Phân phối đi được trước & sau mổ ở các khoảng cách

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả cắt chọn lọc thần kinh chày trong điều trị di chứng co cứng cơ chi dưới (Trang 89)

Đƣờng đi (D) tính mét n(%) N = 27 Trƣớc mổ Sau mổ D ≤ 100 m 100 m < D ≤ 1000 m D ≥ 1000 m 9 (33,4) 10 (37) 8 (29,6) 3 (11,1) 11 (40,7) 13 (48,2)

Đứng thẳng trở nên dễ dàng hơn sau mổ với điểm đánh giá trung bình từ 0,65 xuống còn 0,27 (p = 0,005) và tương tự khả năng đi cũng dễ dàng hơn với điểm trung bình từ 1,02 giảm xuống còn 0,54 (p < 0,0001).

Vận tốc đi (được đo bằng thời gian bệnh nhân đi trong 10 mét) gia tăng có ý nghĩa thống kê (tốc độ đi bình thường) với thời gian trung bình giảm từ 30,05 giây xuống còn 24,75 giây (p = 0,004). Tuy nhiên thông số này thay đổi không có ý nghĩa thống kê khi đi với tốc độ nhanh (p = 0,2).

Bệnh nhân đi chân đất

Khả năng đứng trở nên dễ hơn sau mổ với điểm trung bình thay đổi từ 0,91 xuống đến 0,31 (p = 0,0002) và tương tự đi lại cũng dễ hơn điểm trung bình thay đổi từ 1,17 xuống 0,64 (p < 0,0001).

Vận tốc đi gia tăng có ý nghĩa thống kê (tốc độ bình thường) với thời gian trung bình giảm từ 36,14 giây xuống còn 29,25 giây (p = 0,008). Thông số này thay đổi không có ý nghĩa thống kê khi đi với tốc độ nhanh (p = 0,6)

Chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân đi giày hay đi chân đất dù ở vận tốc đi bình thường (p = 0,5) hay đi vận tốc nhanh (p = 0,6)

Mức độ đạt đƣợc sau mổ so với trƣớc mổ

Các cải thiện sau mổ đạt được trong 93% các trường hợp (85-100%) biểu đồ 3.15. Chỉ số hài lòng của bệnh nhân được chúng tôi cho điểm từ 1 (rất không hài lòng với kết quả phẫu thuật) đến 10 (rất hài lòng) theo đó điểm trung bình chúng tôi đạt được là 7,8 (1 – 10). Chúng tôi ghi nhận có 3 bệnh nhân cho điểm dưới 5: một bệnh nhân biểu hiện hội chứng trầm cảm nặng cho 1/10 điểm tuy nhiên khi khám lâm sàng sau mổ 6 tháng kết quả rất tốt về các thông số nghiên cứu, bệnh nhân thứ hai bị đau chi do loạn dưỡng giao cảm phản xạ (reflex sympathetic dystrophy) đánh giá 4/10 và bệnh nhân còn lại là bệnh nhân nhi 4 tuổi chậm liền mép vết mổ được cha mẹ đánh giá 3/10, chúng tôi đã tiến hành làm sạch và khâu lại vết thương kết quả tốt.

3.5. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ PHẪU THUẬT THUẬT

Mục đích của phẫu thuật CTKCCL trên bệnh nhân co cứng bàn chân là giảm co cứng mà biểu hiện cụ thể là triệu chứng đa động tăng trương lực (clonus) do vậy để phân tích các yếu tố liên quan với hiệu quả điều trị, chúng tôi sẽ tập trung phân tích, tìm hiểu những yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với triệu chứng giảm đa động sau mổ. Lô nghiên cứu có 36 bàn chân co cứng/ 31 bệnh nhân (5 bệnh nhân co cứng hai bên). Để thuận tiện cho xử lý thống kê chúng tôi chọn 31 bệnh nhân với 31 chi co cứng một bên (có 5 chi co cứng đối bên không được tính). Tất cả 31 trường hợp đều giảm đa động sau phẫu thuật nên vấn đề quan tâm để phân tích các yếu tố liên quan ở đây là giảm đa động cao (giảm từ 3 đến 4 điểm) hay giảm thấp (giảm từ 1 đến 2 điểm) sau phẫu thuật.

Các yếu tố liên quan được khảo sát ở đây là tuổi, giới, nguyên nhân gây co cứng, thời điểm mổ, có hay không uống thuốc chống co cứng, tỉ lệ cắt bỏ các nhánh thần kinh cơ dép, nhánh thần kinh cơ chày sau. Các yếu tố ảnh hưởng này được phân tích hồi qui đơn biến.

3.5.1. Phân tích các yếu tố liên quan đến hiệu quả giảm đa động sau phẫu thuật sớm (*)

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả cắt chọn lọc thần kinh chày trong điều trị di chứng co cứng cơ chi dưới (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)