Thói quen xem truyền hình chung của đáp viên

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng lòng trung thành của người dân quận ninh kiều đến trung tâm truyền hình việt nam tại tpct (Trang 41)

55,30 21,30 14,70 8,70 0 10 20 30 40 50 60

Dưới 1 tiếng Từ 1-3 tiếng Từ 3-4 tiếng Hơn 4 tiếng

%

Thời gian

Nguồn: Kết quả phân tích từ 150 quan sát

Hình 4.1 Thời gian xem truyền hình/ngày của ngƣời xem đài

Trong tổng số 150 quan sát, có đến 55,3% (chiếm tỉ lệ cao nhất) xem truyền hình từ 1 - 3 tiếng trong một ngày. Đây là khoảng thời gian lý tƣởng và hợp lý cho một ngƣời vừa có thể cập nhật tin tức, vừa xem các chƣơng trình giải trí mà không ảnh hƣởng đến các hoạt động khác. Kế tiếp, là lƣợng khán giả xem truyền hình từ 3 - 4 tiếng và hơn 4 tiếng, với tỉ lệ lần lƣợt là 21,3% và 14,7%. Điều này cho thấy, có nhiều ngƣời dành không ít thời gian việc xem truyền hình, và họ thƣờng là những ngƣời rảnh rỗi hoặc có quá nhiều áp lực nên muốn dùng việc xem truyền hình để giải trí. Cuối cùng, khoảng thời gian dƣới 1 tiếng chiếm tỉ lệ ít nhất (8,7%). Từ đây ta có thể kết luận truyền hình vẫn là phƣơng tiện giải trí đƣợc nhiều ngƣời sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định và không ảnh hƣởng đến việc làm cũng nhƣ việc học của bản thân. Vì vậy, các đài truyền hình cần bổ sung chƣơng trình mới lạ hoặc đổi mới nội dung, cách thức của nhiều chƣơng trình cũ, đặc biệt là phải có thời lƣợng phát sóng phù hợp để phục vụ ngƣời xem đài tốt hơn. Sau đây, ta sẽ bàn

30

mối liên hệ giữa nghề nghiệp và tổng thời gian xem truyền hình của từng nghề nghiệp, để biết rõ hơn về thói quen của ngƣời xem đài.

Bảng 4.2 Mối liên hệ giữa nghề nghiệp và tổng thời gian xem truyền hình ĐVT: % NGHỀ NGHIỆP THỜI GIAN Học sinh - sinh viên Nội trợ Nhân viên văn phòng Kinh doanh buôn bán Đang tìm việc làm Khác Dƣới 1 tiếng 3,4 21,4 12,9 7,7 16,7 6,7 1 - 3 tiếng 58,6 28,6 77,4 38,5 33,3 60,0 3 - 4 tiếng 25,9 14,3 9,7 30,8 33,3 13,3 Hơn 4 tiếng 12,1 35,7 0 23,1 16,7 20,0 Tổng 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Kết quả phân tích từ 150 quan sát

Từ bảng số liệu, ta thấy phần lớn học sinh - sinh viên, nhân viên văn phòng, kinh doanh buôn bán và những thành phần khác đều dành từ 1 - 3 tiếng mỗi ngày đề xem truyền hình (Với tỉ lệ lần lƣợt là 58,6%, 77,4%, 38,5%, 33,33% và 60%). Những đối tƣợng này thƣờng chỉ có thời gian rảnh vào các giờ nghỉ trƣa, buổi tối sau khi tan học và tan việc, và điều này cũng chứng tỏ, sau giờ học tập và làm việc, phần lớn thời gian họ đều dành để xem truyền hình. Ở những ngƣời đang tìm việc làm, tỉ lệ ngƣời xem truyền hình từ 1 – 3 tiếng và từ 3 - 4 tiếng bằng nhau (33,33%) điều này cho thấy đa phần thời gian xem truyền hình của họ là từ 1 - 4 tiếng. Ở nhóm đối tƣợng “Nội trợ” lại có đến 35,7% xem truyền hình hơn 4 trong một ngày, điều này chứng tỏ nội trợ có khá nhiều thời gian, họ có thể vừa làm công việc nhà vừa xem, thời gian xem cũng trải đều vào các buổi trong ngày, đặc biệt là các giờ làm cơm trƣa hoặc chiều, đây là thời gian lý tƣởng mà các bà nội trợ thƣờng sử dụng để vừa làm cơm vừa xem truyền hình. Cũng từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy đƣợc, số ngƣời xem truyền hình dƣới 1 tiếng là rất ít, kể cả nhóm học sinh - sinh viên phải học tập suốt cả tuần nhƣng vẫn dành thời gian để xem truyền hình (3,4%)

31

Bảng 4.3 Các chƣơng trình truyền hình ngƣời xem đài thường xem

STT CHƢƠNG TRÌNH TẦN SỐ TỶ LỆ (%) 1 Thời sự - Tin tức 82 54,7 2 Khoa giáo 26 17,3 3 Giải trí - Phim truyện 126 84.0

4 Thể thao 34 22,7

5 Khác 8 5,3

Nguồn: Kết quả phân tích từ 150 quan sát

Chƣơng trình đƣợc khán giả đón xem nhiều nhất là “Giải trí - Phim truyện” với 84% trên tổng số 150 quan sát. Đây cũng chính là chức năng chính của truyền hình hiện nay, phục vụ nhu cầu giải trí thông qua việc cung cấp những bộ phim và những chƣơng trình tạp kỹ khiến khán giả có thể cảm thấy thoải mái và thƣ giãn. Tiếp đó, là “Thời sự - Tin tức” với 54,7% - đây cũng là chức năng có mặt từ lúc truyền hình xuất hiện cho đến ngày nay. Việc đƣa tin tức nhanh chóng chính xác là một phần quan trọng để giữ chân ngƣời xem đài và tạo thói quen theo dõi đài truyền hình vào những thời điểm nhất định trong ngày. Ngoài ra, “Khoa giáo”, “Thể thao” (lần lƣợt với 17,3% và 22,7% sự lựa chọn) cũng là những chƣơng trình mà ngƣời xem đài thƣờng quan tâm, vì đây là những chƣơng trình tuỳ vào sở thích cá nhân, nên không bao quát hết đƣợc tất cả ngƣời xem đài. Các chƣơng trình khác có ít sự lựa chọn nhất (5,3%) bởi vì rất ít ngƣời có nhu cầu theo dõi các chƣơng trình đặc biệt, trong đó có các chƣơng trình nhƣ: truyền hình trực tiếp chƣơng trình ca nhạc, chƣơng trình từ thiện, vân vân. Qua các số liệu trên, đài truyền hình nên tập trung khai thác vào các chƣơng trình giải trí và các bộ phim truyện có chất lƣợng để tạo cảm giác lôi cuốn ngày qua ngày, khiến ngƣời xem đài không thể bỏ lở dù chỉ một tập. “Thời sự - Tin tức” gần nhƣ là thƣơng hiệu của một đài truyền hình đối với cƣ dân của vùng đó, nên phải cần đƣa tin nhanh chóng, chính xác, ngắn gọn để ngƣời xem đài ở Cần Thơ có thể nắm bắt nhanh chóng những việc xảy ra trong ngày ở nơi mình đang sống. Sau đây là biểu đồ tròn thể hiện rõ nét về các chƣơng trình đƣợc yêu thích nhất.

32 Giải trí phim truyện; 60,67% Thời sự tin tức; 22,67% Chương trình khoa giáo; 6,67% Chương trình khác; 1,33%

Nguồn: Kết quả phân tích từ 150 quan sát

Hình 4.2 Các chƣơng trình truyền hình ngƣời xem đài thích xem nhất

Cũng giống nhƣ các chƣơng trình ngƣời xem đài thƣờng xem nhất, đứng đầu đƣợc nhiều ngƣời chọn nhất vẫn là “Giải trí - Phim truyện” chiếm hơn 50% tổng số 150 quan sát (60,67%), sau đó là “Thời sự - Tin tức” với 22,67%. Điều này chứng tỏ nếu phải lựa chọn chƣơng trình thích xem nhất giữa “Giải trí - Phim truyện” và “Thời sự - Tin tức”, ngƣời xem đài vẫn lựa chọn chƣơng trình “Giải trí - Phim truyện”, do đó sẽ có nhiều ngƣời chọn đài có phim truyện giải trí hay để xem thay vì đài có nhiều chƣơng trình “Thời sự - Tin tức”. “Thời sự - Tin tức” chỉ có thể cung cấp thông tin thời sự trong ngày đến ngƣời xem đài, nhƣng nếu đài truyền hình có thể cho ra một chƣơng trình giải trí hấp dẫn, một bộ phim hay sẽ giữ chân đƣợc ngƣời xem đài thì sự trung thành sẽ gia tăng đáng kể.

Bảng 4.4 Khoảng thời gian ngƣời xem đài thƣờng xem truyền hình

STT THỜI GIAN TẦN SỐ TỶ LỆ (%) 1 Sáng (5h - 11h) 10 6,7 2 Trƣa (11h - 15h) 38 25,3 3 Chiều (15h - 18h) 25 16,7 4 Tối (18h - 22h) 124 82,7 5 Khuya (Sau 23h) 9 6,0

Nguồn: Kết quả phân tích từ 150 quan sát

Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy buổi tối đƣợc nhiều ngƣời xem đài chọn nhất (82,7%), vì đây là khoảng thời gian sum họp gia đình sau một ngày mệt mỏi, cũng là thời gian có nhiều ngƣời xem đài rảnh rỗi nhất. Kế tiếp, là

33

các khoảng thời gian trƣa (25,3%) và chiều (16,7%), đây cũng chính là các khoảng thời gian nghỉ giữa các giờ học và làm việc. Khoảng thời gian sáng và khuya ít ngƣời xem đài chọn nhất với tỉ lệ lần lƣợt là 6,7% và 6,0%. Thông qua bảng số liệu này, đài truyền hình cần biết tập trung các chƣơng trình hay vào giờ nào trong ngày, không nên phát sóng các chƣơng trình nhàm chán vào các giờ đƣợc nhiều ngƣời xem đài xem, vì nhƣ thế sẽ ảnh hƣởng đến sự hài lòng. Trong lĩnh vực truyền hình, nếu không hài lòng tại một thời điểm nhất định trong ngày, ngƣời xem đài sẽ chuyển hẳn sang đài truyền hình khác hay hơn vào cùng thời điểm đó.

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng lòng trung thành của người dân quận ninh kiều đến trung tâm truyền hình việt nam tại tpct (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)