PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng lòng trung thành của người dân quận ninh kiều đến trung tâm truyền hình việt nam tại tpct (Trang 28)

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Số lƣợng mẫu và phƣơng pháp thu thập số liệu đƣợc trình bày cụ thể nhƣ sau:

 Xác định số lƣợng mẫu: Do thời gian tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu chỉ trong 2 tuần và nhân lực có hạn nên việc xác định cỡ mẫu sẽ dựa theo số biến mà không dựa trên dân số của quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mông Ngọc thì số lƣợng mẫu cần phải gấp 4 đến 5 lần số lƣợng biến thì số liệu mới có ý nghĩa, nên số mẫu tối thiểu phải thu là 27 x 5 = 135. Bài nghiên cứu sẽ thực hiện thu 150 mẫu để phù hợp với yêu cầu.

 Phƣơng pháp thu thập số liệu: Do tính chất của đề tài nghiên cứu nên không có danh sách những ngƣời đang xem kênh VTV Cần Thơ. Nhu cầu xem truyền hình đã không còn xa lạ và ai cũng có thể là một đối tƣợng để phỏng vấn, không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp và kể cả quê quán, chỉ cần có nhu cầu xem truyền hình đều có thể phỏng vấn. Cho nên đề tài sẽ thực hiện chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện, nghĩa là phỏng vấn viên sẽ đến từng hộ gia đình, kết hợp với việc đến các nơi đông ngƣời nhƣ trƣờng học vào giờ đƣa rƣớc học sinh, các quán nƣớc,… trong phạm vi quận Ninh Kiều TP.Cần Thơ.

Sự hài lòng (3 biến) Chất lƣợng kênh truyền hình Trung thành (5 biến) Nội dung (10 biến) Hình thức (4 biến) Kết cấu (7 biến) Quảng cáo (3 biến) Cách tiếp cận (3 biến) H1 H2 H3

17

2.3.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Sử dụng các phƣơng pháp thống kê mô tả và phƣơng pháp so sánh để mô tả nhân khẩu học, thói quen và hành vi của một ngƣời xem truyền hình.

Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lòng trung thành của ngƣời xem đài với VTV Cần Thơ. Đầu tiên sử dụng kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha để hiệu chỉnh bộ biến đánh giá mức độ hài lòng, phân tích nhân tố EFA nhằm gom nhóm lại các biến quan sát. Bƣớc tiếp theo là vận dụng mô hình SEM vào việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các biến với mức độ hài lòng của ngƣời xem đài. Vận dụng mô hình SEM gồm 2 phần sau: phân tích nhân tố khẳng định CFA để tìm hiểu mối tƣơng quan giữa các biến quan sát, triển khai SEM để đánh giá sự tƣơng quan giữa các biến quán sát với mức độ hài lòng. Sau đây sẽ nói rõ hơn về từng phƣơng pháp.

(1) Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Muốn thực hiện phân tích nhân tố thì trƣớc hết chúng ta phải tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha để đảm bảo rằng bộ biến đƣợc đề xuất ban đầu là phù hợp với đề tài nghiên cứu.

Hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau.

Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên gần đến 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm thang đo lƣờng là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally 1978, Peterson 1994, Slater 1995).

Cronbach’s Alpha cũng đƣợc sử dụng để hiệu chỉnh bộ biến trong trƣờng hợp có những biến khi loại bỏ làm tăng giá trị Cronbach’s alpha.

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục đƣợc sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Phân tích nhân tố sẽ giúp rút gọn một số lƣợng biến nhiều thành một số lƣợng biến ít hơn mà vẫn không làm mất đi ý nghĩa nghiên cứu vì bộ biến mới vẫn bao hàm tất cả những biến ban đầu.

Phân tích nhân tố có vô số ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế và xã hội. Trong kinh doanh, phân tích nhân tố có thể ứng dụng trong các trƣờng hợp: phân khúc thị trƣờng, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu quảng cáo và nghiên cứu định giá.

(2) Phân tích nhân tố khẳng định CFA (Cofirmatory Factor Analysis) với phần mềm Amos (Analysis of Moment Structures). Phần mềm

18

này đƣợc dùng để thực hiện một phƣơng pháp chung trong phân tích dữ liệu là Structural Equation Modeling (SEM - Mô hình cấu trúc tuyến tính) (Nguyễn Khánh Duy). Trên mô hình này các mối quan hệ và mức độ tác động của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc sẽ đƣợc thể hiện một cách trực quan nên mang tính dễ hiểu, dễ phân tích hơn.

Trong phân tích CFA, có các vấn đề cần nghiên cứu sau:

 Mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trƣờng: cần xem xét mô hình thiết kế có phù hợp với thị trƣờng hay không thông qua các chỉ tiêu Chi-square, Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (cmin/df), chỉ số thích hợp so sánh (CFI - Comparative Fit Index), chỉ số Turker & Lewis (TLI - Turker & Lewis Index), chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error Approximation). Nếu mô hình nhận đƣợc giá trị TLI, CFI >= 0,9, Cmin/df <= 2, RMSEA <= 0,08 thì mô hình phù hợp (tƣơng thích) với dữ liệu thị trƣờng (Nguyễn Khánh Duy).

 Tính đơn hƣớng/đơn nguyên: khi mô hình phù hợp với dữ liệu thị trƣờng và không có tƣơng quan giữa các sai số đo lƣờng thì mô hình sẽ đạt tính đơn hƣớng.

 Giá trị hội tụ: thang đo đạt giá trị hội tụ khi các trọng số chuẩn hóa đều lớn hơn 0,5, và có ý nghĩa thống kê.

 Giá trị phân biệt: khi hệ số tƣơng qua giữa các khái niệm khác biệt so với một mô hình đạt đƣợc giá trị phân biệt.

 Giá trị liên hệ lý thuyết: các giá trị mô hình phản ánh lý thuyết nhƣ thế nào.

Các vấn đề từ 1 đến 4 nghiên cứu thông qua mô hình đo lƣờng, riêng vấn đề năm nghiên cứu qua mô hình cấu trúc SEM.

(3) Mô hình SEM

 Một trong những kỹ thuật phức hợp và linh hoạt nhất đƣợc sử dụng để phân tích mối quan hệ phức tạp trong mô hình nhân quả là mô hình mạng SEM (Structural Equation Modeling). Mô hình SEM đã đƣợc sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu nhƣ Tâm lý học (Anderson & Gerbing, 1988; Hansell và White, 1991), Xã hội học (Lavee, 1988; Lorence và Mortimer, 1985), Nghiên cứu sự phát triển của trẻ em (Anderson, 1987; Biddle và Marlin, 1987) và trong lĩnh vực quản lý (Tharenou, Latimer và Conroy, 1994). Đặc biệt, mô hình này cũng đƣợc ứng dụng trong rất nhiều mô hình thỏa mãn khách hàng nhƣ ngành dịch vụ thông tin di động (M.-K. Kim et al. / Telecommunications Policy 28 (2004) 145 - 159).

19

 Mô hình SEM là sự mở rộng của mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) cho phép nhà nghiên cứu kiểm định một tập hợp phƣơng trình hồi quy cùng một lúc.

 SEM có thể cho một mô hình phức hợp phù hợp với dữ liệu nhƣ các bộ dữ liệu khảo sát trong dài hạn (longitudinal), phân tích nhân tố khẳng định (CFA), các mô hình không chuẩn hoá, cơ sở dữ liệu có cấu trúc sai số tự tƣơng quan, dữ liệu với các biến số không chuẩn (Non - Normality), hay dữ liệu bị thiếu (missing data). Đặc biệt, SEM đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng các mô hình đo lƣờng (Mesurement Model) và mô hình cấu trúc (Structure Model) của bài toán lý thuyết đa biến.

 Mô hình đo lƣờng chỉ rõ quan hệ giữa các biến tiềm ẩn (Latent Variables) và các biến quan sát (observed variables). Nó cung cấp thông tin về thuộc tính đo lƣờng của biến quan sát (độ tin cậy, độ giá trị).

 Mô hình cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau. Các mối quan hệ này có thể mô tả những dự báo mang tính lý thuyết mà các nhà nghiên cứu quan tâm.

Mô hình SEM phối hợp đƣợc tất cả các kỹ thuật nhƣ hồi quy đa biến, phân tích nhân tố và phân tích mối quan hệ hỗ tƣơng (giữa các phần tử trong sơ đồ mạng) cho phép chúng ta kiểm tra mối quan hệ phức hợp trong mô hình. Khác với những kỹ thuật thống kê khác chỉ cho phép ƣớc lƣợng mối quan hệ riêng phần của từng cặp nhân tố (phần tử) trong mô hình cổ điển (mô hình đo lƣờng), SEM cho phép ƣớc lƣợng đồng thời các phần tử trong tổng thể mô hình, ƣớc lƣợng mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm tiềm ẩn (Latent Constructs) qua các chỉ số kết hợp cả đo lƣờng và cấu trúc của mô hình lý thuyết, đo các mối quan hệ ổn định (recursive) và không ổn định (non- recursive), đo các ảnh hƣởng trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp, kể cả sai số đo và tƣơng quan phần dƣ. Với kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng định (CFA) mô hình SEM cho phép linh động tìm kiếm mô hình phù hợp nhất trong các mô hình đề nghị.

SEM có nhiều dạng mô hình nhƣ mô hình đo lƣờng, mô hình cấu trúc, mô hình xác lập, mô hình không xác lập, mô hình bão hòa, mô hình độc lập và mô hình tổng quát, nhƣng trong đề tài này, em sử dụng mô hình cấu trúc nên em chỉ trình bày cơ sở lý thuyết về mô hình cấu trúc, không trình bày những mô hình khác để tránh dài dòng khó hiểu.

Mô hình cấu trúc xác định các liên kết (quan hệ nhân quả) giữa các biến tiềm ẩn bằng mũi tên nối kết, và gán cho chúng các phƣơng sai giải thích và chƣa giải thích, tạo thành cấu trúc nhân quả cơ bản. Biến tiềm ẩn đƣợc ƣớc lƣợng bằng hồi quy bội của các biến quan sát. Mô hình SEM không cho phép

20

sử dụng khái niệm biểu thị bởi biến quan sát đơn.Thông thƣờng biến tiềm ẩn đo lƣờng bởi ít nhất là trên một biến, hay từ 3 đến tối đa là 7 biến quan sát. [Hair et al, Chap 11, 2000].

Mô hình cấu trúc có dạng:

Hình 2.5 Mô hình SEM

Mục tiêu 3: Sử dụng ma trận SWOT kết hợp với các kết quả thu đƣợc từ mục tiêu trên để đề xuất các biện pháp giải quyết.

21

CHƢƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ( VTV CẦN THƠ )

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Hình 3.1 Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TPCT – VTV Cần Thơ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thành phố Cần Thơ - VTV Cần Thơ (trƣớc đây gọi là CVTV) đƣợc phát sóng chính thức từ năm 1969 với tên gọi là “Đài truyền hình Cần Thơ” dƣới chế độ Sài Gòn cũ. Năm 1975, giải phóng miền Nam, bộ đội ta vào tiếp quản đài, từ đó đến nay đài truyền hình Cần Thơ trở thành Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TPCT trực thuộc Trung Ƣơng, có địa bàn hoạt động rộng khắp các tỉnh ĐBSCL. Thời gian đầu tiếp quản đài truyền hình Cần Thơ khi ấy chỉ có 2 ngƣời, sau đó ban quân quản đã tuyển thêm cho đài một số nhân viên, đài trung ƣơng chính thức phát sóng ngày 2 tháng 5 năm 1975.

Vào những năm 1980, các chƣơng trình tiếng Khmer, phim tài liệu chính luận, chuyên đề về Pháp luật Chính sách, khuyến nông… ra đời và phát sóng đã gây dấu ấn lớn với bạn xem Đài các tỉnh ĐBSCL, kịp thời phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ tuyên truyền trong khu vực lúc bấy giờ. Từ năm 2006, thƣc hiện chủ trƣơng của Đảng đối với vùng đồng bào dân tộc, VTV Cần Thơ mở thêm kênh VTV Cần Thơ 2 để sản xuất các chƣơng trình phục vụ hơn 1 triệu bà con Khmer Nam bộ. Các chƣơng trình chính luận nhƣ phim tài liệu, khoa giáo, chuyên đề nông nghiệp, y tế, giáo dục… là nội dung chủ yếu của kênh VTV Cần Thơ 1 đƣợc nhiều khán giả ở miền Tây quan tâm. Các chƣơng trình Ký ức miền Tây và các chƣơng trình trực tiếp định kỳ hàng tuần nhƣ: Nhịp cầu Nhà nông, Đồng hành & Chia sẻ, Toàn cảnh ĐBSCL, Đối thoại, Tọa đàm… liên tục đƣợc cập nhật thông tin, hƣớng dẫn tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp, nuôi

22

trồng thủy sản và đề cập đến nhiều lĩnh vực đƣợc đông đảo khán giả cùng nông dân các tỉnh trong vùng quan tâm.

Đáng lƣu ý là 5 năm trở lại đây, nhờ đƣợc Đài Truyền hình Việt Nam tăng cƣờng đầu tƣ thiết bị kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, VTV Cần Thơ đã có bƣớc tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất chƣơng trình. Nhiều sự kiện lớn mang tầm quốc gia, quốc tế tại ĐBSCL đã đƣợc phản ánh kịp thời, đảm bảo chất lƣợng và an toàn kỹ thuật trên sóng quốc gia bằng nhiều thể loại nhƣ truyền hình trực tiếp, tin, phóng sự thời sự, các chuyên đề… với chất lƣợng cao. Trải qua 38 năm hoạt động, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TPCT đã đạt đƣợc rất nhiều bằng khen cùng huy chƣơng do Nhà nƣớc tặng nhƣ: Huân chƣơng Độc lập hạng III, Huân chƣơng Lao động hạng I và hạng III; cờ luân lƣu của bộ nội vụ và bộ quốc phòng; cờ thi đua của Hội đồng bộ trƣờng,… cùng nhiều bằng khen và giấy khen khác. Hiện nay, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP.Cần Thơ có 2 kênh phát sóng: VTV Cần Thơ 1 và VTV Cần Thơ 2.

VTV Cần Thơ 1: kênh tổng hợp, phát sóng 24/24h mỗi ngày. Phát sóng các chƣơng trình chính luận nhƣ tin tức, phim tài liệu, khoa giáo, chuyên đề nông nghiệp, y tế, giáo dục, phóng sự,...; các chƣơng trình phim truyện, giải trí,... đƣợc nhiều khán giả ở miền Tây quan tâm. VTV Cần Thơ 1 phát trên băng tần 49 UHF (trƣớc đây là băng tần 6 VHF), trên mạng cáp SCTV, truyền hình số vệ tinh K+, truyền hình cáp Việt Nam VTV Cab và phát trực tuyến trên trang web www.vtvcantho.vn/

VTV Cần Thơ 2: thành lập năm 2006, thời lƣợng phát sóng: 20h/ngày, thƣc hiện theo chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vùng đồng bào dân tộc. Kênh phục vụ cho hơn 1 triệu bà con dân tộc Khmer Nam bộ với các chƣơng trình tổng hợp nhƣ VTV Cần Thơ 1 nhƣng một phần bằng tiếng Khmer.

23

3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ có Giám đốc phụ trách, giúp việc Giám đốc có không quá ba phó Giám đốc. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ có con dấu và tài khoản riêng, đƣợc mở tài khoản tại kho bạc Nhà nƣớc và các Ngân hàng.

Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VTV Cần Thơ

Cơ cấu tổ chức của VTV Cần Thơ đƣợc chia theo phƣơng pháp dựa vào chức năng. Mỗi phòng đảm nhận mỗi chức năng riêng biệt, cùng nhau hỗ trợ và hoàn thành tốt các dự án, chƣơng trình truyền hình của VTV Cần Thơ. Trong mỗi phòng lại tiếp tục phân công thành những nhóm nhỏ chuyên biệt khác nhau.

Ƣu điểm nổi bật của cơ cấu tổ chức này chính là do tận dụng đƣợc việc phân theo từng chức năng nên có thể bảo đảm đƣợc việc thi hành các chức năng một cách chính xác và thành công. Sử dụng đƣợc kiến thức chuyên môn và có thể tập trung hoàn thành tốt công việc đƣợc ban giám đốc đƣa xuống, đồng thời khâu tuyển nhân sự cũng dễ dàng thông qua việc kiểm tra kiến thức chuyên môn có đủ yêu cầu hay không. Ngoài ra, do đã đƣợc phân chia theo chức năng nên VTV Cần Thơ có thể dễ dàng tổ chức các khoá đạo tạo hoặc đƣa ngƣời xuống đào tạo chuyên sâu cho từng phòng ban. Có thể nói, với cơ cấu tổ chức này, mọi việc, mọi chƣơng trình, mọi kế hoạch đƣợc Đài truyền hình Việt Nam đƣa xuống VTV Cần Thơ đều hoàn thành tốt, mỗi phòng ban một việc nên mọi khâu đều đƣợc đảm bảo.

Tuy nhiên, khuyết điểm không thể tránh khỏi của cơ cấu tổ chức này chính là việc các phòng ban chỉ quan tâm và lo cho chức năng riêng của mình

24

mà gần nhƣ mất đi sự liên kết, có thể sẽ ảnh hƣởng đến mục tiêu chung của toàn thể VTV Cần Thơ. Khi cần sự kết hợp để đƣa ra một kế hoạch nào đó sẽ gặp phải khó khăn.

3.3. CHỨC NĂNG, VAI TRÕ, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN 3.3.1. Chức năng 3.3.1. Chức năng

Sản xuất, khai thác các chƣơng trình truyền hình tại khu vực để phát sóng trên sóng truyền hình Quốc gia và trên sóng Trung tâm Truyền hình Việt

Một phần của tài liệu phân tích các nhân tố ảnh hưởng lòng trung thành của người dân quận ninh kiều đến trung tâm truyền hình việt nam tại tpct (Trang 28)