Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm tham nhũng nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 55)

5. Cơ cấu của đề tài

3.2 Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

Đây là biện pháp quan trọng đầu tiên để ngăn ngừa tham nhũng. Công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện để người dân cũng như toàn xã hội tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Với việc công khai minh bạch trong hoạt động tại các cơ quan Nhà nước, người dân sẽ dễ dàng nhận biết được các quyền và nghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật cũng như đòi hỏi cơ quan Nhà nước và các cán bộ, công chức Nhà nước thực hiện các quy định đó. Công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức Nhà nước có ý thức hơn trong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền mà pháp luật quy định, bởi mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễu hay lợi dụng chức trách để tư lợi đều có thể bị phát hiện và xử lý. “Công khai và minh bạch là những chìa khoá then chốt nhằm bảo đảm đấu tranh chống tham nhũng thành công”36.

Luật phòng, chống tham nhũng 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 đưa ra các nguyên tắc cũng như thể chế hoá để bảo đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc đó. Bên cạnh đó Luật phòng, chống tham nhũng 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định công

36

Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ - Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam: Thông cáo báo chí tại cuộc đối thoại về phòng, chống tham nhũng lần thứ ba, tháng 6-2008.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 49 SVTH: Phạm Quốc Huy

khai, minh bạch trong một số lĩnh vực hoạt động cụ thể, những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng.

- Về nguyên tắc công khai:

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định chính sách, pháp luật và việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật phải được tiến hành công khai, minh bạch, bảo đảm công bằng, dân chủ. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai hoạt động của mình, trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước và những nội dung khác theo quy định của Chính phủ.

Đây là một bước tiến rất lớn trong quá trình công khai hoá hoạt động của bộ máy Nhà nước. Trước đây, Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 cũng coi công khai là biện pháp quan trọng nhằm phòng ngừa tham nhũng nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi rất hẹp, đó là thủ tục hành chính trong các lĩnh vực liên quan đến giải quyết công việc của công dân.

- Về hình thức công khai:

Để công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã quy định 7 hình thức công khai, bao gồm:

- Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; - Phát hành ấn phẩm;

- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; - Đưa lên trang thông tin điện tử;

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dựa trên những hình thức này, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải lựa chọn sử dụng một hoặc một số hình thức phù hợp. Quy định cụ thể như vậy để tránh việc cơ quan, tổ chức đơn vị thực hiện công khai một cách hình thức, tuỳ tiện và né tránh công khai sự thật.

Bên cạnh đó, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về quyền yêu cầu cung cấp thông tin, bao gồm hai loại: Quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí và quyền yêu cầu cung cấp thông tin của cá nhân. Theo đó, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu phải

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 50 SVTH: Phạm Quốc Huy

cung cấp thông tin, trừ trường hợp nội dung thông tin đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai; trường hợp không cung cấp hoặc chưa cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức yêu cầu biết và nêu rõ lý do.

Có thể thấy rằng, Luật quy định việc cung cấp thông tin là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị để bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch nhưng để tránh việc yêu cầu thông tin tràn lan hoặc lạm dụng, lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin và cũng để tạo điều kiện cho việc thực hiện được quy định này trên thực tế không gây khó khăn cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thì quyền yêu cầu cung cấp thông tin và trách nhiệm trả lời yêu cầu này phải nằm trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật:

Một là, các cơ quan, tổ chức hoặc báo chí được quyền yêu cầu cung cấp thông tin trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chứ không phải bất kỳ thông tin nào mà mình muốn, chỉ những thông tin cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn hoặc liên quan đến cơ quan, tổ chức mình thì mới có quyền yêu cầu được cung cấp. Chẳng hạn, cơ quan Nhà nước có thể yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến trách nhiệm quản lý của cơ quan Nhà nước đó; tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các thành viên tổ chức đó; cơ quan báo chí có quyền yêu cầu cung cấp thông tin để phục vụ cho tác nghiệp báo chí… Hai là, cơ quan tổ chức, đơn vị chỉ có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, pháp luật quy định rất cụ thể về quyền yêu cầu cung cấp thông tin, vừa bảo đảm các cơ quan, tổ chức đơn vị phải thực hiện nguyên tắc công khai hoá vừa cố gắng để việc thực hiện trách nhiệm này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu. Trường hợp nội dung được yêu cầu đã được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, được phát hành ấn phẩm hoặc niêm yết công khai thì cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu có trách nhiệm hướng dẫn cơ quan, tổ chức yêu cầu tiếp cận thông tin đó.

Vấn đề bảo đảm quyền yêu cầu cung cấp thông tin là một nội dung hết sức quan trọng và có tác dụng thiết thực vào việc phòng ngừa tham nhũng, hơn nữa đây là vấn đề rất mới. Chính vì vậy, để có cơ sở thực hiện thật tốt điều này, Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20-10-2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã dành nhiều quy định vừa cụ thể hoá, vừa hướng dẫn để các các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ cung cấp thông tin cũng như có yêu cầu về thông tin có thể thực hiện một cách thuận lợi.

Ngoài việc nêu nguyên tắc và cơ chế bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức đơn vị nói chung, Luật phòng, chống tham nhũng năm

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 51 SVTH: Phạm Quốc Huy

2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 có những quy định cụ thể trong một số lĩnh vực mà thực tế cho thấy có xảy ra nhiều tham nhũng, gây thất thoát một lượng lớn tiền, tài sản của Nhà nước cũng như có nhiều sự phiền hà, sách nhiễu. Cụ thể là:

- Công khai, minh bạch trong mua sắm công và xây dựng cơ bản; - Công khai, minh bạch trong quản lý dự án đầu tư xây dựng; - Công khai, minh bạch về tài chính và ngân sách Nhà nước;

- Công khai, minh bạch việc huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;

- Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng các khoản hỗ trợ viện trợ; - Công khai, minh bạch trong quản lý doanh nghiệp của Nhà nước; - Công khai, minh bạch trong cổ phần hoá doanh nghiệp của Nhà nước; - Kiểm toán việc sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước;

- Công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng đất; - Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng nhà ở; - Công khai, minh bạch trong lĩnh vực giáo dục; - Công khai, minh bạch trong lĩnh vực y tế;

- Công khai minh bạch trong lĩnh vực khoa học - công nghệ; - Công khai minh bạch trong lĩnh vực thể dục, thể thao;

- Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm toán Nhà nước;

- Công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết các công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân;

- Công khai, minh bạch trong lĩnh vực tư pháp;

- Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức - cán bộ; - Công khai báo cáo hằng năm về phòng, chống tham nhũng37;

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm tham nhũng nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)