Sự phân bố của bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

Một phần của tài liệu điều tra, nghiên cứu bệnh đốm đen hoa hồng (marssonina rosae) và biện pháp phòng trừ năm 2014 (Trang 46)

- Điều tra tình hình diễn biến bệnh hại theo phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng của Cục Bảo vệ thực vật Điều tra cốđị nh theo

e. Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa var rosae Wor.)

3.2.1. Sự phân bố của bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

Mỗi loại bệnh hại có quy luật phân bố trên cây ký chủ của chúng, bệnh đốm đen hại cây hoa hồng cũng vậy, do là bệnh hại có nguyên nhân do nấm gây ra nên có xu hướng hại các lá già trước, rồi mới lan dần lên các tầng lá phía trên. Để hiểu thêm về sự phân bố của bệnh, chúng tôi thực hiện điều tra tỉ lệ bệnh (%), chỉ số bệnh (%) hại trên các tầng lá, hoa của cây hoa hồng. Kết quảđược thể hiện ở bảng 3.5 dưới đây.

Bảng 3.5. Sự phân bố của bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

Ngày điều tra Tầng lá 1 Tầng lá 2 Tầng lá 3 Tầng hoa TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 24.02 0 0 0 0 0 0 0 0 02.03 3.95 1.05 0 0 0 0 0 0 09.03 7.84 2.75 0 0 0 0 0 0 16.03 17.83 6.20 1.55 0.31 0 0 0 0 23.03 23.23 6.97 2.58 0.52 0 0 0 0 30.03 31.27 12.77 6.08 1.33 2.12 0.52 0 0 07.04 45.74 14.54 7.87 1.76 2.57 0.71 0 0 14.04 62.40 19.28 7.60 1.76 3.83 1.17 1.41 0.38 21.04 55.48 15.32 9.52 2.30 4.21 1.24 1.62 0.62 28.04 57.60 16.20 13.44 3.16 4.61 1.40 2.36 0.91

Ghi chú: Tầng 1: Nằm gần mặt đất; tầng 2: tầng giữa; tầng 3: tầng lá trên cùng giáp tầng hoa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Hình 3.5. Các tầng lá điều tra

Qua bảng 3.5 cho thấy, bệnh đốm đen lá phân bố chủ yếu ở tầng lá thứ 1 với TLB (%) trung bình tầng lá 1 là 30,53%,trong khi đó TLB đốm đen ở tầng 2 chỉ đạt 4,86%, tầng 3 là 1,73% còn ở tầng hoa TLB thấp nhất chỉ đạt 0,54%. Ở từng thời kỳ phát triển của cây hoa hồng, bệnh có sự phân bố rõ rệt, bệnh luôn có xu hướng gây hại nhiều ở tầng lá 1. Thời kỳ hoa nở TLB lớn nhất thì TLB ở tầng lá 1 đạt 62,4%, gấp 8,21; 16,29 lần so với TLB ở tầng lá 2 và tầng lá 3. Tầng hoa về cuối vụ có TLB thấp nhất trong 4 tầng điều tra trong khi tầng 1 vẫn là tầng ghi nhận được bệnh hại nặng nhất.

Sự phân bố này cho thấy bệnh gây hại chủ yếu ở tầng lá già của cây hoa hồng. Điều đó giúp ích cho việc xác định nhanh sự gây hại đồng thời giúp cho việc phòng trừ tập trung hơn vào các tầng lá khi tiến hành cắt tỉa và phun thuốc.

3.2.2.Ảnh hưởng của mùa vụ tới diễn biến gây hại của bệnh đốm đen hại hoa hồng

Qua điều tra thu thập mẫu bệnh hại hoa hồng, chúng tôi nhận thấy bệnh đốm đen là bệnh gây hại nghiêm trọng và phổ biến trên các cánh đồng trồng hoa tại Mê Linh – Hà Nội. Kết quảđiều tra thể hiện qua bảng 3.6

Tầng 1

Tầng 2

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Qua bảng 3.6 cho thấy ở vụ thu đông hại nhẹ hơn vụ xuân hè, điều này có thể do bệnh được tích lũy qua vụ hoa trước, đến vụ xuân hè tàn dư và sự tích lũy bệnh của bệnh nhiều nên gây hại sớm và nặng hơn so với vụ thu đông. Bệnh đốm đen xuất hiện ở vụ xuân hè ngay khi cây hoa được 7 - 10 lá với TLB và CSB lần lượt 2,7% và 0,6%. Trong khi đó ở vụ thu đông phải đến giai đoạn cây hoa hồng đến giai đoạn 10 – 13 lá mới ghi nhận được bệnh xuất hiện với TLB và CSB lần lượt là 2,4 % và 0,9%. Bệnh phát triển mạnh vào giai đoạn cây hoa hồng được 16 - 19 lá cho đến giai đoạn cây làm nụ, do thời gian này điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho bệnh phát triển (ẩm độ cao, nhiệt độ không khí thích hợp <300C), mặt khác đây cũng là thời kỳ cây chuẩn bị và hình thành nụ, là thời kỳ xung yếu của cây nên kém chồng chịu với bệnh hơn. Ở cả 2 vụ thời điểm cây bị bệnh nhiều nhất là giai đoạn ra hoa ở thời điểm này vụ xuân hè ghi nhận được TLB đạt 42,9% cao gấp1,38 lần TLB ghi nhận được ở vụ thu đông, trong khi CSB đốm đen ở vụ xuân hè đạt tới 16,9% thì CSB ở cùng thời điểm này của vụ thu đông chỉ đạt 11,6% tức là ở cùng thời điểm CSB đốm đen ở vụ xuân hè gấp 1,46 lần CSB ở vụ thu đông.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mùa vụ tới bệnh đốm đen trên giống hồng đỏ Pháp tại Mê Linh, Hà Nội, năm 2014

GĐST Vụ xuân hè 2014 Vụ thu đông 2014

TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 5 - 7 lá 0 0 0 0

Một phần của tài liệu điều tra, nghiên cứu bệnh đốm đen hoa hồng (marssonina rosae) và biện pháp phòng trừ năm 2014 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)