- Từ đó suy ra
4 KN tổ chức,sắp xếp các thông tin trong
các thông tin trong
SL 131 11 103 132 0 91
% 55,98 4,70 44,02 56,41 0 38,89
5
KN lập luận chặt chẽ theo logic quy nạp hoặc diễn dịch ( từ tiền đề lập luận kết luận.). SL % 159 67,94 66 28,21 59 25,21 103 44,01 16 6,85 65 27,78 3.3.2. Kết quả định tính
Khi tiến hành dạy học bằng cách sử dụng BTTH, qua dự giờ, quan sát, trao đổi với học sinh, qua việc phân tích các bài kiểm tra, có thể đánh giá khái quát như sau:
- Ở lớp TN có khả năng suy luận tốt hơn lớp ĐC, do đó khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức bài học của những HS ở lớp TN cũng tốt hơn so với lớp ĐC.
- Qua trao đổi với GV dạy TN chúng tôi thấy khi sử dụng BTTH để rèn luyện kỹ năng suy luận bước đầu HS làm quen tiết học còn trầm, nhiều khi khó thực hiện giáo án. Nhưng sau 1 tiết HS thảo luận sôi nổi giữa các cá nhân trong nhóm, hay giữa các nhóm với nhau để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức hơn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, đặc biệt HS chủ động tìm ra kiến thức mới, sữa chữa những sai lầm do hiểu chưa cặn kẽ.
Như vậy sau khi sử dụng BTTH để rèn luyện kỹ năng suy luận cho HS trong quá trình dạy bước đầu đã mang lại hiệu quả, HS đã có những kỹ năng giải quyết những vấn đề gặp phải. Với kết quả thu được một lần nữa đã khẳng định tính đúng đắn, hiệu quả, khả thi của các BTTH trong việc rèn luyện kỹ năng học tập cho HS.
Kết luận chương 3
Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu đã cho thấy giả thuyết khoa học nêu ra là đúng đắn. Khi áp dụng thử nghiệm một số BTTH đã thiết kế vào thực tiễn dạy học không những giúp cho HS lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, khắc sâu kiến thức mà quan trọng hơn là rèn luyện kỹ năng suy luận cho HS và góp phần cho việc phát
triển và bồi dưỡng một số năng lực học tập khác cho HS như năng lực hợp tác nhóm, nghiên cứu SGK để tham gia các hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ mà GV giao, qua đó rèn luyện được kỹ năng đọc sách, giao tiếp và tương tác GV – HS tăng lên.
Qua đó chứng tỏ việc sử dụng BTTH để rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh là một phương pháp tốt,có tính khả thi.Vì vậy trong dạy học nếu chúng ta xây dựng được hệ thống BTTH phù hợp, có phương pháp sử dụng BTTH đó một cách linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Sinh học nói riêng và chất lượng học tập nói chung ở các trường THPT.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thực hiện mục tiêu đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ và giả thuyết nêu ra, chúng tôi đã thu được những kết quả sau:
1.1. Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng BT TH để rèn luyện kỹ năng suy luận cho HS. Cụ thể:
- Phân tích được bản chất của dạy học tình huống/sử dụng các tình huống trong dạy học. Xác định được vai trò, ưu - nhược điểm của BTTH khi sử dụng để rèn luyện kỹ năng cho HS trong dạy HS học.
- Điều tra thực trạng việc dạy - học của GV và HS cũng như phân tích cấu trúc chương trình phần Vi sinh vật 10 làm cơ sở cho việc xây dựng các BTTH để rèn luyện kỹ năng suy luận cho HS trong quá trình dạy học.
1.2. Chúng tôi đã vận dụng quy trình thiết kế và sử dụng BTTH rèn luyện kỹ suy luận cho HS trong dạy học phần Vi sinh vật Sinh học lớp 10 .
1.3. Qua phân tích nội dung phần Vi sinh vật và vận dụng quy trình thiết kế BTTH, chúng tôi cũng đã thiết kế 37 tình huống học tập nhằm rèn luyện kỹ năng suy luận cho HS.
1.4. Kết quả thực nghiệm bước đầu cho thấy giả thuyết khoa học nêu ra là đúng đắn. khi sử dụng một số BTTH trong dạy học đã góp phần kích thích được tính chủ động, tích cực của HS, đồng thời tăng sự tương tác giữa GV và HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt là có khả năng rèn luyện kỹ năng suy luận cho HS trong học tập.
2. Kiến nghị
2.1. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên các tình huống dạy học chúng tôi thiết kế chưa được kiểm định cẩn thận. Cần mở rộng địa bàn, đối tượng thực nghiệm để có thể điều chỉnh các tình huống cho phù hợp. Đồng thời có những thông tin đa chiều nhằm đánh giá tính hiệu quả của đề tài.
2.2. Luận văn chỉ mới đề cập tới phần Vi sinh vật – Sinh học 10 , chúng tôi đề nghị cần tiếp tục mở rộng phạm vi nghiên cứu của đề tài cho các phần khác của chương trình sinh học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng bộ môn và rèn luyện các kĩ năng học tập cho học sinh.