Bệnh phấn trắng hoa hồng (Sphaerotheca pannosa var rosae)

Một phần của tài liệu điều tra, nghiên cứu bệnh đốm đen hoa hồng (marssonina rosae) và biện pháp phòng trừ năm 2014 (Trang 25)

Phoatus đã mô tả bệnh phấn trắng trên hoa hồng lần đầu tiên vào khoảng 300 năm trước công nguyên. Năm 1819, Wallroth đã mô tả nấm gây bệnh này là nấm Alphitomorpha pannosa. Nó được chuyển vào loại Erysiphe là E. pannosa vào năm 1829 và cuối cùng vào năm 1851 loài nấm này được xếp vào loại Sphaerotheca. Mặc dù nó được công nhận là S. pannosa …một số chuyên gia cồng nhận phân chia loài này thành 2 loài tuy nhiên một cuộc khảo sát quy mô lớn đã được tiến hành và chứng minh rằng không có sự khác nhau rõ rệt giữa 2 loài này và nấm phấn trắng hoa hồng ở Mỹ là do S.pannosa gây nên.

Theo Cynthia (1972) bệnh phấn trắng hoa hồng được phát hiện thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là bệnh phổ biến thường xuyên trên nhà kính và trong vườn. Bệnh thường hại nặng trên các vườn hồng bị côn trùng và nhện đỏ phá hại. Bệnh phấn trắng phá hại nặng trên các vườn hông khi người ta sử dụng Ferbam và những thuốc hữu cơ cũ khác như thuốc lưu huỳnh và đồng để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16

trừ bệnh đốm đen. Bệnh phát triển hại nặng ở vùng bờ biển Thái Bình Dương và hịa nghiêm trọng ở các vùng trồng hồng phía Tây Nam. Bệnh hại nặng trên các giống hồng leo vào cuối mùa hè khi nhiệt độ ban đêm thấp. Để phòng trừ bệnh nên sử dụng bột lưu huỳnh khi thấy dấu hiệu triệu chứng đầu tiên vì thuốc có hiệu lực kéo dài khi thời tiết quá nóng. Karathane hiệu quả ở dạng phun nước hơn ở dạng bột nhưng cần đúng liều lượng. Nên chọn các giống kháng bệnh, trong đó các giống hồng đỏ, hồng lai, hồng nở hoa rất mẫn cảm với bệnh, những giống hồng có màu đỏ da cam rất ít bị nhiễm bệnh.

Theo Massey (1984) và Moseman (1966) bệnh gây hại nặng trên những vườn hồng luân canh.

Theo Horst (1983), cho rằng bênhj này phân bố rộng rãi, là bệnh nguy hiểm nhất đối với hoa hồng. Nguyên nhân gây ra bệnh phấn trắng là do nấm

S. pannosa var rosae. Bệnh phấn trắng phát sinhphá hại nặng ở điều kiện phân bón quá nhiều đạm. Nấm bệnh làm giảm sự phát triển của lá, giảm độ bóng của hoa. Sợi nấm mầu trắng đa bào, thường hình thành trên bề mặt mô bệnh , tạo vòi hút xâm nhập vào biểu bì lá. Cành bào tử phân sinh ngắn, thẳng đứng. Bào tử phân sinh hình thành trên đỉnh của mỗi, bào tử có hình trứng hoặc bầu dục, mọc thành chuỗi, thường thì có từ 5-10bào tử trên mỗi cành. Khi gặp điều kiện không thuân lợi, nấm hình thành những quả thể kín. Quả thể có dạng hình cầu đến hình quả lê, đường kính từ 18-20 µm. Quả thể non mầu trắng, già có màu đen, khi có độ ẩm thích hợp quả thể giải phóng các túi và bào tử túi ra ngoài, nhờ gió phát tán. Bào tử nấm nảy mầm ở nhiệt độ 20OC từ 2-4 giờ và có độ ẩm tương đối gần 100%. Rất hiếm khi quả thể của nấm được hình thành. Ở những vùng khí hậy ôn hòa hoặc trong nhà kính, bào tử nấm có thể tồn tại quanh nam, Khi nhiệt độ vào ban đêm ở trên cánh đồng khoảng 15,5OC và độẩm đạt từ 90-99% bào tử nẩy mầm xâm nhiểm. Ở điều kiện nhiệt độ 26,6OC và đội ẩm tương đối là 40-70% vào ban ngày thích hợp cho sự hình thành và giải phóng bào từ. Nhiều chu kỳ ngày và đêm lặp lại là

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

điều kiện thuận lợi để hoàn thành dịch bệnh. Để phòng trừ cần chọn lựa cẩn thận các giống chống chịu bệnh kết hợp phun thuốc hóa học. Việc cắt tỉa chồi cành bị bệnh, thiêu hủy những tàn dư có tác dụng hạn chế nguồn bệnh. Đối với vườn hồng trồng trong nhà kính ngoài việc phun thuốc diệt nấm có thể hạ thấp độ ẩm vào ban đêm bằng quạt thông gió…để giảm sự hình thành dịch bệnh trong nhà kính.

Theo một số tác giả cho rằng đối với hoa hồng trồng ngoài đồng ruộng, nấm phấn trắng bảo tồn qua đông chủ yếu ở dạng sợi nấm trên nụ và quả thể trên lá bệnh, còn trên hoa hồng ở nhà kính nấm chỉ tồn tại ở dạng sợi và bào tử phân sinh (Massey (1984); Schnathorst (1965)).

Để phòng trừ bệnh phấn trắng hoa hồng nên sử dụng một số loại thuốc nội hấp như Teiforin, Ferarimol, Tradimefon, Etaconazon (Geoger (1988); Coyier (1983)).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

Chương 2. VT LIU, NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu điều tra, nghiên cứu bệnh đốm đen hoa hồng (marssonina rosae) và biện pháp phòng trừ năm 2014 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)