngay tại lớp.
+ Nhận xét và phân loại từng nội dung thực nghiệm
• Nội dung đo nghiệm và cách đánh giá
(Nội dung đo nghiệm và cách đánh giá có ở phần phụ lục của khóa luận)
Bảng đối chiếu kết quả đo nghiệm trường Tiểu học Xuân Hòa
(Trường thuộc khu vực thị xã)
TS CN
Kêt quả đo nghiệm Lớp
HS ĐN Giỏi Khá TB Dưói TB Ghi chú
SL % SL % SL % SL % 1 27 77,1 5 14,3 2 5,7 1 2,9 Lớp 3A6 35 2 25 71,4 6 17,1 2 5,7 1 2,9 thưc• 3 19 54,3 8 22,9 5 14,2 3 8,6 nghiệm 1 20 57,1 5 14,3 5 14,2 5 14,2 Lóp 3A7 35 2 17 48,6 6 17,1 8 22,9 5 14,2 đối 3 11 31,4 11 31,4 9 25,7 4 11,4 chứng
Bảng đối chiếu kết quả đo nghiệm trường Tiểu học c ổ Loa
(Trường thuộc khu vực gần thị trấn)
Lớp TS
HS CH
ĐN
Kêt quả đo thực nghiệm
Ghi chú Giỏi Khá TB Dưới TB SL % SL % SL % SL % c 35 1 23 65,7 5 14,3 3 8,6 4 11,4 Lớp thực nghiệm 2 21 60 6 17,1 5 14,3 5 14,3 3 19 54,3 8 22,9 4 11,4 4 11,4 A 35 1 16 45,7 6 17,1 10 28,6 3 8,6 Lớp đôi chứng 2 14 40 8 22,9 9 25,7 4 11,4 3 13 37,1 7 20 10 28,6 5 14,3
Bảng đối chiếu kết quả đo nghiệm trường Tiểu học Trực Phú
(Trường thuộc khu vực nông thôn)
Lóp TS HS
CH ĐN
Kêt quả đo nghiệm
Ghi chú Giỏi Khá TB DướiTB SL % SL % SL % SL % 3A 35 1 20 57,1 6 17,1 4 11,4 5 14,3 Lớp thưc• nghiệm 2 18 51,4 5 14,3 5 14,3 7 20 3 17 48,6 3 8,6 6 17,1 9 26,4 3B 35 1 14 40 5 14,3 7 20 9 26,4 Lớp đôi chứng 2 12 34,3 2 5,7 9 26,4 12 34,3 3 9 26,4 3 8,6 10 28,6 13 37,1
Để có kết quả khách quan và chính xác, trước khi thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành dự giờ và trao đổi ý kiến với Ban Giám hiệu các trường để lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Các lớp 3A và 3C (trường Tiểu học Cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội), lớp 3A6 và 3A5 (trường tiểu học Xuân Hòa- Phúc Yên- Vĩnh Phúc), lớp 3A và 3B (trường Tiểu học Trực Phú- Trực Ninh- Nam Định) được lựa chọn vì có số lượng học sinh bằng nhau, chất lượng học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ngang nhau. Nội dung đo thực nghiệm được áp dụng cho cả 6 lớp (3 lớp thực nghiệm và 3 lớp đối chứng) ở 3 trường.
3.6.Đánh giá thực nghiệm
Qua việc tổng họp các kết quả đo nghiệm, chúng tôi tiến hành so sánh từng lớp, từng trường và đi đến nhận xét như sau:
Các lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng, các lớp thực nghiệm có kết quả bài làm đạt lọai khá, giỏi nhiều hơn. Trường tiểu học Xuân Hòa (trường thuộc khu vựcthị xã) có kết quả cao hơn trường tiểu học c ổ Loa thuộc xã Cổ Loa gần thị trấn Đông Anh và trường Tiểu học Trực Phú thuộc xã Trực Phú. Mặc dù kết quả đo thực nghiệm của các lớp ở xã thấp hơn nhưng có thể nói rằng kết quả kiểm tra đo thực nghiệm của các lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ các lớp thực nghiệm đã làm được về nội dung, phương pháp, quy trình của khóa luận đề xuất.
Nội dung đo nghiệm ở câu 1 nhằm kiểm tra kiến thức các em vừa được giáo viên cung cấp, lớp thực nghiệm làm tố hơn lớp đối chứng. Điều đó chứng tỏ học sinh nắm kiến thức cơ bản về kiểu câu tốt.
Nội dung đo nghiệm ở câu 2 với mục đích kiểm tra nhận diện và phát hiện các bộ phận của câu kể Ai thế nào?.Kết quả đo nghiệm cho thấy, học sinh lớp thực nghiệm đạt từ khá trở lên cao hơn lóp đối chứng.
Nội dung thực nghiệm ở câu 3 có mục đích nâng cao, yêu cầu học sinh sắp xếp các từ để tạo thành câu kiểu Ai thế nào?. Tôi thấy, HS các lớp đối chứng còn làm chậm và sắp xếp còn lôn xộn hơn các HS lớp thực nghiệm.
3.7. Tiểu kết chương 3
Kết quả của những tiết thực nghiệm đã khẳng định được giả thuyết khóa luận đưa ra là có căn cứ khoa học, có tính khả thi ừong thực tế. Kết quả học sinh khá, giỏi của các lớp thực nghiệm đều cao hơn dù không nhiều so với các lớp đối chứng. Học sinh ở vùng gàn thị xã, thị trấn có chất lượng học cao hơn so với vùng nông thôn. Vì vậy, theo chúng tôi, cần chú trọng hơn nữa việc nâng cao hiệu quả dạy và học ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo.
KẾT LUẬN
Dạy học là cả một quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cả về trí tuệ, tình cảm và thể chất cho học sinh. Hành trang cho các em bước vào cuộc sống học tập, lao động sau này chính là vốn tri thức và kĩ năng cơ bản mà nhà trường tiểu học đã vun đắp cho các em. Dạy kiến thức tiếng Việt là bồi dưỡng về tâm hồn, giúp cho các em thêm yêu quý và giữu gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì vậy dạy học Luyện từ và câu nói chung và dạy học về câu nói riêng không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của học sinh, kết hợp với lòng say mê nghề nghiệp, yêu trẻ của giáo viên mới đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Dạy học tích cực hoá các hoạt động của mọi đối tượng học sinh theo hướng học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề là cách dạy học hoàn toàn phù họp với quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học của giáo dục nước ta hiện nay. Cách dạy học đó giúp học sinh tích cực học tập tư duy sáng tạo để tìm ra kiến thức mới và thực hành để củng cố kiến thức. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, định hưởng các hoạt động của học sinh. Điều quan trọng là học sinh nào cũng được làm việc để đạt được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng. Học sinh khá, giỏi được mở rộng và nâng cao kiến thức. Tính ưu việt của cách dạy học này đã được chứng minh qua việc dạy học các bài về câu ở lớp 2, 3 như đã trình bày ở trên.
Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy khả năng làm các bài thực hành về câu của học sinh còn thấp so với yêu cầu đặt ra và còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do các em chưa được học các bài lý thuyết, chưa được giáo viên dạy về đặc điểm, cấu trúc và ý nghĩa của từng kiểu câu, thành phàn câu.
Trên cơ sở phân tích những thực trạng và nguyên nhân của những tồn tại trong thực hành, khóa luận đã trình bày một số đề xuất nhằm khắc phục
những hạn chế và góp phần nâng cao chất lượng dạy học về câu tiếng Việt. Các biện pháp này được xem xét trên nhiều phương diện, liên quan đến vai trò của giáo viên, học sinh; phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học, thống kê một số lỗi về câu học sinh hay mắc phải và những giải pháp cụ thể giúp học sinh sửa lỗi sai về câu. Với những đề xuất đó, chúng tôi mong rằng khóa luận sẽ góp phần thiết thực giúp các em rèn luyện kĩ năng thực hành, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học về câu tiếng Việt nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung.
Với sự cố gắng hết mình, trong quá trình triển khai khóa luận chắc chắn không thể ừánh khỏi những sai sót và khiếm khuyết nhất định về nội dung cũng như hình thức trình bày, lối diễn đạt. Chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để khóa luận của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A, Nguyễn Trí (1996), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Mai Anh (2009), Các kiểu câu và việc dạy - học câu tiếng
Việt ở Tiểu học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, NXB Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, Hà Nội.
3. Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Diệp Quang Ban (2004), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Diệp Quang Ban (2006), Ngữ pháp Việt Nam, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, 3, 4, 5, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 2, 3, 4, 5, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Cao Xuân Hạo (2007), Câu Tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Ngô Thị Kim Hương (2007), vẩn đề thành phần câu và việc dạy - học
thành phần câu trong trường Tiểu học, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học,
NXB Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Lương (2005), Câu Tiếng Việt, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.