Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng suy luận

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật sinh học 10 (Trang 48)

- Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch,intefron, các phương thức lây truyền

2.4.1.Nguyên tắc rèn luyện kĩ năng suy luận

2.4.1.1. Đảm bảo mục tiêu, nội dung dạy -học

Xét trong cấu trúc hệ thống mục tiêu, nội dung dạy - học là những yếu tố đơn vị trong hệ thống của quá trình dạy - học bao gồm: mục tiêu dạy - học, phương pháp dạy - học, nội dung dạy - học, phương tiện dạy - học, hình thức tổ chức dạy - học, kiểm tra – đánh giá kết quả dạy - học. Trong đó, mối quan hệ giữa mục tiêu dạy - học, nội dung dạy - học và phương pháp dạy - học là vấn đề đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng và sử dụng phương pháp dạy - học. Rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS phải xuất phát từ mục tiêu dạy - học và đảm bảo nội dung kiến thức. Do đó khi xây dựng các BTTH để rèn luyện kĩ năng suy luận cần phải bám sát các mục tiêu, nội dung dạy - học phần Vi sinh vật .

2.4.1.2. Đảm bảo tính logic hệ thống, khoa học

Hệ thống các BTTH để rèn luyện kĩ năng suy luận được sắp xếp theo nội dung kiến thức trong đó nội dung kiến thức 1 là tiền đề để suy luận ra nội dung kiến thức 2, nội dung kiến thức 2 lại là tiền đề tiếp theo để suy luận ra nội dung kiến thức 3…

Hệ thống này có thể sử dụng trong nhiều khâu: Từ hình thành kiến thức mới tại lớp đến hướng dẫn cho HS tự học ở nhà. Và cũng phải được làm thật nhiều lần, qua rèn luyện để rút ra được kinh nghiệm tránh sai sót cho lần sau.

Khi rèn luyện kĩ năng suy luận thì dù sử dụng phương pháp suy luận diễn dịch, quy nạp hay tương tự phải đảm bảo có tiền đề, cái mà HS đã biết, đây là kiến thức nền, cơ bản cần thiết trong suy luận. Do vậy để rèn luyện được kĩ năng suy luận thì nhất định HS phải có kiến thức nền vững chắc. Trong quá trình rèn luyện kĩ năng suy luận, các thao tác hình thành kĩ năng cần phải được thực hiện theo một trật tự nhất định: tiền đề, lập luận, kết luận.

2.4.1.3. Đảm bảo tính sư phạm

Hệ thống các BTTH để rèn luyện kĩ năng phải vừa sức – đảm bảo tạo ra khó khăn đúng mức đối với HS, phù hợp với trình độ nhận thức của HS và được nâng dần mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

Ví dụ: GV sắp xếp hệ thống BTTH từ cho sẵn tiền đề đến tiền đề ẩn, từ suy luận qua 1 bước đến suy luận bắc cầu nhiều bước. Khi HS chưa thành thạo thì không giới hạn về thời gian miễn sao biết cách suy luận và suy luận đúng là được, khi đã thành thạo thì không chế về mặt thời gian.

2.4.1.4. Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập

Các BTTH rèn luyện kĩ năng phải tạo tính hứng thú cho HS, phát huy tính tích cực tìm tòi khám phá kiến thức mới, nâng cao năng lực tự học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS. Hệ thống bài tập phải chứa đựng nhiều tiềm năng có thể rèn luyện kĩ năng suy luận và phát triển tư duy sáng tạo cho HS. Các BTTH để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS phải đa dạng về nội dung kiến thức, hình thức thể hiện, phương pháp giải quyết, trọng tâm nhưng bao quát hết các phần cơ bản của phần Vi sinh vật . Đặc biệt GV phải biến đổi linh hoạt từ các dạng quen thuộc trở thành các bài tập lạ để kích thích tính hứng thú và sáng tạo của HS. HS từ các bài tập đó có thể tìm ra những điều mới mẻ, lí thú. GV phải luôn đặt HS vào những hoạt động, những tình huống có vấn đề, tạo ra những mâu thuẫn trong nhận thức mà khi giải quyết được thì một mặt giúp các em lĩnh hội được kiến thức một mặt hình thành được kĩ năng học tập tương ứng.

Ví dụ: Một bài tập có thể có nhiều cách giải, sau đó phân tích, chọn lọc để sử dụng cách nhanh nhất, hay nhất. Hoặc nhiều câu hỏi, bài tập khác nhau nhưng lại có cùng bản chất, cách giải giống nhau.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật sinh học 10 (Trang 48)