- Điều tra tình hình diễn biến bệnh hại theo phương pháp điều tra phát hiện sâu bệnh hại cây trồng của Cục Bảo vệ thực vật Điều tra cốđị nh theo
e. Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa var rosae Wor.)
3.2.5. Ảnh hưởng của nền đất canh tác đến bệnh đốm đen hoa hồng
Cây trồng nói chung và cây hoa hồng nói riêng đều có những yêu cầu nhất định về nền đất trồng, trên nền đất thích hợp thì cây trồng mới phát triển tốt, tạo tiền đề chồng chịu tốt với sự xâm nhiễm của sâu, bệnh hại. Cây hoa hồng là loại cây trồng thích hợp trên nền đất thịt nhẹ, thoát nước tốt. Do vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của nền đất canh tác đến sự phát sinh phát triển của bệnh đốm đen hoa hồng, kết quả được trình bày ở bảng 3.10 và 3.11 dưới đây.
Từ số liệu bảng 3.10 và 3.11, cho thấy việc lựa chọn nền đất trồng cũng có ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của bệnh đốm đen lá hồng. Ở công thức chọn ruộng trồng có nền đất cao, khả năng thoát nước tốt thì bệnh hại nhẹ hơn so với ruộng có nền đất thấp, khả năng thoát nước kém
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nền đất canh tác đến bệnh đốm đen hoa hồng tại Mê Linh, Hà Nội vụ xuân hè 2014
GĐST Chân đất thoát nước tốt Chân đất chậm thoát nước
TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 5 - 7 lá 0.0 0.0 1.3 0.4 7-10 lá 1.5 0.5 4.5 1.9 10-13 lá 4.9 1.3 7.4 2.5 13 -16 lá 7.2 2.4 13.4 4.9 16 - 19 lá 9.7 3.3 16.9 6.1 19 -22 lá 12.4 4.4 19.1 7.5 Làm nụ 15.0 5.6 23.4 10.1 Nụ 17.0 6.4 29.3 12.6 Nụ 19.1 7.7 30.4 13.5 Nụ - hoa nở 23.1 9.6 35.5 16.0 Hoa nở 26.6 11.1 41.0 19.0
Kết quả bảng 3.10 cho thấy vào vụ xuân hè 2014 tại Mê Linh bênh đốm đen hoa hồng gây hại nặng hơn ở ruộng có chân đất chậm thoát nước, cụ thể TLB và CSB bệnh đốm đen trung bình ghi nhận được ở ruộng này là 20,2% và 8,6%, trong khi trên ruộng có chân đất thoát nước tốt TLB và CSB đốm đen là 12,4% và 4,8%.
Ở từng giai đoạn phát triển khác nhau đều ghi nhận được bệnh có sự gây hại khác nhau ở 2 chân đất. Bệnh đốm đen xuất hiện vào giai đoạn 7 – 10 lá trên ruộng có chân đất thoát nước tốt với TLB và CSB lần lượt 1,5% và 0,5% trong khi đó trên chân đất chậm thoát nước bệnh xuất hiện ngay ở giai đoạn 5 – 7 lá với TLB và CSB 1,3% và 0,4%. Sau khi xuất hiện bệnh phát triển và gây hại, đến giai đoạn nụ TLB đốm đen hoa hồng trên chân đất chậm thoát nước đã đạt 30,4% gấp 1,59 lần TLB đốm đen trên chân đất thoát nước tốt. Đến giai đoạn hoa nở cũng là giai đoạn bệnh đốm đen ghi nhận được với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
TLB và CSB bệnh đạt đỉnh trên cả 2 chân đất, cụ thể vào giai đoạn này TLB đốm đen trên chân đất chậm thoát nước đạt 41% gấp 1,54 lần TLB đốm đen trên chân đất thoát nước tốt, ở thời điểm này CSB đốm đen trên ruộng có chân đật thoát nước chậm đạt 19% gấp 1,71 lần CSB đốm đen trên chân đất thoát nước tốt.
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nền đất canh tác đến bệnh đốm đen hoa hồng tại Mê Linh, Hà Nội vụ thu đông 2014
GĐST
Chân đất thoát nước tốt Chân đất chậm thoát nước
TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) 5 - 7 lá 0.0 0.0 0.0 0.0 7-10 lá 0.0 0.0 0.0 0.0 10-13 lá 3.3 1.0 2.7 1.1 13 -16 lá 3.1 1.6 8.4 3.0 6 - 19 lá 6.7 2.5 10.6 3.8 19 -22 lá 8.2 3.4 11.9 4.7 Làm nụ 7.1 4.3 14.7 6.3 Nụ 11.3 4.9 18.3 7.9 Nụ 14.1 5.9 19.0 8.4 Nụ - hoan ở 15.4 6.4 22.2 10.0 Hoan ở 17.7 7.3 25.6 11.9
Kết quả bảng 3.11 cho thấy vào vụ thu đông 2014 tại Mê Linh bênh đốm đen hoa hồng gây hại nặng hơn ở ruộng có chân đất chậm thoát nước, cụ thể TLB và CSB bệnh đốm đen trung bình ghi nhận được ở ruộng này là 12,1% và 5,2%, trong khi trên ruộng có chân đất thoát nước tốt TLB và CSB đốm đen là 7,9% và 3,4%.
Ở từng giai đoạn phát triển khác nhau đều ghi nhận được bệnh có sự gây hại khác nhau ở 2 chân đất. Bệnh đốm đen xuất hiện trên cả 2 chân đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
vào giai đoạn 10 - 13 lá trên ruộng có chân đất chậm thoát nước với TLB và CSB lần lượt 2,7% và 1,1 % trong khi đó trên chân đất thoát nước tốt với TLB và CSB 3,3% và 1%. Sau khi xuất hiện bệnh phát triển và gây hại, đến giai đoạn nụ TLB đốm đen hoa hồng trên chân đất chậm thoát nước đã đạt 19% gấp 1,34 lần TLB đốm đen trên chân đất thoát nước tốt. Đến giai đoạn hoa nở cũng là giai đoạn bệnh đốm đen ghi nhận được với TLB và CSB bệnh đạt đỉnh trên cả 2 chân đất, cụ thể vào giai đoạn này TLB đốm đen trên chân đất chậm thoát nước đạt 25,6% gấp 1,45 lần TLB đốm đen trên chân đất thoát nước tốt, ở thời điểm này CSB đốm đen trên ruộng có chân đật thoát nước chậm đạt 19% gấp 1,63 lần CSB đốm đen trên chân đất thoát nước tốt.
Như vậy ở cả 2 thời vụ đều cho thấy ở chân đất thoát nước tốt bị bệnh đốm đen nhẹ hơn chân đất thoạt nước
chậm.Điều này có thể do với chân có khả năng thoát nước tốt làm cho độ ẩm trong ruộng luôn duy trì ổn định, tạo độ thông thoáng nhất định; còn với chân đất có khả năng thoát nước kém, trong ruộng luôn ứ đọng nước tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh phát triển tốt hơn, khả năng lây lan tốt hơn do độẩm không khí luôn gần như bão hòa.