Những hạn chế trong việc phát hiện và xử lí tham nhũng

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm tham nhũng nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 43)

5. Cơ cấu của đề tài

2.3 Những hạn chế trong việc phát hiện và xử lí tham nhũng

- Hạn chế trong việc khuyến khích tố giác hành vi tham nhũng

Khoản 1 điều 4 Luật phòng chống tham nhũng 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã quy định “Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh”. Việc phát hiện hành vi tham nhũng ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế. Hành vi tham nhũng chủ yếu được phát hiện thông qua việc tố giác của cán bộ, công chức, viên chức và thông qua các công cụ phát hiện tham nhũng. Tuy nhiên, cả hai hình thức này hiện nay đều còn nhiều hạn chế.

Tham nhũng là hành vi do các cán bộ, công chức thực hiện. Do đó, việc phát hiện các hành vi tham nhũng rất khó khăn. Chúng ta chưa có một cơ chế khuyến khích có hiệu quả việc tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng, đặc biệt là cơ chế bảo vệ quyền lợi cho những người tố cáo hành vi tham nhũng. Thông thường, những người tố cáo hành vi tham nhũng là những nhân viên hoặc cấp dưới của người có hành vi tham nhũng. Vì vậy rất nhiều trường hợp cán bộ, công chức, viên chức biết rõ hành vi tham nhũng của cấp trên nhưng không dám tố cáo vì sợ bị trù dập, sợ bị trả thù. Điều 38 Luật phòng, chống tham nhũng 2005 đã quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức khi phát hiện dấu hiệu tham nhũng phải báo cáo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp. Tuy vậy, luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm của những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp trong việc bảo vệ cũng như giữ bí mật danh tính người tố cáo hành vi tham nhũng. Tại khoản 2 Điều 10 Luật phòng, chống tham nhũng 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định nghiêm cấm các hành vi “Đe doạ, trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng”. Tuy nhiên, luật lại không quy định cụ thể cơ chế xử lí đối với các hành vi vi phạm thuộc loại này. Mặt khác, luật cũng không quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp khi có hành vi bao che cho hành vi tham nhũng của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của cán bộ, công chức, viên chức đã tố cáo hành vi tham nhũng của thủ trưởng mình. Trong những trường hợp này, nhiều khả năng người đã tố cáo hành vi tham nhũng sẽ bị thủ trưởng cơ quan, tổ chức hay đơn vị trù dập. Điều đó làm cho nhiều cán bộ, công chức, viên chức không dám tố cáo các hành vi tham nhũng. Như vậy rõ ràng thiếu cơ chế bảo vệ hữu hiệu cũng như khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tố cáo, tố giác hành vi tham nhũng. Điều này

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 37 SVTH: Phạm Quốc Huy

làm hạn chế đáng kể việc phát hiện tham nhũng đồng thời tạo điều kiện cho tham nhũng có điều kiện gia tăng.

Một ví dụ điển hình như: “Người tố cáo phá rừng Khe Diên từng bị dọa giết” ông Lê Phước Cẩm là người trực tiếp tố cáo vụ việc tiêu cực nhưng thấy quá đơn độc. Từ khi vụ việc xảy ra không đêm nào tôi ngủ được khi chưa được Nhà nước giải quyết. Lê Văn Ngọc (còn gọi là Sáu Ngọc, Giám đốc Công ty Ngọc Sơn) và bọn tiêu cực, tham nhũng hăm dọa sẽ giết tôi và người thân trong gia đình. Nhà tôi nghèo, vợ đau cột sống, con bị chất độc da cam nằm một chỗ.

Ông Cẩm kể lại, vào những năm 2006–2007, người dân phát hiện Sáu Ngọc vận chuyển gỗ ồ ạt từ rừng Khe Diên ra tập kết tại khu vực cầu mới xây ở thôn Trung Thượng (sau khi xảy ra vụ 18 học sinh bị chìm đò ở bến Cà Tang) thành 3 bãi: 1 bãi giữa làng, 1 bãi đầu làng (ngay trạm kiểm lâm) và 1 bãi tại mỏ than Nông Sơn. Suốt ngày lẫn đêm, 6 chiếc xe bò vàng không biển số ngang nhiên chuyển gỗ qua cầu. Tiếp đó, mỗi ngày lại có 10 xe đầu kéo, mỗi chiếc chở khoảng 40m3 gỗ rời khỏi nơi tập kết. “Xe chở gỗ làm rung chuyển cả cầu Nông Sơn khiến học sinh không dám đi lại trên cầu, người dân kêu trời không thấu nhưng chính quyền thôn, xã làm thinh. Chủ hàng đã "mua đường"... Có lúc tôi gọi thì công an hứa sẽ đón bắt, nhưng thực tế là họ không đón bắt. Không những thế, ông Cẩm còn phát hiện trùm Sáu Ngọc đã phá toàn bộ rừng dầu rái xung quanh lòng hồ. Những cây dầu rái hàng trăm năm tuổi bị đốn sạch. Người dân xã Quế Ninh chủ yếu sống bằng nghề lấy dầu rái, nay phải cơ cực vì rừng dầu rái đã bị tàn phá hết. Nhân dân phản ảnh lên trên nhưng lãnh đạo huyện không quan tâm. Trong khi đó, dân vào rừng bứt mây kiếm kế sinh nhai thì bị Sáu Ngọc điện thoại cho kiểm lâm đón bắt. Ai muốn vào rừng tại khu vực đó phải được phép của trùm này.

Vậy là ông dành thời gian theo xe chở vật liệu để vào rừng Khe Diên. Tại đây, ông được lãnh đạo nhà máy thủy điện cho biết, Sáu Ngọc đã xâm phạm rừng ngoài lòng hồ tính theo thiết kế. Nhìn cảnh rừng Khe Diên bị tàn sát như chiến trường Khe Sanh năm xưa, nhất là đau xót cho rừng dầu rái không nằm trong lòng hồ mà vẫn bị chặt phá hết, ông Cẩm bắt đầu chụp ảnh, ghi hình để làm tư liệu đấu tranh. Tại các buổi sinh hoạt chi bộ thôn và đảng bộ xã, ông đều có ý kiến phản ảnh nhưng không được quan tâm. Không thể tiếp tục chấp nhận việc rừng Khe Diên bị tàn phá, ông báo cáo việc làm đơn tố cáo Sáu Ngọc và được chi bộ thống nhất cho phép gửi đơn lên huyện. Biết được việc ông Cẩm phản ảnh tại chi bộ và gửi đơn tố cáo, 9h ngày 27/2/2007, Sáu Ngọc trực tiếp đến nhà ông, lúc đó chỉ có vợ và con ông ở nhà ông ta hăm dọa, bảo vợ tôi buộc tôi không làm đơn tố cáo lên huyện, tỉnh. Nếu gửi đơn thì ông sẽ thủ tiêu. Vợ tôi sửng sốt không biết việc gì, điện thoại cho Bí thư Đảng ủy xã là Lê Phước Thảo. Trên đường đi làm về,

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 38 SVTH: Phạm Quốc Huy

tôi gặp Sáu Ngọc. Ông ta xuống xe, xông vào tôi, hăm dọa nếu tôi tố cáo thì sẽ biết tay ổng.

Nhưng sự hăm dọa không dừng ở đó. Sau khi ông Cẩm về đến nhà thì trùm Sáu Ngọc cũng kéo tới, vừa đứng vừa nói: “Nếu mày tiếp tục gửi đơn, tao sai lính thủ tiêu mày. Một mạng người ra tòa chỉ đền bù có 25 triệu, cả gia đình mày chẳng đáng là bao “Tôi trả lời: “Nếu ông làm đúng thì sợ gì tôi tố cáo vì đã có luật pháp”. Sau đó tôi đưa các hình ảnh tôi ghi được tại lòng hồ cho ông ta xem. Xem xong, ông ta bỏ. Mặt dù ông Cẩm bị hâm doa như thế nhiều lần nhưng ông vẫn một mực gửi đơn tố giác hành vi sai phạm của sáu Ngọc, sau nhiều lần gửi đơn thì ông Cẩm cũng được nhận và đưa ra xét xử hành vi của sáu Ngọc.31

Qua vụ án trên ta thấy được hành vi của ông sáu Ngọc sai phạm rất nghiệm trọng bản thân ông là giám đốc công ty Ngọc Sơn nên ông đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình đã phá rừng không đúng mục đích quy định nhằm để trục lợi riêng, ông Ngọc đã vận chuyển gỗ ồ ạt từ rừng Khe Diên ra tập kết tại khu vực tạp kết tại khu vực cầu mới xây ở thôn Trung Thượng thành 3 bãi. Hành vi của ông Cẩm thấy bức xúc nên đã làm đơn tố cao sáu Ngọc là đúng quy định của pháp luật nhưng nhiều lần gửi đơn đã bị sáu Ngọc ngăn chặn vì ông sáu Ngọc có quyền hạn rất lớn. Hành vi ngăn chặn của ông sau Ngọc là đã trái vi định của pháp luật vậy mà còn hậm dọa sẽ thủ tiêu ông Cẩm nếu ông Cẩm tố cáo. Về phía quản lý, kiểm soát, kiểm tra của Nhà nước ta cũng còn nhiều hạn chế nên mới xảy ra hành vi của ông Ngọc trong thời gian dày làm rừng Khe Diên bi tàn phá nặng nè. Hành vi của ông Ngọc nên được pháp luật can thiệp và xử lý nghiêm khắc.

- Hạn chế trong hoạt động của các cơ quan phát hiện tham nhũng

Hiện nay hoạt động của các cơ quan phát hiện tham nhũng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Tham nhũng chủ yếu được phát hiện thông việc sử dụng các công cụ thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán. Tuy nhiên, hoạt động của các cơ quan này vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện ở các điểm sau:

+ Các cơ quan, tổ chức có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình trong việc phát hiện tham nhũng. Hệ thống tổ chức, phương thức thanh tra, kiểm tra, giám sát còn chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu và sự phát triển đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội cũng như các hành vi tham nhũng. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng cũng như trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị. Đặc biệt có một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa về phẩm chất, nhân cách, đạo đức đã lợi dụng chức vụ, nhiệm vụ được giao để đòi hoặc nhận hối lộ, bỏ qua các sai sót của các doanh nghiệp, đơn vị.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 39 SVTH: Phạm Quốc Huy

+ Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát dựa trên cơ sở bảo đảm tính thống nhất của quyền lực Nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ sở. Tuy nhiên do cơ chế tổ chức của nền hành chính hiện nay nên các tổ chức Thanh tra Nhà nước ở các cấp, các ngành gần như lệ thuộc hoàn toàn vào cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp. Vì vậy, Thanh tra Nhà nước chưa thực sự độc lập trong hoạt động. Điều này đã hạn chế đáng kể nhiệm vụ của thanh tra là phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

+ Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán đối với các cơ quan Nhà nước để phát hiện tham nhũng còn chưa được tiến hành thường xuyên và toàn diện dẫn đến hiệu quả của việc phát hiện tham nhũng còn hạn chế. Hoạt động của các cơ quan kiểm toán vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phát hiện kịp thời hành vi tham nhũng. Điều 3 Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005 quy định “Hoạt động kiểm toán Nhà nước phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước”. Thực hiện nhiệm vụ theo các mục đích này, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước đang dần dần đạt được những tiến bộ nhất định, phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước vẫn còn một số hạn chế:

* Một số kế hoạch kiểm toán tổng quát có chất lượng chưa cao và còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được đòi hỏi trong quản lí chặt chẽ tài sản công trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Điều này tạo kẽ hở cho tham nhũng có điều kiện phát sinh.

* Một số báo cáo kiểm toán chưa đánh giá rõ ràng và toàn diện về tính trung thực, hợp lý của các số liệu quyết toán của đơn vị được kiểm toán nên chưa thực sự phát huy được vài trò là công cụ kiểm soát của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát các nguồn lực tài chính Nhà nước và trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí…

* Quy mô hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước còn rất hạn chế so với yêu cầu phải được kiểm toán hàng năm đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước. Điều này làm cho việc quản lí tài sản công thiếu chặt chẽ, tạo điều kiện cho tham nhũng gia tăng.

* Hoạt động kiểm toán chuyên đề mới thực hiện ở quy mô nhỏ nên chưa đi sâu, làm rõ những vấn đề bức xúc trong dư luận xã hội về những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền, và tài sản Nhà nước, nhất vấn đề thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong sử dụng nguồn vốn ODA…

Một vụ án điển hình như: “Xét xử vụ rút ruột dự án thủy lợi Phước Hòa”.

Ngày 14.8, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước đã xét xử sơ thẩm 9 bị cáo trong vụ “rút ruột” tiền bồi thường thuộc dự án thủy lợi Phước Hòa (huyện Chơn Thành, tỉnh

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu 40 SVTH: Phạm Quốc Huy

Bình Phước). Dự án thủy lợi Phước Hòa nhằm cung cấp nước cho người dân thuộc hai tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Ngoài ra, nước từ đây sẽ được đưa đến hồ Dầu Tiếng phục vụ nhu cầu các tỉnh Tây Ninh, Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, Hoàng Đình Hòa (32 tuổi, ngụ thị xã Đồng Xoài), cán bộ Ban quản lý dự án thuộc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Bình Phước, được phân công làm tổ trưởng Tổ kiểm kê của Hội đồng bồi thường Dự án thủy lợi Phước Hòa tại xã Nha Bích (huyện Chơn Thành).

Lê Văn Thành (35 tuổi, ngụ xã Nha Bích), cán bộ địa chính xã Nha Bích, cũng là tổ viên trong tổ của Hòa, biết bà Phan Thị Thu (49 tuổi, ngụ Bình Dương) có 2.434 cây cao su loại 6 năm tuổi trên khu đất bị giải tỏa. Thành và Hòa đã yêu cầu bà để Thành ghi khống số cây cao su lên thành 3.696 cây loại 7 năm tuổi, nhằm hưởng chênh lệch tiền đền bù 107 triệu đồng. Số tiền này được Thành và Hòa chia nhau tiêu xài, sang Campuchia đánh bạc.

Chưa hết, Bùi Thị Dáng Thi (54 tuổi, ngụ xã Nha Bích) có 1,8 ha đất nông nghiệp trong vùng dự án thủy lợi Phước Hòa bị giải tỏa. Thi nhờ Nguyễn Văn Hồng (39 tuổi, ngụ thị xã Đồng Xoài), cán bộ Phòng quản lý công trình xây dựng thuộc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, cầm hồ sơ đến gặp Hòa đề nghị kê khống cho Thi có 35.816 mét khối ao đào. Số tiền bồi thường Thi được nhận thêm là 644 triệu đồng. Thi đã chia cho Hồng 322 triệu đồng, Hồng chia tiếp cho Hòa 180 triệu đồng.

Lê Văn Tèo (57 tuổi) - thời điểm đó là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Nha Bích và là thành viên của Hội đồng bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án thủy lợi Phước Hòa - đã không kiểm tra kỹ tính xác thực của đất đai, tài sản của người bị thu hồi dẫn đến ký xác nhận sai lệch hồ sơ đền bù cho 12 hộ dân, gây thất thoát cho nhà nước số tiền trên 2 tỉ đồng.

Khi cùng nhau khai khống số lượng diện tích đất, cây, tuổi đời thu hoạch, sản lượng, số lượng và diện tích ao hồ của hơn 20 người có đất bị giải tỏa, bồi thường, Thành và Hòa đã “rút ruột” từ ngân sách 2,048 tỉ đồng. Đến nay, các bị cáo đã giao trả tổng số tiền khoảng 1,738 tỉ đồng, còn 310 triệu đồng chưa thu hồi được. Viện Kiệm sát tỉnh Bình Phước đã đề nghị mức án 15-17 năm tù đối với Hòa về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, bị cáo Thành 12-13 năm tù về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Hồng và Thi cùng bị đề nghị mức án 13-14 năm tù giam về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”.

Bà Thu và Lâm S’Rương (56 tuổi, ngụ xã Nha Bích) là những người dân có đất bị

Một phần của tài liệu tình hình tội phạm tham nhũng nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)