Qui trình chung

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật sinh học 10 (Trang 50)

- Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm và miễn dịch,intefron, các phương thức lây truyền

2.4.2.Qui trình chung

Qui trình rèn luyện kĩ năng đã được một số nhà tâm lí học và lí luận dạy - học quan tâm nghiên cứu như K.K. Platônôp, A.V. Pêtropxki, F.R. Abbatt, X.I. Kixegops, Phạm Tất Dong, Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Ngọc Bảo, Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành …Qui trình rèn luyện kĩ năng do các tác giả đưa ra tuy có sự khác nhau về số lượng các khâu, các bước cụ thể nhưng về cơ bản là thống nhất với nhau. Chẳng hạn theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn và Trần Quốc Thành, sự rèn luyện kĩ năng được chia thành 2 bước. Bước một, người học nắm vững các tri thức về hành động hay hoạt động. Bước hai, người học thực hiện được các hành động theo các

tri thức đó. Để thực hiện hành động có kết quả thì phải có tập dượt, có sự quan sát mẫu, làm thử. Hành động càng phức tạp sự tập dượt càng phải nhiều. Muốn kĩ năng có sự ổn định, mềm dẻo, có thể vận dụng vào các điều kiện tương tự, sự tập dượt càng phải đa dạng.

Theo X.I. Kixegops quá trình rèn luyện kĩ năng gồm 5 giai đoạn là người học được giới thiệu cho biết về hành động sắp phải thực hiện, diễn đạt các qui tắc lĩnh hội hoặc tái hiện lại những hiểu biết mà dựa vào đó các kĩ năng, kĩ xảo được tạo ra, trình bày mẫu hành động, người học tiếp thu hành động một cách thực tiễn; đưa ra các bài tập độc lập và có hệ thống. Trong các giai đoạn trên giai đoạn trình bày mẫu hành động là rất cần thiết nhưng không được gây cho người học sự bắt chước máy móc. Các giai đoạn phải được kết hợp chặt chẽ để đảm bảo tính mềm dẻo và tính di chuyển của các kĩ năng [23].

Qui trình rèn luyện kĩ năng có tính khái quát được A.V. Uxova chia ra thành các giai đoạn là HS nhận biết ý nghĩa của việc rèn luyện kĩ năng thực hiện hành động, xác định mục tiêu hành động, làm sáng tỏ cơ sở của hành động, xác định các thành tố cấu trúc cơ bản của hành động, xác định trình tự hợp lí của việc thực hiện các thao tác mà hành động hình thành từ các thao tác ấy, thực hiện một số không lớn các bài tập trong quá trình luyện tập GV kiểm tra theo chuẩn các mức tương ứng, dạy cách tự kiểm tra việc thực hiện hành động, tổ chức các bài tập đòi hỏi HS kĩ năng tự thực hiện hành động trong điều kiện biến đổi, vận dụng kĩ năng thực hiện hành động trong quá trình nắm các kĩ năng mới, phức tạp hơn trong các dạng hành động phức tạp .

Theo quan điểm của các tác giả nói trên, chúng tôi vận dụng qui trình rèn luyện kỹ năng suy luận cho HS gồm các bước sau:

GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng suy luận

GV làm mẫu, HS quan sát

Tổ chức các hoạt động để HS thực hiện kĩ năng suy luận

GV kết luận, chính xác hoá kiến thức, đánh giá kĩ năng đã rèn luyện. HS tự lực

làm lại và hoàn thiện kĩ năng HS thảo luận, thực hiện kĩ năng suy luận

Sơ đồ 2.4.1. Qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận

* Bước 1: GV giới thiệu ý nghĩa, bản chất, yêu cầu của kĩ năng suy luận

Suy luận cũng là một hình thức của tư duy. Khi suy luận thì có thể đi theo con đường diễn dịch hay qui nạp nhưng đều phải qua 3 bước: Tiền đề - lập luận – kết luận. Chú ý giữa tiền đề, lập luận và kết luận phải có mối liên hệ chặt chẽ về mặt nội dung. Suy luận có ý nghĩa quan trọng bởi vì từ kiến thức đã biết ta có thể thu được kiến thức mới, kiến thức mới lại trở thành kiến thức đã biết…

* Bước 2: GV chọn một ví dụ điển hình và làm mẫu kĩ năng.

Tiền đề đã cho sẵn ( thường là các dữ kiện của câu hỏi, bài tập) hoặc tiền đề ẩn nhưng đây là phần kiến thức HS đã được học, sau đó lập luận để rút ra kết luận mới. Trong trường hợp này từ tiền đề dùng lập luận để rút ra kết luận mới nên thường dùng các từ “suy ra”, “có nghĩa là”, “vì vậy”, “vậy là”, “từ đó suy ra”... Có trường hợp từ kết luận (đề đã cho sẵn kết luận) đi ngược lại tìm xem tiền đề cần thiết ở đây là gì nên thường dùng các từ “bởi vì”, “vì”, “vì rằng”...

GV có thể chọn làm mẫu 1 trường hợp suy luận qui nạp hoặc 1 trường hợp suy luận diễn dịch hoặc 1 trường hợp vừa kết hợp suy luận diễn dịch với suy luận quy nạp.

* Bước 3: GV chuẩn bị hệ thống bài tập tình huống đều phải dùng suy luận mới

trả lời được. Khi rèn luyện cho HS, GV phải nâng dần mức độ từ dễ đến khó và khi HS đã thành thạo thì rút ngắn thời gian làm bài.

* Bước 4: Tuỳ theo bài tập đơn giản hay phức tạp, tuỳ theo thời gian tiết học và

quy mô lớp học mà GV có thể tổ chức HS làm việc từng cá nhân hay nhóm. Khi tổ chức HS làm việc theo nhóm cần chú ý:

- Nêu rõ nhiệm vụ, thời gian và cách thức làm việc của nhóm. - Nhiệm vụ của HS khi làm việc theo nhóm.

Trong thời gian HS làm việc theo nhóm, GV theo dõi, đi đến từng nhóm để giải đáp và hướng dẫn thêm

* Bước 5: Cả lớp tập trung lại để giải quyết câu hỏi, bài tập, tình huống đã nêu.

Các cá nhân hoặc đại diện của mỗi nhóm đưa ra những kết quả, ý kiến, giải pháp, các lập luận của nhóm mình và các lập luận để chống lại các ý kiến trái ngược. GV có thể nêu ra các câu hỏi hướng dẫn hoặc cung cấp thêm thông tin hỗ trợ để HS thảo luận thành công. Cuối cùng GV tổng kết, nhận xét và chính xác hoá kiến thức. Đối với những nhóm (cá nhân) sai lầm về kĩ năng suy luận thì GV phải phân tích câu trả lời của HS để chỉ ra sai lầm khi suy luận (vì sao sai lầm, sai lầm ở chỗ nào, lỗi trong suy luận) và hướng dẫn cách sữa chữa (bổ sung, ôn tập cho HS những kiến thức đã học). Hoặc GV nhắc lại các bước thực hiện hoặc có thể thực hiện lại hành động đó (làm mẫu) để cả lớp rút kinh nghiệm cho những bài tập, câu hỏi khác. Sau đó HS tự lực làm lại và hoàn thiện kĩ năng suy luận.

Khi rèn luyện kĩ năng chúng ta phải tuân thủ 5 bước nói trên, sản phẩm của bước trước là điều kiện cho bước tiếp theo thực hiện. Khi HS đã thành thạo thì có thể bỏ qua bước 1 và 2. GV có thể sử dụng qui trình trên với nhiều mức độ: GV định hướng, GV – HS cùng thực hiện (khi HS chưa có kĩ năng, kĩ năng còn yếu) ─> GV định hướng, HS

tự thực hiện (đã được rèn luyện về kĩ năng) ─> HS tự định hướng, HS tự thực hiện (đã thành thạo về kĩ năng).

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng suy luận cho học sinh trong dạy học phần vi sinh vật sinh học 10 (Trang 50)