5. Cơ cấu của đề tài
3.6 Giải pháp về mặt thanh tra, giám sát
Cần phải đổi mới và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có chức năng của cấp trên đối với cấp dưới của mình, nhất là việc giám sát, kiểm tra đối với những người đứng đầu cấp dưới và các chức danh chủ chốt của cấp dưới. Quy định cụ thể việc thường xuyên thực hiện cơ chế kiểm tra và tự kiểm tra của người đứng đầu ở các cấp. Ủy ban kiểm tra các cấp chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra Đảng viên và tổ chức Đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm, tập trung vào lĩnh vực phát sinh tham nhũng, tiêu cực; khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, thiếu bản lĩnh trong công tác đấu tranh này. Cấp ủy các cấp tăng cường chỉ đạo ủy ban kiểm tra chủ trì và phối hợp với các ban của cấp ủy với cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác giám sát, kiểm tra, giải quyết tố cáo cán bộ, Đảng viên vi phạm tham nhũng.
Tăng cường phối hợp thực hiện công tác giám sát, kiểm tra giữa các cơ quan Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân đối với cán bộ, công chức, Đảng viên để phòng ngừa, ngăn chặn và kịp thời phát hiện, đấu tranh phòng chống tham nhũng có hiệu quả. Tăng cường sự phối hợp các cơ quan điều tra với nhân dân và cơ quan báo chí trong việc phát hiện, đấu tranh, tuyên truyền về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Cần sớm nghiên cứu ban hành Quy định về chế độ kê khai về công khai tài sản của cán bộ, công chức, Quy chế giám sát trong Đảng và Quy chế nhân dân giám sát Đảng. Quy chế giám sát hành chính để góp phần phòng chống tham nhũng có hiệu quả. Quốc hội cần nhanh chống kiện toàn bộ máy tổ chức, thực hiện tốt chức năng giám sát. Chính phủ kiện toàn và nâng cao công tác thanh tra, đồng thời xử lý nghiêm khắc trách nhiệm của các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ và những người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi đó xảy ra các vụ tham nhũng.
Có một chiến lược của quốc gia về phòng chống tham nhũng với ba trụ cột chính, đó là:
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 65 SVTH: Phạm Quốc Huy
- Hai là, có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, kể cả pháp luật về phòng chống tham nhũng; xử lý kiên quyết, nghiêm minh các hành vi tham nhũng; các cơ quan đấu tranh phòng chống tham nhũng chuyên trách, độc lập với đội ngũ cán bộ phòng chống tham nhũng trong sạch, liêm khiết, có bản lĩnh, tính chuyên nghiệp cao, vững về pháp luật, tinh thông nghiệp vụ, được đầu tư nguồn lực, phương tiện điều kiện làm việc đầy đủ hiện đại.
- Ba là, chú trọng giáo dục đạo đức công dân, hình thành văn hóa chống tham nhũng trong bộ máy Nhà nước và trong công chúng. Hành vi tham nhũng đã khiến công chúng luôn khinh ghét, lên án tệ tham nhũng và từ đó họ tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng; có cơ chế thuận lợi, bảo vệ cho công chúng và tạo điều kiện cho công chúng nhận diện nhanh chống, kịp thời phát hiện và tố cáo những kẻ tham nhũng.
Tham nhũng là hành vi lam dụng quyền lực Nhà nước của những người có chức vụ, quyền hạn để tu lợi. Vì vậy muốn phòng chống tham nhũng có hiệu quả thì phải có cơ chế giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc lạm dụng quyền lực để tham nhũng và phải sử dụng quyền lực Nhà nước để đạp tan việc lạm dụng quyền lực Nhà nước của những kẻ tham nhũng thì mới thành công.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 66 SVTH: Phạm Quốc Huy
KẾT LUẬN
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực gắng liền với sự tồn tại của Nhà nước. Mức độ tình trạng tham nhũng diễn ra ở mỗi nước tuy khác nhau nhưng nguyên nhân và giải pháp chính nói chung đều giống nhau. Về nguyên nhân thì có một số nguyên nhân cơ bản như: Lòng tham của con người, do sự sở hở lơ lỏng của nền kinh tế, quản lý xã hội, các biện pháp giáo dục và xử phạt chưa đủ mạnh để răng đe… Và một số nguyên nhân do điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Về giải pháp không một nước nào không coi trọng và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý con người, đồng thời sử dụng phối hợp nhiều biện pháp đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm ngăn ngừa và hạn chế tham nhũng.
Đối với nước ta hiện nay tình hình tham nhũng đang diễn ra phức tạp nhất là khi tiến hành đổi mới cải cách mở của bắt đầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới 20 năm qua đem lại nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển về kinh tế thì tệ tham nhũng ngày càng phát triển với nhiều hình thức thủ đoạn tinh vi, phức tạp. Mặt trái của cơ chế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho các hành vi tham nhũng phát triển gây nguy hại cho mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Trong thời gian qua toàn Đảng, toàn dân ta đã tiến hành cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng khá mạnh mẽ và quyết liệt, tăng cường tuyên truyền giáo dục, xử lý những người vi phạm, từ kỷ luật hành chính đến cách chức, bỏ tù tịch thu tài sản, kể cả tử hình một số người nhưng tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phổ biến và nghiêm trong gây bất bình cho nhân dân. Có thể nói nạn tham nhũng là cản trở lớn nhất và là cản trở cuối cùng trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
Để tăng cường hiệu quả đấu tranh , phòng chống tham nhũng nhằm ngăn chặn, hạn chế tiến tới đẩy lùi tham nhũng Quốc hội khóa XI (kỳ hợp thứ 8) đã ban hành luật phòng, chống tham nhũng cùng với các văn bản pháp luật hiện hành như pháp lệnh cán bộ công chức tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để đấu tranh lâu dài, gay go và phức tạp. Như vậy là luật phòng, chống tham nhũng ở nước ta là ở mức cao nhất mà chúng ta có thể có trong hệ thống văn bản pháp luật của đất nước về việc phòng, chống tham nhũng, có nghĩa là ta đã dùng đến loại vũ khí mạnh nhất, thứ thuốc đặc hiệu nhất ta có thể có được.
Chúng ta có thể tin rằng trong thời gian tới công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta sẽ có những tiến triển khả quan, hiệu quả của cuộc đấu tranh được nâng cao, chúng ta sẽ ngăn chặn có hiệu quả và hạn chế được tình trạng tham nhũng. Và một khi tệ tham nhũng được ngăn chặn có hiệu quả thì nước ta nhanh chóng thực hiện các kế
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 67 SVTH: Phạm Quốc Huy
hoạch kinh tế - xã hội đã đề ra theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu như lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta hằng mong muốn./.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 68 SVTH: Phạm Quốc Huy
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật:
1. Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992. 2. Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
3. Luật phòng, chống tham nhũng 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội 2006.
4. Pháp lệnh phòng chống tham nhũng 1998.
5. Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12 ngày 27/9/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống tham nhũng.
6. Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều Luật Phòng chống tham nhũng.
Sách, báo, tạp chí, giáo trình:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2001.
3. GS.TS.Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS. Nguyễn Hoà Bình, TS. Bùi Minh Thanh (chủ biên), Phòng chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới, Nxb CAND, Hà Nội, 2007.
4. Nguyễn Quang Thắng - Nguyễn Văn Tài (dịch), Hoàng Việt Luật Lệ tập V (bản dịch) Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1994.
5. Trường Đại học Luật Hà nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (Nguyễn Ngọc Hoà - Chủ biên), Phần: Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Nxb. CAND, Hà Nội, 1999.
6. TS. Trần Hậu Thành, TS. Nguyễn Thế Tuấn, Tìm hiểu luật phòng chống tham nhũng và một số quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về xử lý tội tham nhũng, Nhà xuất bản Lý luận chính trị Hà Nội 2006.
7. TS. Dương Tuyết Miên, TS. Nguyễn Tuyết Mai, TS. Nguyễn Văn Nam, Giáo trình tội phạm học, Nxb. Giáo dục Việt Nam. Hà Nội 2010.
8. TS. Phạm Văn Beo, Giáo trình luật Hình sự Việt Nam – Trường Đại học Cần Thơ, năm 2011.
Các trang Website:
1. http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30503&cn_id
=240702 [Truy cập ngày 12/02/2013].
2. http://thanhtra.gov.vn/ct137/Lists/LTaiLieu/View_Detail.aspx?CatID=-
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 69 SVTH: Phạm Quốc Huy
3. http://www.phongchongthamnhung.vn/Detail/tabid/204/language/vi-
VN/CatID/1/ContentID/2329/Default.aspx [Truy cập ngày 09/3/2013].
4. http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/11/4-nganh-tham-nhung-nhieu-nhat/ [Truy cập
ngày 13/3/2013].
5. http://www.edunews.vn/channel/2774/201212/Quyet-liet-phong-chong-tham-
nhung-1965652/ [Truy cập ngày 29/3/2013].
6. http://www.baomoi.com/Nguoi-to-cao-pha-rung-Khe-Dien-tung-bi-doa-
giet/58/3643342.epi [Truy cập ngày 02/4/2013].
7. http://docbaotintuc.com/phap-luat/tham-nhung/xet-xu-vu-rut-ruot-du-an-thuy-loi-
phuoc-hoa-11366 [Truy cập ngày 08/4/2013].
8. http://m.go.vn/news/xa-hoi/tin-1007124/bo-nhiem-sai-chu-tich-huyen-bi-kiem-