KgN/ha 180 kgN/ha 260 kgN/ha TLB

Một phần của tài liệu điều tra, nghiên cứu bệnh đốm đen hoa hồng (marssonina rosae) và biện pháp phòng trừ năm 2014 (Trang 59)

- Điều tra tình hình diễn biến bệnh hại theo phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng của Cục Bảo vệ thực vật Điều tra cốđị nh theo

110 kgN/ha 180 kgN/ha 260 kgN/ha TLB

vườn tưới phun TLB 34,2%, CSB 16,0%. Như vậy, kỹ thuật tưới rãnh có hiệu quả trong việc hạn chế sự gây hại của bệnh đốm đen hoa hồng.

3.2.9. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân đạm đến bệnh đốm đen hoa hồng Bảng 3.15. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân đạm đến bệnh đốm đen Bảng 3.15. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân đạm đến bệnh đốm đen

hoa hồng tại Mê Linh, Hà Nội vụ xuân hè 2014

Ngày điều tra

110 kg N/ha 180 kg N/ha 260 kg N/ha TLB TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 5 - 7 lá 0.0 0.0 2.1 0.8 3.2 1.3 13 -16 lá 6.2 2.1 6.9 2.3 10.3 4.0 Làm nụ 15.8 6.4 17.7 7.2 28.7 12.8 Hoa nở 27.4 12.2 31.9 13.9 38.3 17.9 TB 12.4 5.2 14.6 6.0 20.1 9.0

Giống hoa hồng: Giống trắng Trung Quốc

Bảng 3.15 cho thấy, cùng một giống hoa hồng trắng Trung Quốc, nhưng liều lượng bón đạm khác nhau thì sự gây hại của bệnh đốm đen là khác nhau. Bón càng nhiều đạm sự gây hại của bệnh đốm đen càng cao, thật vậy, công thức bón 110 kg N/ha thì bệnh gây hại nhẹ hơn so với hai công thức bón 180 kg N/ha và bón 260 kg N/ha. Khi cây trồng được bón nhiều đạm thì các mô cấu tạo lá, thân… trở lên xốp, mềm hơn, bộ lá dày làm cho vườn trồng thiếu sự thông thoáng cần thiết cho cây phát triển, điều này dẫn đến bệnh hại dễ phát sinh phát triển, gây hại cho cây. Mức độ nhiễm bệnh cao nhất ở cả 3 công thức đều vào giai đoạn hoa nở, cụ thể CT bón 110 kg N/ha có TLB 27,4%, CSB 12,2%; CT bón 180 kg N/360m2 có TLB 31,9%, CSB 13,9%; CT bón 260 kg N/ha nhiễm bệnh nặng nhất có TLB 38, 3%, CSB 17,9%. Như vậy, ở công thức bón 110 kg N/ha bệnh nhiễm nhẹ nhất. Kết quả này góp phần khuyến cáo người nông dân trong quá trình sản xuất lưu ý việc sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

phân đạm sao cho hợp lý, để vừa không tốn nhiều kinh phí mua phân đạm, vừa bón phân đạt hiệu quả cao.

3.3. Biện pháp hóa học phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng 3.3.1. Hiệu lực trừ bệnh của một số thuốc hóa học 3.3.1. Hiệu lực trừ bệnh của một số thuốc hóa học

Việc sử dụng biện pháp hóa học trong việc phòng trừ bệnh hại cây trồng là biện pháp cuối cùng được sử dụng khi các biện pháp kỹ thuật khác không khống chế được bệnh hại cây trồng. Trên thực tế hiện nay, người nông dân đang sử dụng một số loại thuốc tốt trong việc phòng trừ một số bệnh nấm hại cây trồng như Anvil 5SC, Antracol và Score 250EC. Do vậy chúng tôi đã tiến hành cho thử bộ thuốc này trong việc phòng trừ bệnh đốm đen lá cây hoa hồng. Kết quảđược trình bày trong bảng 3.16 dưới đây.

Bảng 3.16. Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng bằng thuốc hóa học vụ xuân năm 2014 Công thức Mức độ nhiễm bệnh Hiệu lực phòng trừ (%) Trước phun 3 NSP 7 NSP 14 NSP 3 NSP 7 NSP 14 NSP TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) Đối chứng 3,27 1,26 5,56 2,61 8,71 5,34 11,15 7,82 - - - Antracol 70WP 3,13 1,17 3,41 1,12 3,92 1,1 4,17 1,1 53,79 77,82 84,85c Anvil 5 SC 2,91 1,05 3,05 1,09 3,25 1,14 3,41 1,34 49,89 74,38 79,44b Score 250 EC 3,05 1,25 3,11 1,63 3,91 1,89 4,56 2,38 37,05 64,32 69,32a AryGreen 75WP 2,94 0,97 3,34 1,31 3,89 1,75 4,72 2,13 34,80 57,43 64,62a

Ghi chú: TLB: Tỉ lệ bệnh; CSB: Chỉ số bệnh; NSP: Ngày sau phun; Cv (%) của 14 ngày sau phun: 5,1; Lsd0,05 của 14 ngày sau phun là 4,82

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Kết quả bảng 3.16 cho thấy khi sử dụng thuốc hóa học trừ bệnh đốm đen trên cây hoa hồng thì mức độ nhiễm bệnh có sự thay đổi rõ rang qua các lần điều tra. Đồng thời hiệu lực của các thuốc đối với bệnh có sự khác nhau.

Vào 3 ngày sau phun mức độ nhiễm bệnh của các công thức sử dụng thuốc hóa học đều giảm so với công thức đối chứng. Trong đó công thức sử dụng thuốc Antracol, Anvil, Score, AryGreen có TLB lần lượt là 3,41%; 3,05%; 3,11%; 3,34%, còn công thức đối chứng TLB cao, đạt 5,56%, trong khi đó CSB công thức đối chứng đạt 2,61%, ở các công thức sử dụng thuốc Antracol, Anvil, Score, AryGreen có CSB lần lượt 1,12%; 1,09%; 1,63%; 1,31%. Đến 7 ngày sau phun, các thuốc trừ bệnh phát huy tác dụng, làm giảm thiểu TLB và CSB rõ rệt so với đối chứng. Đến 14 ngày sau phun sự khác biệt rõ ràng, các thuốc sử dụng phun trừ nấm bệnh đốm đen đã làm giảm TLB và CSB thấp nhất trong các thời điểm theo dõi. Cụ thể khi sử dụng thuốc Antracol, Anvil, Score, AryGreen thì TLB chỉ còn lần lượt 4,17%; 3,41%; 4,56%;4,72% trong khi công thức đối chứng TLB đã tăng lên và đạt 11,15%; CSB khi sử dụng thuốc trên lần lượt đạt 1,1%; 1,34%; 2,38%; 2,13%, còn ở công thức đối chứng CSB đã đạt 7,82%.

Hiệu lực trừ bệnh đốm đen của các loại thuốc ở 3 ngày sau phun cao nhất là thuốc Antracol với hiệu lực 53,79%, thuốc có hiệu lực thâp nhất là AryGreen 75WP với hiệu lực 34,8%. Đến 7 ngày sau phun thì hiệu lực của 4 loại thuốc đều tăng lên so với ngày thứ 3 sau phun, thuốc Antracol đạt hiệu lực trừ bệnh đốm đen cao nhất với hiệu lực 77,82%, còn thuốc có hiệu lực thấp nhất vẫn là thuốc AryGreen 75WP với hiệu lực 57,43%. Đến 14 ngày sau phun hiệu lực của các thuốc thể hiện rõ rệt, trong đó hiệu lực cao nhất với công thức sử dụng thuốc Antracol với hiệu lực 84,85%, sau đó là thuốc Anvil 5 SC với hiệu lực 79,44%, 2 thuốc Score 250 EC và AryGreen 75WP có hiệu lực trừ bệnh < 70%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

3.3.2. So sánh hiệu quả của phun thuốc Antracol 70WP với việc phòng trừ nấm bệnh theo tập quán của nông dân tại xã Mê Linh, Mê Linh, Hà Nội nấm bệnh theo tập quán của nông dân tại xã Mê Linh, Mê Linh, Hà Nội

Tại nhiều vùng trồng hoa ở Mê Linh người nông dân có thói quen dùng những thuốc được cho là có giá rẻ và phun thuốc này nhiều lần để phòng trừ bệnh nấm hại hoa hồng, trong đó có thuốc Carbenzim 500FL là thuốc có hoạt chất Carbendazim 500gr/l . Nghiên cứu của chúng tôi, đưa thuốc Antracol 70WP có hoạt chất Propineb, là thuốc có cơ chế tác động tới nấm bệnh bằng cách tiếp xúc, tác động đa điểm lên tế bào nấm bệnh, vì thế nấm bệnh rất khó kháng thuốc. Ngoài ra, điểm nổi bật của thuốc là có bổ sung thêm nguyên tố kẽm Zn2+, giúp tăng tuổi thọ hạt phấn, chống rụng hoa trong nghiên cứu so sánh hiệu quả với Carbenzim 500FL là thuốc dùng phổ biến tại Mê Linh kết quả thu được dưới bảng 3.17 dưới đây.

Thuốc Antracol có hiệu lực trừ 3 bệnh nấm hại hoa hồng (phấn trắng, đốm đen, đốm vòng) đều cao hơn 75%, trong khi đó thuốc Carbenzim 500FL chỉ có hiệu quả cao với bệnh phấn trắng, 2 bệnh đốm đen và đốm vòng hiệu quả chỉ đạt 65,11 – 67,39%, thấp hơn thuốc Antracol. Việc phun thuốc Antracol đem lại tác động tích cực cho năng suất của cây hoa hồng, thuốc làm cho cành hoa to, bông hoa to đẹp. Sở dĩ có được hiệu quả này, bởi thuốc Antracol ngoài tác dụng phòng trừ nấm bệnh, nó còn có tác dụng làm cho lá thêm xanh, chắc, bông phát triển tốt....(bảng 3.17).

Bảng 3.17. So sánh hiệu quả phòng trừ bệnh nấm hại hoa hồng giữa thuốc Antracol 70WP với thuốc Carbenzim 500FL

Công thức HL (%) trừ đốm đen HL (%) trừ đốm vòng HL (%) trừ phân trắng Antracol 70WP 77,36b 75,91b 84,85a Carbenzim 500FL 65,11a 67,39a 82,13a

Lsd 8,47 6,12 5,44

Cv (%) 10,9 14,5 13,1

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Tóm lại: Trên cây hoa hồng luôn xuất hiện các bệnh nấm gây hại, từ mức độ nhẹ, tới nặng, việc quan tâm chăm sóc và sử dụng thuốc hóa học hợp lý, sẽ tiết kiệm công phun thuốc..., trong đó có sử dụng thuốc Antracol 70WP. Việc sử dụng thuốc này trừ bệnh nấm, ngoài việc đem lại hiệu lực phòng trừ cao con đem lại lợi ích về năng suất, giúp tăng lợi nhuận cho nông dân trồng hoa hồng so với sử dụng những thuốc theo thói quen trước đó.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Một phần của tài liệu điều tra, nghiên cứu bệnh đốm đen hoa hồng (marssonina rosae) và biện pháp phòng trừ năm 2014 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)