Hàm lượng vi sinh vật có trong đống ủ được theo dõi

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý bùn cống rãnh ở một số tỉnh đbscl và nghiên cứu xử lý bùn cống rãnh bằng phương pháp ủ phân compost (Trang 88)

Thí nghiệm

E. Coli (log CFU/g) Samonella (log CFU/g)

Nấm Trichoderma (log CFU/g)

Ngày 1 Ngày 60 Ngày 1 Ngày 60 Ngày 1 Ngày 60

TN1 1,16 KPH KPH KPH 4,75 4,13

TN2 1,31 KPH KPH KPH 4,85 4,25

TN3 1,67 KPH KPH KPH 4,87 4,35

Bên cạnh giá trị dinh dưỡng trong phân compost thì chỉ tiêu vi sinh cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng phân hữu cơ. Từ kết quả bảng 4.7 ta thấy hàm lượng vi sinh vật trong đống ủ đều giảm và không phát hiện đối với E. Coli và Samonella. Hàm lượng E. Coli và Samonella trước khi ủ có hàm lượng khá lớn và tồn tại khoảng (1,16 – 1,67 log CFU/g). Nhưng sau 60 ngày ủ thì hầu như không phát hiện E. Coli và Samonella trong đống ủ. Nhiệt độ cao sinh ra trong đống ủ là một trong những yếu tố là tiêu diệt E. Coli và Samonella trong phân (Burge et al., 1978). Thật vậy, nhiệt độ tăng ở các thí nghiệm vào khoảng 7 ngày đầu của đống ủ trên 500C và kéo dài khoảng 2 – 3 tuần. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Võ Quốc Bảo, 2010, khi ủ phân compost từ rễ lục bình kết hợp với với các nguồn chất thải hữu cơ khác. Hầu như mật độ E. Coli và Samonella biến mất ở ngày 60 của mẻ ủ. Phân hữu cơ ủ từ nguyên liệu bùn kết hợp với các vật liệu hữu cơ đạt tiêu chuẩn ngành 10TCN 526 – 2002 của Bộ NN và PTNT cho phép về mật số E. Coli và Samonella.

Mật số nấm Trichoderma ban đầu cho vào các thí nghiệm hầu như đều như nhau nằm trong khoảng 4,75 - 4,87 log CFU/g. Sau 60 ngày ủ, mật số nấm Trichoderma giảm và biến động trong khoảng 4,13 - 4,35 log CFU/g. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hà Thanh Toàn et al., 2010, khi ủ rác sinh hoạt chủng nấm Trichoderma, mật số nấm Trichoderma giảm dần theo thời gian.

Theo giá trị ở bảng 4.7 thì mật độ nấm Trichoderma giảm nhưng không nhiều điều này chứng tỏ nấm Trichoderma cần hàm lượng dinh dưỡng ở bên ngoài cho quá trình nảy mầm, các bào tử nấm hút nước và phồng to ra trước khi ống mầm vươn ra và sự phòng to sẽ không xẩy ra nếu thiếu nguồn dinh dưỡng (Danielson and Davey, 1973). Từ đó, nghiên cứu thấy hỗn hợp bùn – rơm – phân gà có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên mật số nấm Trichoderma còn lại trong đống ủ là khá cao với mật số nấm Trichoderma cao là nguồn vi sinh vật hữu hiệu giúp cho cầy trồng phát triển tốt hơn. Theo Võ Hoài Chân (2008) mật độ nấm Trichoderma liên quan đến khả năng phân hủy của hỗn hợp phân hữu cơ, hỗn hợp nào có nấm Trichoderma cao, khả năng hoai mục của nguyên liệu ngày càng nhanh. Kết quả này phù hợp với tỷ lệ C/N trong các thí nghiệm đều giảm.

4.3.13 Hàm lượng kim loại năng trong đống ủ sau 60 ngày Bảng 4.8 Theo dõi hàm lượng kim loại nặng

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý bùn cống rãnh ở một số tỉnh đbscl và nghiên cứu xử lý bùn cống rãnh bằng phương pháp ủ phân compost (Trang 88)