Tính chất, mức độ tội phạm tham nhũng

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm tham nhũng nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 32)

5. Cơ cấu của đề tài

1.2.3 Tính chất, mức độ tội phạm tham nhũng

Nạn tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn rất nghiêm trọng, phạm vi rộng, ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều địa bàn, tính chất rất phức tạp, tinh vi, hậu quả hết sức nghiêm trọng. Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn mà còn xuất hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - là cơ quan tiếp xúc với nhân dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân.

Tham nhũng được thực hiện bởi những hành vi ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Trong hoạt động kinh tế, chúng được che đậy dưới các hình thức liên doanh, liên kết, quà biếu, trích thưởng... Trong xây dựng cơ bản thì khai khống khối lượng, mua bán thầu, bớt xén vật tư... Trong kinh doanh thì trốn lậu thuế, giấu nguồn thu, chiếm dụng vốn... Trong sản xuất thì lập quỹ đen, vi phạm các qui định về kế toán thống kê... Trong quản lý đất đai thì cấp đất sai nguyên tắc, mau bán đất trá hình... Trong việc thực hiện chính sách xã hội thì lập hồ sơ giả, khai man thương tật... Nói chung, tham nhũng biểu hiện dưới muôn ngàn hình thức, bằng các thủ đoạn đa dạng và tinh vi.

Quy mô các vụ việc tham nhũng ngày càng lớn, tính chất ngày càng nghiêm trọng. Có những vụ việc tham nhũng liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương. Tham nhũng có tính chất tập thể, có sự câu kết chặt chẽ... có xu hướng tăng lên. Thiệt hại đối với tài sản của Nhà nước, của tập thể mà mỗi vụ tham nhũng gây ra cũng ngày càng nghiêm trọng.

Theo Thanh tra Chính phủ, tham ô chiếm 50% số vụ; 45% số bị can; tội nhận hối lộ chiếm 9,2% số vụ và 10,3% bị can; tội lợi dụng chức vụ quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản chiếm 15,3% số vụ, 12,9% số bị can; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ 18,5% số vụ, 22% số bị can…

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện đánh giá, năm 2011, công tác phòng chống tham nhũng đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, phòng chống tham nhũng vẫn chưa có chuyển biến đột phá. Có những vụ án khởi tố cách đây nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đặc biệt, thiệt hại do tham nhũng lên đến 11.400 tỷ đồng, nhưng thu hồi chỉ được 300 tỷ đồng (2,6%). Nhiều vụ vi phạm lớn được phát hiện nhưng xử lý ít. Có vụ sai phạm nhiều tỷ đồng, hàng trăm hécta đất nhưng chỉ rút kinh nghiệm28

.

28

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 26 SVTH: Phạm Quốc Huy

Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo. Tham nhũng trở thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 27 SVTH: Phạm Quốc Huy

Chƣơng 2

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM THAM NHŨNG HIỆN NAY

Tham nhũng phát sinh trong xã hội là do sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân của tham nhũng được hiểu là những hạn chế của các yếu tố, các quá trình trong xã hội đã thúc đẩy làm phát sinh tham nhũng. Phân tích những hạn chế này sẽ cho thấy các nguyên nhân phát sinh tham nhũng.

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm tham nhũng nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)