0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Ảnh hưởng của việc cắt tỉa lá, cành bị bệnh và làm cỏ đến bệnh đốm đen hoa hồng

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM ĐEN HOA HỒNG (MARSSONINA ROSAE) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NĂM 2014 (Trang 57 -57 )

- Điều tra tình hình diễn biến bệnh hại theo phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng của Cục Bảo vệ thực vật Điều tra cốđị nh theo

e. Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa var rosae Wor.)

3.2.7. Ảnh hưởng của việc cắt tỉa lá, cành bị bệnh và làm cỏ đến bệnh đốm đen hoa hồng

đốm đen hoa hồng

Một trong những kỹ thuật giúp giảm thiểu sự gây hại của bệnh hại là kỹ thuật cắt tỉa cành, lá không cần thiết (bị bệnh) để tạo độ thông thoáng cho vườn cây, làm giảm sự tích lũy và lây lan bệnh trong vườn trồng. Bệnh hại hoa hồng cũng vậy, để tìm hiểu ảnh hưởng của việc cắt tỉa cành, lá bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh đốm đen hại hoa hồng, chúng tôi đã tiến hành điều tra và kết quảđược trình bày trong bảng 3.14 dưới đây.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của việc cắt tỉa lá, cành bị bệnh và làm cỏ đến bệnh đốm đen hoa hồng tại Mê Linh, Hà Nội

GĐST Cắt tỉa Không cắt tỉa

TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 5 - 7 lá 0.0 0.0 0.0 0.0 7-10 lá 0.0 0.0 2.5 1.2 10-13 lá 5.6 1.7 6.6 2.3 13 -16 lá 8.1 2.7 9.0 3.4 16 - 19 lá 12.5 4.4 14.1 5.3 19 -22 lá 16.9 6.3 19.5 7.5 Làm nụ 21.0 7.7 22.8 9.1 Nụ 23.5 8.3 25.5 10.1 Nụ 25.5 9.6 28.4 11.8 Nụ - hoa nở 25.3 9.4 28.6 12.0 Hoa nở 26.1 9.9 29.7 12.7

Qua bảng 3.13 cho thấy, việc cắt tỉa cành, lá bị bệnh và không cần thiết có hiệu quả nhất định trong việc phòng trừ bệnh, ở vườn có cắt tỉa cành lá bệnh có tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp hơn trung bình 2 % (tỉ lệ bệnh) và 1,4% (chỉ số bệnh) so với vườn không cắt tỉa cành lá bệnh. Điều này có thể hiểu là trong quá trình chăm sóc, những cành lá bệnh và sát gốc không đem lại lợi ích nên đã bị cắt bỏ tạo độ thông thoáng trong ruộng trồng hoa, tạo điều kiện hạn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

chế sự lây lan của bệnh. Ở thời điểm cây hoa hồng cho có hoa bắt đầu nở bệnh phát sinh phát triển mạnh nhất, cụ thể là ở vườn không cắt tỉa lá cành TLB là 29,7, CSB 12,7%, vườn có cắt tỉa lá cành thì các chỉ số này thấp hơn: TLB 26,1%, CSB 9,9%. Như vậy, việc cắt tỉa cành lá bệnh có ảnh hưởng tốt đến việc làm giảm sự lây lan và gây hại của bệnh đốm đen lá, biện pháp này cần được phổ biến đến người trồng hoa để phòng trừ bệnh đốm đen hoa hồng nói riêng và các bệnh khác nói chung.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM ĐEN HOA HỒNG (MARSSONINA ROSAE) VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ NĂM 2014 (Trang 57 -57 )

×