Thành phần và tính chất của bùn cống rãnh

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý bùn cống rãnh ở một số tỉnh đbscl và nghiên cứu xử lý bùn cống rãnh bằng phương pháp ủ phân compost (Trang 73)

Bùn hiện nay được xem là nguồn tài nguyên quan trọng nếu biết cách sử dụng. Bùn thải được phát hiện với nhiều lợi ích, trong nông nghiệp bùn được chế tạo thành phân bón cho cây trồng cải tạo đất trồng, ủ phân compost, trong công nghiệp bùn cống thải có thể dùng làm nguồn nguyên liệu đốt trong các lò nung xi măng. Dựa vào đặc tính của từng loại bùn có thể xử lý và tận dụng với nhiều phương pháp khác nhau. Theo Nguyễn Thu Hiền (2012) bùn cống thải tại bãi đỗ thuộc nhóm đất thịt nhẹ, đất thịt trung bình, đất thịt cát pha thuận lợi cho việc tái sử dụng bùn bằng phương pháp ủ compost và giúp cải tạo đất.

Bảng 4.2 Đặc điểm lý hóa học củabùn cống thải nội ô thành phố Cần Thơ

Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Đánh giá

Độẩm % 41,51-59,97

pH - 8,01 - 8,17 Kiềm nhẹ

EC mS/cm 0,50 - 0,56 Không suấảnh hưởng năng t cây trồng Chất hữu cơ % 2,45 - 4,67 Trung bình

Tổng đạm %N 0,17 - 0,36 Giàu

Tổng lân %P2O5 0,20 - 0,35

Lân dễ tiêu mgP/kg 64,4787,38 Giàu

N-NH4+ Mg/kg 198,72 - 220,75 Giàu

N-NO3-

Mg/kg 0,29 - 0,45 Thấp

(Nguyễn Thu Hiền, 2012)

Bên cạnh đó, cản trở lớn nhất khi sử dụng bùn cống thải là sự có mặt của các vi sinh vật gây bệnh và thành phần nguy hại trong bùn cống thải, đặc biệt khi bùn cống thải được sử dụng làm phân bón trong nông nghiệp. Khi sử dụng bùn cống thải chưa qua xử lý để tạo độ ẩm, dùng làm phân bón trực tiếp cho đất ngoài việc chứa các mầm bệnh, các chất nguy hại; quá trình phân hủy bùn sẽ sinh ra các khí độc, nhiệt gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho đất. Nếu trong quá trình xử lý bùn cống thải bằng phương pháp yếm khí hoặc hiếu khí ở nhiệt độ đủ lớn sẽ không thể tiêu diệt được những loài vi sinh vật (E.Cloli, Coliform, Samonella,…) gây các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, dịch tả, sốt vàng da, thương hàn. Theo Nguyễn Thu Hiền (2012) mật số vi sinh vật trong bùn cống thải thành phố Cần Thơ vào mùa nắng và mùa mưa dao động 1,37 - 2,76 (logCFU/g) đối với E.Coli và 2,96 - 3,50 (logCFU/g) đối với Coliform.

Các chất nguy hại trong bùn cống thải nếu vượt ngưỡng cho phép theo quy định và nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý của cây trồng, làm cây trồng chậm phát triển và lượng chất độc nhiều dẫn đến chết cây

trồng khi sử dung bùn cống thải làm phân bón. Vì vậy, việc kiểm soát các chất nguy hại này là rất cần thiết. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03 - 2008/BTNMT về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất, theo số liệu Nguyễn Thu Hiền (2012), hàm lượng kim loại nặng của bùn cống nội ô thành phố có hàm lượng kim loại nặng chưa vượt ngưỡng cho phép (Bảng 4.6).

Bảng 4.3 Hàm lượng kim loại nặng của bùn cống thải nội ô thành phố Cần Thơ

Thông số Giá trị trung bình

(mg/kg) QCVN 03:2008 (Đất nông nghiệp) QCVN 07:2009 Asen (As) 0,01 12 40 Cadimi (Cd) 1,88 2 10 Chì (Pb) 26,72 70 300 Thủy ngân (Hg) 0,13±0,05 200 4 Crom (Cr) 13,99±9,91 100 (Nguyễn Thu Hiền, 2012)

Trong nghiên cứu của đề tài thành phần và tính chất hóa lý trong bùn cống thải tại các tỉnh còn hạn chế chưa được quan tâm nhiều. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân mà bùn cống rãnh sẽ là một gánh nặng môi trường trong tương lai nếu chúng ta không quan tâm đến chúng ngai từ bây giờ. Ngoài ra, tính chất của bùn cống rãnh tại thành phố Cần Thơ có tính chất phức tạp và thành phần kim loại nặng trong bùn cống rãnh hầu như không vượt QCVN 07 : 2009. Qua thành phần của bùn cống thải ở các tỉnh khảo sát trong nghiên cứu có thể có tính chất giống nhau vì nhiều lý do khác nhau như:

ĐBSCL có 2 mùa mưa nắng, số giờ nắng, mưa hầu như giống nhau. Bên cạnh đó chế độ thủy triều và tính chất của nước ở khu vực ĐBSCL là giống nhau, tốc độ phát triển kinh tế của khu vực cũng giống nhau. Từ những lý do trên, nghiên cứu kết luận thành phần và tính chất của bùn cống rãnh tại khu vực khảo sát trong nghiên cứu có thể có tính chất giống nhau

Nếu thành phần và tính chất của bùn là giống nhau thì lượng bùn của khu vực khảo sát là rất lớn. Nhưng vẫn chưa có biện pháp xử lý thích hợp. vì vậy, cần phải nghiên cứu biện pháp xử lý bùn cống rãnh để hạn chế ô nhiễm môi trường do bùn cống rãnh gây ra trong tương lai. Vì thế, nghiên cứu phương pháp ủ phân compost cho bùn cống rãnh là một trong những phương pháp tối ưu hiện nay.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý bùn cống rãnh ở một số tỉnh đbscl và nghiên cứu xử lý bùn cống rãnh bằng phương pháp ủ phân compost (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)