Những hạn chế trong quản lí, điều hành nền kinh tế và trong hoạt động của

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm tham nhũng nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 37)

5. Cơ cấu của đề tài

2.2Những hạn chế trong quản lí, điều hành nền kinh tế và trong hoạt động của

cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức xã hội

Những hạn chế trong quản lí, điều hành nền kinh tế cũng như trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội cũng là những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự gia tăng của tham nhũng.

- Hạn chế trong quản lí và điều hành nền kinh tế

Thực hiện đường lối của Đảng chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta đã và đang đạt được những thành công vượt bậc. Tuy nhiên, do cơ chế quản lí mới được xây dựng theo định hướng kinh tế thị trường còn chưa theo kịp với trình độ phát triển của nền kinh tế nên đã tạo ra những sơ hở, bất cập. Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã phân tích “Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nói chung, của bộ máy Nhà nước nói riêng, còn nhiều khuyết điểm, chất lượng và hiệu quả chưa cao; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một số cơ quan, tổ chức chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, còn trùng lặp hoặc bị phân tán”. Những hạn chế, bất cập đó được thể hiện ở những điểm sau:

+ Hạn chế trong việc phân công trách nhiệm, quyền hạn giữa các chủ thể quản lí

Sự phân công quyền hạn, trách nhiệm giữa các chủ thể quản lí trong xã hội còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, đặc biệt là vấn đề quản lí tài sản công, dẫn đến tính chịu trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức không cao. Tài sản của Nhà nước được giao cho một số người có quyền hành rất lớn, nhưng chế độ trách nhiệm lại không rõ ràng. Bên cạnh đó, những công cụ phục vụ cho quá trình quản lí, điều hành nền kinh tế, quản lí tài sản công như kiểm kê, kiểm toán, kiểm soát, giám sát, thanh tra… lại chưa được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Đây chính là những yếu tố thuận lợi để nhiều cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng để tham ô, biến tài sản công thành tài sản riêng, sử dụng tài sản công trái mục đích, thậm chí trái pháp luật. Một số vụ tham ô, cố ý làm trái thời gian qua đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 31 SVTH: Phạm Quốc Huy

Một vụ án điển hình như: Bị cáo Hà Vũ bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng truy tố về hành vi phạm tội như sau: Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) được thành lập theo giấy phép thành lập và hoạt động số: 42GP/KDBH ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Bộ tài chính (76% vốn của nhà nước), thay đổi giấy phép thành lập và hoạt động lần thứ nhất số 63/GP/KDBH ngày 28 tháng 6 năm 2011 địa chỉ số 154 đường Nguyễn Thái Học, phường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Ngày 21 tháng 11 năm 2011 Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam có đơn yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng làm rõ hành vi sai phạm của Hà Vũ – Nguyên phó phòng kinh doanh Sóc Trăng, đồng thời uỷ quyền cho ông Đỗ Anh Kiệt quyền giám đốc Công ty bảo hiểm dầu khí Tây Nam thay mặt Tổng công ty làm việc với Cơ quan tiến hành tố tụng các vấn đề có liên quan đến Hà vũ.

Quá trình hoạt động kinh doanh Tổng Công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam có thành lập các Phòng kinh doanh khu vực tại các tỉnh: Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng trực thuộc Công ty bảo hiểm dầu khí Tây Nam địa chỉ: số 43 Mậu Thân, phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Hà Vũ được Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam ký hợp đồng lao động và bổ nhiệm Phó Phòng phụ trách kinh doanh, theo Quyết định số: 327/QĐ-PVI ngày 24 tháng 5 năm 2007 thực hiện chức năng quản lý nhiệm vụ kinh doanh bảo hiểm tại địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Công ty bảo hiểm dầu khí Tây Nam giao định mức chi phí kinh doanh khoán cho các văn phòng kinh doanh trực thuộc theo từng loại hình nghiệp vụ cụ thể. Người đứng đầu Phòng kinh doanh khu vực căn cứ vào cơ chế, định mức này mà áp dụng vào hoạt động kinh doanh đơn vị mình cho phù hợp, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân với Công ty về kết quả kinh doanh của Văn phòng mà mình phụ trách. Theo “Quy chế phát triển hệ thống văn phòng khu vực” ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-PVI ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Tổng công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam, Hà Vũ là phó phòng kinh doanh khu vực Sóc Trăng được giao quản lý và sử dụng hóa đơn, ấn chỉ bảo hiểm đã nhận từ Công ty bảo hiểm dầu khí Tây Nam và thực hiện chế độ báo cáo theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật và quy chế quản lý hóa đơn, ấn chỉ của Tổng công ty. Trong quá trình hoạt động, Vũ có trách nhiệm nộp đầy đủ tiền thu phí vào tài khoản chuyên thu của Công ty trực thuộc hoặc nộp tiền mặt về quỷ công ty trực thuộc. Tuy nhiên, Hà Vũ không thực hiện đúng theo quy định, trong thời gian làm phó phòng kinh doanh khu vực Sóc Trăng từ ngày 01/05/2007 đến ngày 25/11/2008 Hà Vũ đã bán ấn chỉ bảo hiểm thu tiền khách hàng không đăng nộp công ty bảo hiểm dầu khí Tây Nam đúng theo quy định.

Theo đơn của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí Việt Nam thì Hà Vũ bán ấn chỉ bảo hiểm thu tiền khách hàng không đăng nộp đã xuất hoá đơn là: 377.042.764đ (tài

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 32 SVTH: Phạm Quốc Huy

khoản số 13112, tài khoản của kế toán theo dõi công nợ đã xuất hoá đơn cho khách hàng); đã bán ấn chỉ bảo hiểm thu tiền khách hàng không đăng nộp chưa xuất hoá đơn là: 199.440110đ (tài khoản 051, tài khoản của kế toán theo dõi công nợ chưa xuất hoá đơn cho khách hàng); thu phí bảo hiểm chưa đăng nộp và công nợ cá nhân là 85.755.144đ; buộc Hà Vũ xuất toán 177.019.000đ; nợ cá nhân ông Trần Tiến Minh và bà Lâm Thúy Nga 45.816.464đ; phạt mất ấn chỉ 19.050.000đ; Công ty bảo lãnh cho Hà Vũ vay 16.910.831đ30

.

Qua vụ án ta cũng thấy được bị cáo Hà Vũ đã lợi dụng chức vụ quyền hạn mà mình được giao để thực hiện hành vi tham nhũng bằng cách trong quá trình công ty hoạt động Vũ có trách nhiệm nộp đầy đủ tiền thu phí vào tài khoản chuyên thu của Công ty trực thuộc hoặc nộp tiền mặt về qũy công ty trực thuộc. Tuy nhiên, Hà Vũ không thực hiện đúng theo quy định đã biến tài sản công thành tài sản riêng. Quá trình bị cáo Hà Vũ làm phó phòng kinh doanh khu vực Sóc Trăng. Bị cáo Hà Vũ đã lợi dụng nhiệm vụ được giao để chiếm đoạt số tiền mà bị cáo có trách nhiệm quản lý là 343.806.774 đồng ta thấy được Hà Vũ đã vi pham về tội “Tham ô tài sản” theo điểm a khoản 3 Điều 278 Bộ luật hình sự hiện hành. Bị cáo là công dân bình thường, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và nhận thức được việc lợi dụng chức vụ được giao để chiếm đoạt số tiền mà bị cáo có ngh a vụ đăng nộp theo quy định là vi phạm pháp luật. Hành vi phạm tội của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội, chỉ vì múc đích tiêu xài các nhân mà bị cáo đã trực tiếp xâm hại đến tài sản của Nhà nước. Nên việc đưa bị cáo ra xét xử trước pháp luật là cần thiết, nhằm giáo dục cải tạo đối với bị cáo và có tác dụng phòng chống tội phạm chung cho toàn xã hội.

+ Chính sách quản lí, điều hành kinh tế của Nhà nước còn chưa thực sự hợp lí.

Sự can thiệp quá sâu của cơ quan Nhà nước vào nền kinh tế cũng tạo điều kiện cho tham nhũng gia tăng. Sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước thể hiện thông qua các chính sách “điều tiết” thị trường tức là cấm đoán, hạn chế các chủ thể kinh tế không được hoạt động, kinh doanh trong một số lĩnh vực (trừ một số chủ thể nhất định được phép). Ví dụ, trong việc cấp phép xuất, nhập khẩu, chỉ những công ty được cấp phép mới được xuất, nhập khẩu một số loại hàng hóa nào đó và chỉ với số lượng cụ thể theo giấy phép.

Điều đó đã tạo ra sự khan hiếm trên thị trường. Lượng cung, cầu không được tính toán theo chi phí cận biên của các nhà sản xuất, nhập khẩu mà được áp đặt bằng mệnh lệnh hành chính. Với số lượng bị khống chế như vậy, giá cả do cầu quyết định (tức là số tiền người tiêu dùng phải trả để mua một đơn vị hàng hóa) sẽ cao hơn chi phí sản xuất, nhập khẩu. Lợi ích kinh tế từ sự chênh lệch này sẽ được phân chia khi giao dịch được tiến

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 33 SVTH: Phạm Quốc Huy

hành. Thông qua việc hối lộ để được cấp phép nhập khẩu, một phần lợi ích (dưới hình thức hối lộ) sẽ rơi vào túi người nhận hối lộ, phần khác sẽ thuộc về người đưa hối lộ.

Những cơ chế quản lí kinh tế như cơ chế cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản; cơ chế cấp hạn ngạch xuất nhập khẩu, nhất là đối với việc xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng quan trọng; cơ chế đấu thầu; cơ chế cấp giấy phép; cơ chế duyệt dự án… vẫn còn chưa được công khai, minh bạch dẫn đến những hành vi lợi dụng để sách nhiễu, gây khó khăn, đòi hối lộ cũng như đưa hối lộ để được cấp kinh phí, để được cấp các giấy phép xuất nhập khẩu, để giành được các hợp đồng xây dựng hay cung cấp trang thiết.

Một vụ án điển hình như: Ngày 6-28/2, Tòa án nhân dân Lạng Sơn sẽ mở phiên tòa xét xử hơn 30 bị can nguyên là cán bộ Cục hải quan tỉnh Lạng Sơn cùng 2 người khác về tội nhận và đưa hối lộ, thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, có nguyên Cục trưởng Bế Ngọc Trình, cùng trưởng trạm hải quan cửa khẩu Tân Thanh Nông Văn Măng

Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, nhiều năm qua, bị can Nông Văn Măng chỉ đạo các cán bộ dưới quyền tại Trạm hải quan cửa khẩu Tân Thanh không làm đúng nhiệm vụ được giao trong việc mở tờ khai hải quan, kiểm tra giám sát hồ sơ xuất nhập khẩu hàng hóa của một số doanh nghiệp. Họ tạo điều kiện cho các đơn vị này nâng khống trọng lượng hàng hóa và doanh thu. Đổi lại, Nông Văn Măng và cấp dưới được nhận hơn 6 tỷ đồng tiền hối lộ. Còn doanh nghiệp tận dụng sai phạm của hải quan để lập hồ sơ hoàn thuế khống, lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ đồng ngân sách Nhà nước.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết, đã khởi tố điều tra 55 vụ án lừa đảo tiền hoàn thuế, mà chủ yếu các tờ khai xuất khẩu khống hàng được "làm" tại cửa khẩu Tân Thanh. Chẳng hạn vụ tại Công ty Ong Trung ương và chi nhánh Công ty xuất nhập khẩu du lịch đầu tư Hà Nam tại Hà Nội .

Qua vụ án trên ta thấy được các cán bộ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình mà Nhà nước giao thực hiện tại cửa khẩu Tân Thanh như: Mở tờ khai hải quan, kiểm tra giám sát hồ sơ xuất nhập khẩu… Ông trưởng trạm hải quan Nông Văn Măng đã không thực hiện đúng nhiệm vụ mà còn chỉ đạo cán bộ cấp dưới mình làm sai nhiệm vụ nhằm để thực hiện hành vi tham nhũng và làm thất thoát ngân sách Nhà nước, đồng thời quá trình tham nhũng này kéo dày trong suốt nhiều năm mới bị phát hiện tổng cộng tiền hối lộ lên đến hơn 6 tỷ đồng từ việc đó ta thấy được việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước ta còn nhiều hạn chế, sơ hở. Trong vụ tiêu cực này, Nông Văn Măng cùng phó trạm hải quan cửa khẩu Tân Thanh Đoàn Cảnh Thắng và Bế Đức Huân là người tổ chức thực hiện. Họ nhận chịu trách nhiệm chính trong việc chỉ đạo cấp dưới nhẹ tay với các doanh nghiệp đưa hối lộ; đồng thời là người chia chác tiền lót tay cho các cán bộ dưới quyền. Bế Ngọc

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 34 SVTH: Phạm Quốc Huy

Trình (nguyên Cục trưởng Hải quan Lạng Sơn) không làm hết nhiệm vụ được giao, để cán bộ dưới quyền có sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài trong nhiều năm. Do vậy, trong vụ án này một mình ông ta bị truy tố về tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

- Hạn chế trong cải cách hành chính:

Ngày 17-9-2001 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Chương trình này được xác định là nhằm "Loại bỏ những thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân". Tiếp đó, Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước đã đề ra chủ trương gắn cải cách hành chính với việc thực hiện cơ chế "một cửa" trong các thủ tục hành chính đối với những lĩnh vực bức xúc, liên quan trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp, như đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, hải quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu v.v.. Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4-9-2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương đã tạo ra một cách thức giải quyết công việc hiệu quả cho công dân, tổ chức, đã thể chế hóa mối quan hệ giữa chính quyền và người dân thông qua việc thực hiện cơ chế "một cửa". Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22-6-2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa liên thông" đã quy định nhiều nội dung mới có tính hoàn thiện hơn nhằm thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp ở địa phương, giảm phiền hà, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Các quy định này đã làm giảm đáng kể việc lợi dụng cơ chế, chính sách để sách nhiễu, gây phiền hà để đòi hỏi hối lộ.

Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã quyết liệt thực hiện cải cách hành chính và bước đầu đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, cải cách hành chính vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Do ảnh hưởng nặng nề của cơ chế kinh tế cũ nên các thủ tục hành chính tuy đã được rà soát và loại bỏ một phần nhưng vẫn còn rất phức tạp, rườm rà, gây nhiều khó khăn, bất lợi cho người dân và doanh nghiệp. Chính sự rườm rà, phức tạp trong các thủ tục hành chính đã tạo điều kiện cho tham nhũng gia tăng. Việc điều hành, quản lí nền kinh tế còn nhiều bất cập, lỏng lẻo, yếu kém, nhất là cơ chế xét cấp phát vốn đầu tư, vốn vay ODA… đã tạo ra nhiều kẽ hở. Bên cạnh đó, những thủ tục còn kéo dài, làm cho những người không có thời gian, hoặc những người muốn có kết quả nhanh chóng buộc phải đưa hối lộ. Các thủ tục như thủ tục vay vốn, thủ tục cấp sổ đỏ, sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, đăng kí xe máy, đăng kí kinh doanh…vẫn còn

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 35 SVTH: Phạm Quốc Huy

rườm rà và phức tạp. Đây chính là các nguyên nhân làm cho tệ tham nhũng ngày càng

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm tham nhũng nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 37)