5. Cơ cấu của đề tài
2.4 Những hạn chế trong nhận thức, tƣ tƣởng của cán bộ, công chức cũng nhƣ
hoạt động bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ
- Sự xuống cấp về đạo đức, phẩm chất của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức.
Do nền kinh tế kế hoạch đã tồn tại rất lâu ở nước ta, nên nhiều cán bộ, công chức, viên chức nước ta vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của các tư tưởng, tâm lí tiêu cực của thời kì quan liêu, bao cấp. Nhiều người vẫn duy trì những thái độ tiêu cực như hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu gây khó khăn cho nhân dân, làm việc theo kiểu bố thí, ban ơn, kéo dài thời hạn… Điều này đã làm cho một bộ phận người dân ngại tiếp xúc, ngại làm việc trực tiếp mà thường sử dụng những hình thức tiêu cực như đưa hối lộ, thông qua môi giới hối lộ để giải quyết công việc. “Văn hóa phong bì”, vấn đề ăn chia, trích tỷ lệ phần trăm…
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 44 SVTH: Phạm Quốc Huy
cũng đang ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của cán bộ, công chức, viên chức làm gia tăng tình trạng tham nhũng. Những lĩnh vực liên quan đến tài chính, tiền tệ, vốn đầu tư… như cấp phát vốn, duyệt dự án đầu tư, cấp giấy phép, duyệt hạn ngạch…đều xuất hiện các tình trạng nhũng nhiễu đòi hối lộ. Nếu không đưa hối lộ thì công việc sẽ bị gây khó khăn, mất thời gian, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội tốt để làm ăn.
Bên cạnh đó, sự xuống cấp về đạo đức, nhân cách của một bộ phận cán bộ, đảng viên và công chức, viên chức cũng làm gia tăng tệ tham nhũng. Nghị quyết số 04- NQ/TW ngày 21 tháng 8 năm 2006 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đánh giá
“Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn nhiều yếu kém. Một bộ phận không nhỏ Đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm”. Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 cũng nhận định, một trong các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tham nhũng hiện nay ở nước ta là do “một bộ phận cán bộ, công chức thiếu tính chuyên nghiệp, ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống còn thấp”. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống thể hiện trước hết ở tư tưởng hưởng thụ, quá coi trọng đồng tiền, tư tưởng vụ lợi, làm giàu bất chính… Những tư tưởng này đang làm suy thoái một bộ phận cán bộ có chức, có quyền. Xuất phát từ những tâm lí này mà một số cán bộ, đảng viên đã lợi dụng công việc, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để đòi hối lộ, tham ô tài sản. Đặc biệt là những cán bộ công tác trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, cấp phát vốn, thanh tra, kiểm toán cũng như các lĩnh vực có liên quan đến nguồn vốn ngân sách hay vốn tài trợ, vốn vay ưu đãi…
Một ví dụ điển hình: Ngày 28/8/2012, trụ sở Tòa án nhân dân thị xã Thái Hòa, phòng xử án người đông nêm chặt cả khán phòng cũng như khuôn viên ở hai bên cánh gà và hành lang. Họ đến đây ngoài việc để theo dõi một vụ án được đem ra xét xử bình thường còn để nghe vị "cán bộ", người lãnh đạo của họ trước đây - ông Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1959, trú xóm Đông Xuân, xã Đông Hiếu) giải trình trước tòa về những việc làm khuất tất của mình.
Theo truy tố của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Thái Hòa, năm 2003, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư xây dựng dự án đường Hồ Chí Minh, giai đoạn 1 tại xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, có 13 hộ dân thuộc diện thu hồi đất được cấp đất tái định cư là các ông Lê Văn Thành, Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Văn Hòa, Lê Văn Đại, Thái Văn Thương, Nguyễn Trọng Ánh, Trần Thế Tài, Phan Văn Sơn, Đỗ Minh Sơn, Lê Anh Triều, Nguyễn Bơn, Trần Văn Truyền và bà Nguyễn Thị Quế. Trong đó, thửa
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 45 SVTH: Phạm Quốc Huy
đất của hộ gia đình ông Dũng do nhận chuyển nhượng một phần của ông Thành nhưng chưa làm thủ tục chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Tháng 8/2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định về việc phê duyệt giá trị bồi thường, giải phóng mặt bằng (BT, GPMB) các hạng mục mở nút giao thông QL48, khu tái định cư và di dời sân vận động xã Đông Hiếu.
Ngày 10/9/2003, ông Nguyễn Văn Hùng - với cương vị đương nhiệm lúc bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo 2 cán bộ dưới quyền là ông Trương Văn Bình (cán bộ giao thông - thủy lợi) và ông Nguyễn Như Dần (cán bộ địa chính) thu tiền làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng dất của 13 hộ gia đình với tổng số tiền 160.070.000 đồng. Sau khi thu tiền, ông Hùng đã chỉ đạo không nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định mà giao cho ông Bình và ông Dần tự quản lý số tiền đó. Trong quá trình 2 cán bộ dưới quyền quản lý số tiền trên, vì mục đích nâng cao uy tín và vị thế của bản thân, phục vụ quan hệ đối ngoại và giải quyết một số công việc của Ủy ban nhân xã Đông Hiếu, ông Hùng đã chỉ đạo ông Bình và Dần chi số tiền 133.870.000đồng.
Việc thu tiền của các hộ dân và chi những khoản theo sự chỉ đạo của ông Hùng đều không có hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi theo đúng quy định. Toàn bộ số tiền này không được nộp vào ngân sách Nhà nước, bỏ ngoài sổ sách, chi tiêu sai nguyên tắc tài chính và trái quy định của pháp luật. Trong số các khoản chi này, có những khoản chi cho công tác xây dựng cơ bản của xã và các hoạt động thường xuyên của các ban ngành, cũng như phục vụ các hoạt động của Ủy ban nhân dân xã. Mặc dù các khoản chi này không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ nhưng cũng đã có sự thừa nhận của những người trực tiếp nhận tiền. Nhưng có những khoản chi phục vụ cho công tác đối ngoại, tiếp khách, tham quan, hỗ trợ không thuộc trường hợp được chi từ ngân sách Nhà nước mà ông Hùng vẫn duyệt chi. Mặt khác, bản thân ông Hùng đã nhận một số khoản tiền trong tổng số tiền đã thu nhưng không thể giải trình đã chi, sử dụng vào mục đích gì.
Tại phiên tòa, bị cáo đã khai báo thành khẩn, tỏ thái độ ăn năn hối cải; bản thân bị cáo có mẹ là liệt sỹ, đồng thời trong quá trình lao động, công tác đã được các cấp ghi nhận, tặng thưởng nhiều huân chương, bằng khen. Căn cứ các tình tiết giảm nhẹ, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo 4 năm tù, áp dụng theo điểm b, khoản 2 - Điều 281; điểm p, s, khoản 1, 2 - Điều 46, Điều 47- Bộ luật hình sự. Ngoài ra bị cáo còn chịu trách nhiệm dân sự phải hoàn trả lại số tiền 128.870.000 đồng cho các hộ dân liên quan34.
Qua vụ án trên ta thấy hành vi của bị cáo vi phạm nghiêm trọng lợi dụng chức vụ, quyền hạn do Nhà nước giao thực hiện nhưng bị cáo đã không làm đúng nhiệm vụ mà còn liên kết, bè phái để thực hiện hành vi tham nhũng, hành vi đó là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan do bị cáo phụ trách, gây thiệt hại cho lợi
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 46 SVTH: Phạm Quốc Huy
ích hợp pháp của công dân. Mặc dù biết hành vi của mình là vi phạm quy định của pháp luật nhưng bị cáo vẫn cố tình thực hiện nhằm mục đích thực hiện hành vi tham nhũng, thể hiện ý thức coi thường pháp luật, gây bất bình trong dư luận nhân dân nói chung, ảnh hưởng đến lợi ích của các hộ dân liên quan, làm ảnh hưởng xấu về chính trị và làm giảm uy tín của chính quyền cơ sở. Đối với 2 cán bộ dưới quyền là ông Bình và ông Dần, vào thời điểm đó, không có trách nhiệm thu tiền của dân để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng dất nhưng vì sự chỉ đạo của ông Hùng nên đã thu và chi sai nguyên tắc. Hành vi này chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên chỉ bị xử phạt hành chính.
- Hạn chế trong công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ
Công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ thời gian qua đã có nhiều đổi mới nhưng nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn chưa thực hiện tốt. Tư tưởng cục bộ, địa phương, bè phái trong công tác bổ nhiệm cán bộ vẫn còn tồn tại cũng làm gia tăng tệ tham nhũng. Vẫn còn tình trạng chỉ lựa chọn, bổ nhiệm những cán bộ cùng quê, cùng bè phái để từ đó hình thành các đường dây cấu kết với nhau tạo thành những vòng tham nhũng khép kín, vô hiệu hóa cơ chế kiểm soát, thanh tra nội bộ. Những vụ án tham nhũng lớn thời gian qua đã cho thấy rõ điều đó. Việc luân chuyển cán bộ cũng chưa được thực hiện tốt, nhiều khi còn phản tác dụng. Nhiều trường hợp các cán bộ, công chức, viên chức tích cực tố cáo tham nhũng thì bị luân chuyển công tác, còn những người tham nhũng cùng bè phái, bị tố cáo thì không những không bị luân chuyển công tác mà còn được bổ nhiệm chức vụ cao hơn.
Một vụ án điển hình như: Trường Tiểu học Thanh Hà nơi xảy ra sai phạm trong bổ nhiệm. Huyện ủy Thanh Chương (Nghệ An) vừa thi hành kỷ luật hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng phòng giáo dục đào tạo, kiểm điểm ông Nguyễn Hưu Vinh vì đã sai phạm trong việc bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học Thanh Hà và Trung học cơ sở Thanh An. Quy hoạch một đằng, bổ nhiệm một nẻo Sau khi Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Hà (huyện Thanh Chương) Phan Văn Khang nghỉ hưu, nhà trường này đã giới thiệu 2 phó hiệu trưởng (trong nguồn quy hoạch vào chức danh hiệu trưởng) là cô Lê Thị Kim Nhung và cô Trần Thị Châu.
Do thiếu thống nhất giữa địa phương và Phòng giáo dục đào tạo cho nên phòng đã cử cán bộ về trường để lấy phiếu tín nhiệm, trong đó quy định không được giới thiệu người ngoài trường, được phép giới thiệu người không có trong quy hoạch. Số phiếu thăm dò được phát ra là 28, thu vào chỉ có 25 phiếu nhưng biên bản kiểm phiếu không hề thể hiện. Kết quả, cô Trần Thị Châu được 4 phiếu, cô Lê Thị Kim Nhung được 12 phiếu. Và, lạ hơn là có đến 9 phiếu giới thiệu cô Nguyễn Thị Lộc là người ngoài trường về làm hiệu trưởng, điều không có trong quy định. Tuy nhiên, cả ba cô giáo trên đều không được
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 47 SVTH: Phạm Quốc Huy
bổ nhiệm làm hiệu trưởng, mà ông Nguyễn Hoài Nam lại tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định bổ nhiệm người khác, không thuộc quy hoạch, không phải nguồn tại chỗ.
Trường Trung học cơ sở Thanh An cần bổ nhiệm một phó hiệu trưởng. Đích thân ông trưởng phòng về trường này chỉ đạo lấy phiếu thăm dò. Có ba thầy giáo được lấy phiếu tín nhiệm, kết quả: Thầy Lê Văn Minh 11 phiếu (chiếm 34,3%), thầy Nguyễn Ngọc Nam 8 phiếu (chiếm 25%) và thầy Phan Văn Tứi 13 phiếu (chiếm 40,7%). Rõ ràng là số phiếu tín nhiệm thầy Minh thấp hơn thầy Tứ, nhưng ông Nam vẫn tham mưu để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện bổ nhiệm cho thầy Minh làm phó hiệu trưởng. Do cấp dưới, Ông Phan Duy Tính- Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Huyện ủy Thanh Chương- thừa nhận có chuyện sai phạm trong quy trình bổ nhiệm cán bộ ở Phòng giáo dục đào tạo huyện. Cụ thể, sai quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng Trường Tiểu học Thanh Hà và một phó hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thanh An. Trưởng phòng giáo dục đào tạo Nguyễn Hoài Nam đã sai phạm trong quá trình tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo nói trên. Do cán bộ cấp dưới thực hiện, chứ ông Nam không trực tiếp đi. Cái sai của ông Nam là người đứng đầu Phòng giáo dục đào tạo và tham mưu cho huyện ký quyết định bổ nhiệm, nhưng đã bỏ qua một số bước. Hiện ông Nam đã phải nhận hình thức kỷ luật là khiển trách”35
.
Những nguyên nhân tham nhũng xuất phát từ hạn chế trong nhận thức, tư tưởng của cán bộ, công chức, viên chức và công tác cán bộ được xác định là những nguyên nhân cơ bản. Vì vậy, muốn hoạt động phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả cao thì vấn đề quan trọng là phải tạo bước chuyển biến cơ bản trong tư tưởng, nhận thức của cán bộ, công chức, xây dựng và thực hiện tốt văn hóa công sở cũng như chế độ quản lí, luân chuyển cán bộ.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
TÌNH HÌNH TỘI PHẠM THAM NHŨNG
Phòng ngừa tham nhũng là một trụ cột của Luật phòng, chống tham nhũng. Kinh nghiệm chống tham nhũng của các nước trên thế giới cho thấy, công tác phòng ngừa đóng vai trò rất quan trọng. Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng khuyến cáo các quốc gia thành viên lưu ý trong việc xây dựng và duy trì một chiến lược phòng ngừa tham nhũng liên tục, toàn diện và có hiệu quả. Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định khá đầy
35
http://m.go.vn/news/xa-hoi/tin-1007124/bo-nhiem-sai-chu-tich-huyen-bi-kiem-diem-truong-phong-gddt-bi-ki- luat.htm.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 48 SVTH: Phạm Quốc Huy
đủ các biện pháp phòng ngừa đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng hiện nay. Chính vì vậy, trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2012, nội dung về phòng ngừa tham nhũng chiếm tỉ lệ rất lớn, phần lớn những điểm mới trong quy định của pháp luật về chống tham nhũng nằm trong các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.