0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum (Pers.) Shlech)

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM ĐEN HOA HỒNG (MARSSONINA ROSAE) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NĂM 2014 (Trang 41 -41 )

- Điều tra tình hình diễn biến bệnh hại theo phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng của Cục Bảo vệ thực vật Điều tra cốđị nh theo

a. Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum (Pers.) Shlech)

Bệnh gỉ sắt hại cây hoa hồng thường phát sinh phá hại nặng trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ khá cao, cây thiếu ánh sáng, cây trồng trên chân đất trũng, chậm thoát nước. Bệnh gây hại nặng vào giai đoạn thu hoạch khi nông dân ngừng phun các loại thuốc bảo vệ thực vật. Ban đầu mặt trên của lá (đặc biệt là những lá già) xuất hiện những chấm nhỏ mầu vàng,hình thái bất định sau đó mặt dưới của lá nổi dần lên thành những cục u nhỏ xíu, bên trong chứa một loại bột, bóp ra thấy có mầu da cam hoặc mầu nâu đỏ, giống như mầu rỉ sét của sắt, những lá nào bị nhiều vết này thì lá dần trở nên vàng úa và rụng sớm, cây nào bị nhiều thì cây trở nên xơ xác. Ngoài phiến lá nấm bệnh còn tấn công trên cả cuống lá... và đôi khi trên cả vỏ thân cây

Hình 3.1. Bệnh gỉ sắt hoa hồng b. Bệnh đốm vòng (Alternaria alternata Keissler)

Triệu chứng ban đầu của vết bệnh là những đốm nhỏ hình tròn hoặc hình bất định màu nâu vàng. Về sau vết bệnh lan rộng ra vẫn giữ nguyên dạng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

hình tròn hoặc gần tròn, trên vết bệnh thường hình thành các vân đồng tâm. Gặp điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (ấm nóng, có mưa nhỏ) vết bệnh lan rộng vào trong phiến lá làm lá bị thối rất nhanh. Khi ở nhiệt độ cao và độ ẩm thấp vết bệnh khô có màu nâu nhạt. Vết bệnh có thể chiếm 1/4 đến 3/4 diện tích lá tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, lá biến vàng và rụng. Trên vết bệnh thường hình thành nhiều đám mốc màu nâu đen.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM ĐEN HOA HỒNG (MARSSONINA ROSAE) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NĂM 2014 (Trang 41 -41 )

×