Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Một phần của tài liệu Ứng dụng hóa mô miễn dịch trong nghiên cứu ung thư vú tại bệnh viện ung bướu nghệ an (Trang 48)

Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số lượng Tỉ lệ (%) < 30 0 0 30-39 11 14,7 40-49 19 25,3 50-59 30 40,0 60-69 9 12,0 70-79 5 6,6 80-89 1 1,3 Tổng số 75 100 Tuổi trung bình 51,9 + 11,9

Hình 3.1 Biểu đồphân bố bệnh nhân theo tuổi

Nhận xét: Kết quả phân bố bệnh nhân theo tuổi được thể hiện ở bảng 3.1 và hình 3.1

cho thấy:

- Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là độ tuổi: 40-49 (19/75; 25,3%). Tiếp đến là các nhóm tuổi theo thứ tự: 30-39 (11/75; 14,7%), 60-69 (9/ 75; 12,0%), 70-79 (5/75; 6,7%).

- Nhóm tuổi gặp tỷ lệ ít nhất: < 30 (không gặp trường hợp nào) và 80-89: 1 trường hợp (1.3%).

- Tính chung nhóm tuổi 40-59 tỷ lệ mắc bệnh (49/75; 65,3%). - Độ tuổi trung bình mắc bệnh 51,9 + 11,9.

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ mắc UTV tập trung cao ở độ tuổi 40-59 chiếm 65,3%. Trong đó cao nhất là độ tuổi 50-59 chiếm (40,0%). Kết quả cũng tương tự các công trình nghiên cứu trước đây của Lê Đình Roanh và cs (2004), tỷ lệ mắc UTV gặp cao nhất ở độ tuổi 40-59 (chiếm 70,5%), Nguyễn Đăng Đức (1998) tỷ lệ UTV ở độ tuổi từ 40-59 chiếm 64,23%, Nguyễn Chấn Hùng và cs (1993) cũng đều cho thấy độ tuổi thường gặp của UTV là 40-59.

Trong nhóm nghiên cứu này, chưa gặp trường hợp nào mắc bệnh ở độ tuổi dưới 30. Các công trình nghiên cứu trước đây về UTV cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trước tuổi 30 là 2% (Lê Đình Roanh và cs, 2004), 1,47% (Nguyễn Đăng Đức, 1998). Có thể trong nghiên cứu của chúng tôi, do số lượng mẫu ít, vì vậy chưa bắt gặp các bệnh nhân ở độ tuổi này.

Nhìn chung, diễn biến UTV theo tuổi theo một đường cong “cao nguyên”. Bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 30 và giảm dần sau độ tuổi 60. Tập trung cao ở độ tuổi 50-59. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp cơ chế sinh bệnh, bởi UTV phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi hormone và độ bền vững của gen. Vào tuổi mãn kinh sự thiếu hụt các hormon sinh dục (estrogen và progesterone) là nguyên nhân gây rối loạn các chức năng sinh lý. Mặt khác, vào giai đoạn này các gen dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường, do sự tích lũy trong quá trình sống, dẫn đến các gen prooncogen sẽ chuyển sang trạng thái oncogen, các gen sẽ khuếch đại, tạo nên sự sinh sản bất thường của các tế bào, hình thành khối u. Bên cạnh đó hệ thống miễn dịch qua trung gian tế bào suy giảm, vì thế sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch tạo kẽ hở cho các tế bào ung thư phát triển.

Đánh giá kết quả điều trị cho thấy, sự đáp ứng của bệnh nhân trẻ với thuốc trong quá trình điều trị cao hơn, do vậy thời gian kéo dài sự sống và khả năng lành bệnh cao hơn. Tuy nhiên từ tuổi 40 sự rối loạn các hormone sinh dục là yếu tố gây nên những rối loạn về chức năng sinh lý. Vì thế khả năng tái phát của UTV ở bệnh nhân trong độ tuổi này cũng cao hơn độ tuổi trên 50. Nghiên cứu của Vilcoq và cộng sự (1993) cũng cho thấy, những bệnh nhân trẻ có tỷ lệ sống thêm 5 năm thấp hơn và tỷ lệ tái phát cao hơn ở những bệnh nhân già hơn [67].

Một phần của tài liệu Ứng dụng hóa mô miễn dịch trong nghiên cứu ung thư vú tại bệnh viện ung bướu nghệ an (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)