Vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm tham nhũng nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 66)

5. Cơ cấu của đề tài

3.4 Vấn đề minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức

Với việc ban hành Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998, Việt Nam đã thực hiện việc kê khai tài sản - một nội dung của cơ chế minh bạch tài sản. Tuy nhiên, cho

42

Xem: Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2012, Sđd, tr. 35.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 60 SVTH: Phạm Quốc Huy

đến nay, hệ thống minh bạch tài sản ở Việt Nam vẫn chỉ dừng lại ở kê khai tài sản đơn thuần, còn thiếu nhiều yếu tố để Nhà nước có thể kiểm soát chặt chẽ tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Luật phòng, chống tham nhũng 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã quy định một cách khá toàn diện và đầy đủ những nội dung cơ bản nhất của một hệ thống minh bạch tài sản, bao gồm những vấn đề chính như sau:

- Cán bộ, công chức phải kê khai tài sản hằng năm để tránh che giấu, tẩu tán tài sản tham nhũng; ngoài việc kê khai tài sản của bản thân, cán bộ, công chức còn phải kê khai tài sản của vợ hoặc chồng và con chưa thành niên. Đối tượng tài sản phải kê khai được mở rộng hơn so với Pháp lệnh chống tham nhũng 1998.

- Việc xác minh tài sản được tiến hành trong một số trường hợp nhất định. Đây là một điểm mới so với Pháp lệnh chống tham nhũng. Khi xem xét đề bạt, bổ nhiệm, bầu cử hoặc có hành vi tham nhũng thì thủ trưởng cơ quan tổ chức việc xác minh tài sản để xem cán bộ, công chức có kê khai trung thực hay không.

- Bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản được công khai trong một số trường hợp nhất định theo yêu cầu và trên cơ sở quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

- Người có nghĩa vụ kê khai tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật nếu kê khai không trung thực, nếu là người ứng cử thì sẽ bị loại khỏi danh sách bầu cử, người được dự kiến bổ nhiệm, phê chuẩn thì sẽ không được bổ nhiệm, phê chuẩn vào chức vụ dự kiến.

So với Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 đưa ra một số nội dung mới:

Một là, không chỉ kê khai tài sản của cá nhân cán bộ, công chức mà kê khai tài sản của cả vợ và con chưa thành niên để ngăn chặn việc phân tán tài sản tham nhũng, tránh sự phát hiện của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Hai là, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định việc xác minh tài sản trong những trường hợp nhất định khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Ba là, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về việc công khai kết luận về tính minh bạch trong kê khai tài sản.

Với tinh thần như trên, việc minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức đã khác với trước kia chỉ quy định về kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, nay mục tiêu là tiến tới minh bạch tài sản cán bộ, công chức. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 không đặt vấn đề công khai bản kê khai tài sản mà chỉ quy định công khai kết luận về tính minh bạch, trung thực của việc kê khai sau khi đã tiến hành xác minh theo các hình thức và ở những nơi thích hợp.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 61 SVTH: Phạm Quốc Huy

Về đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai, theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012, không phải mọi cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, mà chỉ cán bộ có chức vụ từ phó trưởng phòng của cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên hoặc tương đương trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức làm tại một số vị trí nhất định (sẽ do Chính phủ quy định).

Về tài sản phải kê khai, tài sản kê khai bao gồm 4 nhóm loại: nhà, quyền sử dụng đất; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá trị và các loại tài sản khác mà giá trị của mỗi loại từ năm mươi triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài; thu nhập phải chịu thuế theo quy định của pháp luật.

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 còn quy định việc xác minh tài sản là để đánh giá về tính trung thực của việc kê khai, góp phần đánh giá cán bộ, công chức hoặc người tham gia ứng cử vào các cơ quan quyền lực để bảo đảm bộ máy nhà nước có một đội ngũ cán bộ trung thực, liêm chính, không tham nhũng. Qua xác minh, nếu người bị kết luận là không trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật sau: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương; hạ ngạch. Đối với người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực là người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, người dự kiến được bầu, phê chuẩn tại Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, người dự kiến được phê chuẩn, bổ nhiệm thì bị xử lý như: bị xoá tên khỏi danh sách người ứng cử, không được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm.

3.5 Chế độ trách nhiệm của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu là một yếu tố quan trọng trong quản lý Nhà nước và chống tham nhũng nói riêng. Luật phòng, chống tham nhũng 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định một cách chi tiết về vấn đề này, bao gồm những nội dung chính sau:

- Phân định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức với cấp phó được giao phụ trách các lĩnh vực; theo đó, người đứng đầu chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực do mình quản lý, cấp phó chịu trách nhiệm trực tiếp đối với lĩnh vực được giao phụ trách.

- Phân cấp trách nhiệm rõ ràng cho người đứng đầu đơn vị, phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mình.

Để tạo cơ sở xử lý trách nhiệm người đứng đầu, trong kết luận thanh tra, kiểm toán, điều tra phải có kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 62 SVTH: Phạm Quốc Huy

vị nơi xảy ra tham nhũng là yếu kém trong quản lý, buông lỏng quản lý hay bao che cho hành vi tham nhũng.

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã khẳng định lại nguyên tắc: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách”44

. Trên cơ sở nguyên tắc chung như trên, Luật cũng quy định tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định mức độ trách nhiệm khác nhau của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, có trường hợp họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp, có trường hợp thì liên đới chịu trách nhiệm.

Mặc dù đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do họ phụ trách nhưng do tính chất phức tạp của tệ nạn tham nhũng cho nên Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 cũng quy định việc loại trừ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong những trường hợp bất khả kháng, những hành vi tham nhũng vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của người lãnh đạo quản lý, trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng. Ngoài ra, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định nguyên tắc về việc xử lý đối với người đứng đầu và cá nhân có trách nhiệm trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng ngân sách Nhà nước để xảy ra hành vi tham nhũng thì được thực hiện theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 này và điều lệ, quy chế của tổ chức đó.

Để tạo điều kiện cho việc xử lý người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng, Luật quy định trong kết luận thanh tra, kết luận kiểm toán, kết luận điều tra vụ việc, vụ án tham nhũng, phải nêu rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi tham nhũng theo các mức độ sau đây: Yếu kém về năng lực quản lý; Bao che cho người có hành vi tham nhũng; Thiếu trách nhiệm trong quản lý.

Kết luận phải được gửi cho Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Cụ thể hóa những quy định trên của Luật phòng, chống tham nhũng, ngày 22-9- 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2006/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 107) quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Nghị định

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 63 SVTH: Phạm Quốc Huy

107 quy định mức độ của vụ, việc tham nhũng làm căn cứ để xác định trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Vụ, việc tham nhũng được chia theo các mức độ sau đây:

- Tham nhũng ít nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt bằng hình thức cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù đến 3 năm;

- Tham nhũng nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm;

- Tham nhũng rất nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;

- Tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 15 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình.

Về việc xác định các hình thức kỷ luật cụ thể:

- Hình thức khiển trách được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

- Hình thức cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

- Hình thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Vấn đề xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng rất phức tạp liên quan đến phân cấp quản lý cán bộ và việc lựa chọn, bổ nhiệm cán bộ. Về nguyên tắc, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải chịu trách nhiệm về việc làm của cấp dưới thuộc quyền. Nhưng nguyên tắc này chỉ hợp lý và chỉ có thể thực hiện được khi người đứng đầu được quyền lựa chọn cấp dưới của mình. Chính vì vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khoá X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã chỉ rõ cần “Sửa đổi, bổ sung quy định về bổ nhiệm, phân cấp quản lý cán bộ theo hướng tăng quyền hạn cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức gắn với trách nhiệm cá nhân trong việc lựa chọn, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cấp phó và cán bộ cấp dưới trực tiếp trên cơ sở thảo luận dân chủ trong tập thể

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 64 SVTH: Phạm Quốc Huy

lãnh đạo. Nghiên cứu cơ chế thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên bổ nhiệm thủ trưởng cơ quan hành chính cấp dưới”.

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 cũng nhấn mạnh vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu thể hiện ở giải pháp: Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp quản lý, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý. Quy định chức trách của từng vị trí công tác, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và căn cứ vào kết quả thực hiện chức trách đó để đánh giá cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm tham nhũng nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 66)