Các chỉ tiêu được phân tích tại Trung Tâm Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ thành phố Cần Thơ.
- pH: được theo dõi 1 tuần/lần
- Ẩm độ: được theo dõi 1 tuần/lần, trong 30 ngày đầu ẩm độ của các nghiệm thức được duy trì trong khoảng 60 – 70%, theo dõi ẩm độ sau mỗi lần xới đảo để bổ sung nước giúp duy trì ẩm độ vì độ thông thoáng trong rơm cao, nên khả năng giữ ẩm trong rơm thấp. Từ ngày thứ 30, các nghiệm thức ngừng thêm nước để ẩm độ giảm dần.
- Nhiệt độ: được theo dõi 1 ngày/lần vào lúc 8h sáng, bằng nhiệt kế thủy tinh 1000C tại các vị trí khác nhau của đống ủ (hình 3.2).
Hình 3.2 Vị trí đo nhiệt độ khối ủ
a. Phân tích mẫu thực vật
- Ẩm độ: cân trọng lượng mẫu trước và sau khi sấy để xác định ẩm độ của mẫu. - Đạm tổng số: được xác định bằng phương pháp Kjeldahl.
- Lân tổng số: được vô cơ hóa bằng H2SO4 đậm đặc và H2O2 với sự hiện diện của acid salicylic. So màu bằng Amonium molipdate-acid arcobic bước sóng 880 nm. - Xác định tổng Carbon: bằng phương pháp tro hóa. Nung mẫu ở 5500C trong 1 giờ, sao đó đặt vào bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng. Với khoảng chấp nhận sai số từ 2 - 10%, tính được carbon của nguyên liệu theo công thức:
%C = (100 - %tro)/1,724 Trong đó: 1,724: chất hữu cơ chứa 58% C
b. Phân tích mẫu đất và phân hữu cơ
- pH: tỉ lệ trích 1:2,5. Đo bằng máy pH kế
- Đạm tổng số: xác định bằng phương pháp chưng cất Kjeldahl.
- Đạm N-NH4+, N-NO3-: trích bằng dung dịch muối KCL 2M theo tỉ lệ 1:10. Lắc trong 1h, ly tâm và lọc lấy dung dịch trong phân tích.
+ Đạm NH4+: xác định theo phương pháp Indophenol blue và so màu ở bước sóng 640nm (Kiyoshi kawamura, 1987)
+ Đạm NO3-: xác định theo phương pháp VCl3 ở bước sóng 543 nm (Markus D.K et al., 1985)
- Lân tổng số (TP): vô cơ hóa mẫu đất bằng H2SO4 và HClO4, so màu Amonium molipdate-acid arcobic ở bước sóng 880 nm
- Hàm lượng lân dễ tiêu: phương pháp Olsen (1954). Lân dễ tiêu trong đất được xác định bằng cách trích đất với dung dịch NaHCO3 0,5M ở pH bằng 8,5 với tỷ lệ đất:dung môi là 1:20 và thời gian lắc 30 phút. Dung môi NaHCO3 0,5M ở pH 8,5 chủ yếu hòa tan lân ở dạng FeSO4, AlPO4 và một ít Ca3(PO4)2. Hàm lượng lân dễ tiêu trong dung dịch trích được xác định bằng phương pháp so màu Amonium molipdate-acid arcobic ở bước sóng 880nm
- Kali tổng: đo trên máy hấp thu nguyên tử Hitachi 180 khi trích bằng dung dịch BaCl2
- Kim loại nặng (Pb, Cd): Sử dụng máy hấp thu nguyên tử đầu đốt graphic để xác định hàm lượng kim loại nặng.
- Đường kính hạt: xác định bằng phương pháp qua rây bằng cách cân khối lượng của từng đống và sàng qua rây với kích cỡ 4-5 mm. Cân lượng phân bón lọt qua rây.
c. Phân tích vi sinh
- Nấm Trichoderma được đếm trong môi trường chọn lọc Trichoderma TSM (Trichoderma selective medium) (Askew and Laing, 1993). Thành phần môi trường TSM/1 lit: MgSO4 (0,2 g), K2HPO4 (0,9 g), KCl (0,15 g), glucose (3 g), Rose Bengal (0,15 g), Agar (20 g), nước cất (1000 mL), pH (6,5 – 6,8).
- E. Coli được đếm bằng phương pháp Most Probable Number (MPN) sử dụng môi trường Lauryl Sulphate Broth (LSB) và EC ủ tương ứng ở nhiệt độ 34,5 và 44,50C. + Thành phần môi trường LSB/1 lít: Tryptone (20,0 g), Lactose (5 g), K2HPO4 (K2HPO4.3H2O (2,75 g), K2HPO4 (2,75 g), NaCl (5 g), Solium laurylm(0,1 g). + Thành phần môi trường EC/1 lít: Tryptone hoặc Trypticase (20 g), Lactose (5 g), Bile salts mixture hoặc bile salts no (1,5 g), K2HPO4 (4 g), NaCl (5 g).